New 2022 Tổng hợp Kiến thức Binance Futures chi tiết từ A - Z

Minhle1991

Newbie
Joined
Jan 15, 2021
Messages
14
Reactions
11
MR
0.445

Binance Futures là gì?​

Binance Futures là một nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai của sàn Binance, cho phép người dùng giao dịch Bitcoin và các loại tiền điện tử khác với đòn bẩy lên tới 125x. Điều này có nghĩa là với một số tiền nhỏ bạn có thể mở các vị thế lớn, bình thường điều này là không thể xảy ra ở các thị trường giao ngay (Spot market).

Binance Futures thoạt nhìn có vẻ phức tạp nhưng giao dịch trên Binance Futures rất đơn giản khi bạn biết các điều khoản liên quan đến giao dịch hợp đồng tương lai và làm quen với giao diện người dùng.

Hướng dẫn mở tài khoản trên Binance Futures​

Trước khi mở tài khoản Binance Futures, bạn cần có một tài khoản Binance thông thường.
Đăng ký tài khoản mới : https://accounts.binance.com/vi/register
Sau khi đã tạo và đăng nhập thành công vào tài khoản, Binance sẽ có giao diện thế này.

sàn binance futures

Giao diện sàn giao dịch Binance
Để tạo tài khoản Binance Futures bạn hãy bấm vào Derivatives >> Chọn dòng đầu tiên USDS-M Futures.

Nhấp vào nút Open now (Mở ngay) để kích hoạt tài khoản Binance Futures của bạn. Vậy là xong!

sàn binance futures

Open now (Mở ngay) để kích hoạt tài khoản
Hoặc nếu bạn đã vào trang chủ Binance Fututes thì bấm vào USDS-M-Futures >> sau đó chọn USDT Perpetual.

sàn binance futures

USDS-M-Futures → USDT Perpetual.

Hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản Binance Futures​

Bạn có thể chuyển tiền qua lại giữa Ví Exchange (ví mà bạn sử dụng trên Binance) và Ví Futures của mình (ví mà bạn sử dụng trên Binance Futures).

Để chuyển tiền vào Ví Furutes của bạn, hãy nhấp vào “Chuyển” ở phía bên phải của trang Binance Futures.

sàn binance futures

Chuyển tiền vào tài khoản
Chọn số tiền bạn muốn chuyển và nhấp vào “Xác nhận chuyển”. Bạn sẽ sớm có thể thấy được số dư được thêm vào Ví Futures của mình. Bạn có thể thay đổi hướng chuyển bằng biểu tượng mũi tên kép như hình bên dưới.

sàn binance futures

Thay đổi hướng chuyển bằng biểu tượng mũi tên kép

Giao diện của Binance Futures​

Sau khi click vào, Binance sẽ ra giao diện thế này. Giao diện của Binance gồm có 6 vùng:

sàn binance futures

Giao diện của Binance Futures
Vùng 1 - Thông tin cơ bản:

  • Chọn cặp coin để giao dịch.
  • Xem giá hiện tại và các chỉ số khác.
sàn binance futures

Vùng 1 - Thông tin cơ bản
Vùng 2 - Biểu đồ giá: Thể hiện biểu đồ giá, bạn có thể chọn khung thời gian, các chỉ báo kỹ thuật để phân tích.

sàn binance futures

Vùng 2 - Biểu đồ giá
Vùng 3 - Sổ lệnh và các lệnh giao dịch:

  • Sổ lệnh: Hiển thị các lệnh Long và Short đang chờ khớp lệnh.
  • Lệnh giao dịch: Thống kê các lệnh giao dịch đã thực hiện thành công.
sàn binance futures

Vùng 3 - Sổ lệnh và các lệnh giao dịch
Vùng 4 - Nơi để đặt lệnh khi giao dịch.

sàn binance futures

Vùng 4 - Nơi để đặt lệnh khi giao dịch
Vùng 5 - Vị thế đang mở, lịch sử số dư.

  • Các vị thế đang mở.
  • Các giao dịch đang chờ khớp lệnh: tổng hợp các lệnh đang chờ khớp.
  • Lịch sử đặt lệnh: tổng hợp lịch sử các lệnh bạn đã thực hiện.
  • Lịch sử giao dịch: tổng hợp các giao dịch đã thực hiện với những thống kê lãi + lỗ của mỗi lệnh.
  • Lịch sử thay đổi số dư: xem thay đổi số dư trên tài khoản Futures.
sàn binance futures

Vùng 5 - Vị thế đang mở, lịch sử số dư
Vùng 6 - Margin Rantio:

  • Tỉ số margin: Nơi mà bạn có thể xem tình trạng các vị thế đang mở, xem số dư margin, margin duy trì. Tỉ số margin cho bạn biết tình trạng vị thế, nếu nó đạt 100% thì lệnh sẽ bị thanh lý.
  • Tài sản: Xem thống kê số dư + PnL (lời và lỗ của các vị thế đang mở).
sàn binance futures

Vùng 6 - Margin Rantio
Đối với giao diện trên điện thoại cũng tương tự như máy tính nhưng ở chế độ thu gọn. Khi mở app Binance bạn có thể chọn Futures ở góc phải màn hình nhé!

Nếu cần xem chart bạn có thể bấm vào biểu tượng có hình cây nến trên góc phải.

sàn binance futures

Giao diện Binance Futures trên app

Hướng dẫn điều chỉnh mức độ đòn bẩy trên Binance Futures​

Binance Futures cho phép bạn điều chỉnh thủ công đòn bẩy cho từng hợp đồng.

Để chọn hợp đồng, hãy đi đến phía trên cùng bên trái của trang và di chuột qua hợp đồng hiện tại (BTCUSDT theo mặc định).

Để điều chỉnh đòn bẩy, hãy chuyển đến trường nhập lệnh >> Nhấp vào số tiền đòn bẩy hiện tại của bạn (theo mặc định là 20 lần) >> Chọn số lượng đòn bẩy bằng cách điều chỉnh thanh trượt hoặc nhập nó vào >> Sau đó nhấn vào nút Xác nhận.

Cách điều chỉnh mức độ đòn bẩy của bạn

Kéo qua để điều chỉnh đòn bẩy
Giá trị vị thế của bạn càng lớn thì mức đòn bẩy mà bạn có thể sử dụng càng nhỏ. Tương tự, giá trị vị thế càng nhỏ thì mức đòn bẩy bạn có thể sử dụng càng lớn.

Ví dụ: Bạn muốn mở một hợp đồng trị giá $100,000. Bạn có thể lựa chọn ký quỹ ban đầu với $1,000 sử dụng đòn bẩy 100x hoặc ký quỹ ban đầu $10,000 sử dụng đòn bẩy 10x.

sàn binance futures

Ví dụ về giao dịch

Một số thuật ngữ cần biết khi đặt lệnh trên Binance Futures​

Mark Price và Last Price (Giá tham chiếu và Giá gần nhất)​

Để tránh tăng đột biến và thanh lý không cần thiết trong thời gian biến động cao, Binance Futures sử dụng giá gần nhất (last price) và giá tham chiếu (mark price).

  • Last Price (Giá gần nhất) là mức giá gần nhất mà hợp đồng được giao dịch ở mức đó. Nói cách khác, giao dịch gần nhất trong lịch sử giao dịch sẽ xác định giá gần nhất. Nó được sử dụng để tính toán mức lãi và lỗ thực tế của bạn.
  • Mark Price (Giá tham chiếu) dùng để ngăn chặn thao túng giá. Nó được tính toán bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu tài trợ và dữ liệu giá từ nhiều giao dịch giao ngay (spot). Giá thanh lý và lỗ và lãi chưa thực hiện được tính dựa trên giá tham chiếu.
sàn binance futures

Mark Price (Giá tham chiếu)
Khi bạn chọn loại lệnh sử dụng mức giá dừng làm điểm kích hoạt, bạn có thể chọn mức giá bạn muốn sử dụng - bao gồm Giá gần nhất hoặc Giá tham chiếu. Để thực hiện việc này, hãy chọn giá bạn muốn dùng trong menu trigger thả ở cuối trường nhập lệnh.

Các loại lệnh của Binance Futures​

sàn binance futures

Các loại lệnh
Limit Order (Lệnh Limit): Là lệnh được kích hoạt một lệnh giới hạn trên sổ lệnh khi đạt tới một mức giá giới hạn cụ thể. Khi bạn đặt lệnh giới hạn, giao dịch sẽ chỉ được thực hiện nếu giá thị trường đạt đến giá giới hạn của bạn (hoặc tốt hơn). Do đó, bạn có thể sử dụng lệnh giới hạn để mua với giá thấp hơn hoặc bán với giá cao hơn giá thị trường hiện tại.

Market Order (Lệnh Market): Là lệnh mua hoặc bán với giá tốt nhất hiện có trên thị trường. Nó được thực hiện trên các lệnh giới hạn đã được đặt trước đó trên sổ lệnh. Khi đặt lệnh Market, bạn sẽ trả phí với tư cách là người đặt lệnh trên thị trường.

Stop Limit Order (Lệnh dừng giới hạn):
  • Có thể hiểu lệnh dừng giới hạn một cách dễ dàng qua việc chia nó thành giá dừng và giá giới hạn. Trong đó, giá dừng là mức giá kích hoạt lệnh giới hạn. Và giá giới hạn là mức giá mà lệnh giới hạn được kích hoạt. Điều này có nghĩa là nếu thị trường đến mức giá giá dừng, lệnh giới hạn của bạn sẽ ngay lập tức được đặt trên sổ lệnh.
  • Mặc dù giá dừng và giá giới hạn có thể giống nhau, nhưng chúng không phải giống nhau. Trên thực tế, bạn nên đặt giá dừng (giá kích hoạt) cao hơn một chút so với giá giới hạn cho các lệnh bán, hoặc thấp hơn một chút so với giá giới hạn cho các lệnh mua. Điều này giúp cơ hội để lệnh giới hạn của bạn được thực hiện sau khi giá đạt đến mức giá dừng tăng lên.
Stop Market Order (Lệnh dừng thị trường):

  • Tương tự như lệnh dừng giới hạn, lệnh dừng thị trường sử dụng giá dừng làm yếu tố kích hoạt.
  • Tuy nhiên, với lệnh dừng thị trường, khi đạt đến mức giá dừng, nó sẽ kích hoạt lệnh thị trường.
Take Profit Limit Order (Lệnh giới hạn chốt lời):

  • Nếu đã hiểu lệnh dừng giới hạn là gì, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ lệnh giới hạn chốt lời. Tương tự như lệnh dừng giới hạn, nó liên quan đến giá kích hoạt - giá kích hoạt lệnh và giá giới hạn - giá của lệnh giới hạn sau đó được thêm vào sổ lệnh. Sự khác biệt chính giữa lệnh dừng giới hạn và lệnh giới hạn chốt lời là lệnh giới hạn chốt lời chỉ có thể được sử dụng để giảm các vị thế mở.
  • Lệnh giới hạn chốt lời có thể là một công cụ hữu ích để quản lý rủi ro và chốt lợi nhuận ở các mức giá được chỉ định. Nó cũng có thể được sử dụng cùng với các loại lệnh khác như lệnh dừng giới hạn, cho phép bạn có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các vị thế của mình.
  • Bạn có thể đặt lệnh giới hạn chốt lời theo tùy chọn Giới hạn Dừng trong trường nhập lệnh.

Funding Rate​

Funding rate là các đợt thanh toán định kỳ cho nhà đầu tư đang long hoặc short dựa trên sự khác biệt giữa giá trên thị trường hợp đồng không kỳ hạn và giá spot.

  • Khi thị trường đang tăng, funding rate sẽ dương và bên Mua sẽ trả tiền cho Bán.
  • Khi thị trường giảm, funding rate âm và bên Bán trả tiền cho bên Mua.
Hoặc nói một cách dễ hiểu hơn, Funding rate là khoản tiền bên mua sẽ phải trả cho bên bán. Trên Binance Futures mỗi 8 tiếng sẽ Funding một lần với mức 0.01% tức là 0.03%/ngày.

Post-Only, Time in Force và Reduce-Only​

Khi bạn sử dụng các limit order (khớp lệnh ở mức giá mong muốn), bạn có thể đặt các hướng dẫn bổ sung cùng với các lệnh của mình:

  • Post-Only: Có nghĩa là lệnh của bạn sẽ luôn được thêm vào sổ lệnh trước và sẽ không bao giờ được thực hiện ngược lại với lệnh hiện có trong sổ lệnh. Cái này rất hữu ích nếu bạn chỉ muốn trả phí của người khớp lệnh. Bạn có thể nhanh chóng kiểm tra mức phí hiện tại của mình bằng cách di chuột qua dấu $ bên cạnh nút Transfer (Chuyển).
  • TIF: Cho phép bạn chỉ định lượng thời gian mà các lệnh sẽ vẫn hoạt động trước khi chúng được thực thi hoặc hết hạn.
  • GTC (Good Till Cancel): Lệnh sẽ vẫn hoạt động cho đến khi nó được thực hiện hoặc hủy.
  • IOC (Immediate Or Cancel): Lệnh sẽ được thực thi ngay lập tức (toàn bộ hoặc một phần). Nếu nó chỉ được thực hiện một phần, phần chưa thực hiện của lệnh sẽ bị hủy.
  • FOK (Fill Or Kill): Lệnh phải được thực hiện toàn bộ ngay lập tức. Nếu không, nó sẽ không được thực thi.

Rủi ro thanh lý khi giao dịch trên Binance Futures

Thanh lý xảy ra khi số dư ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức Ký quỹ bắt buộc duy trì.

Số dư ký quỹ là số dư của tài khoản Binance Futures, bao gồm PnL (Lãi và lỗ) chưa thực hiện của bạn. Vì vậy, các khoản lãi và lỗ của bạn sẽ khiến giá trị Số dư ký quỹ thay đổi.

  • Nếu bạn đang sử dụng chế độ Ký quỹ chéo, số dư này sẽ được chia trên tất cả các vị thế của bạn.
  • Nếu bạn đang sử dụng chế độ Ký quỹ cô lập, số dư này có thể được phân bổ cho từng vị trí riêng lẻ.
Maintenance Margin - Ký quỹ duy trì là giá trị tối thiểu bạn cần để giữ vị thế của mình được mở. Nó thay đổi tùy theo giá trị của vị thế của bạn. Vị thế lớn hơn yêu cầu mức ký quỹ duy trì cao hơn.

Bạn có thể kiểm tra Tỷ lệ Ký quỹ hiện tại của mình ở góc dưới cùng bên phải. Nếu Tỷ lệ ký quỹ của bạn lên tới 100%, các vị thế của bạn sẽ bị thanh lý.
Xem thêm: http://finance24h.info
Finance24h.info – là Blog chia sẻ các kiến thức căn bản trong lĩnh vực tài chính. Phương pháp kiếm tiền online hiệu quả nhất . Giới thiệu đến các bạn những dự án MMO & Affiliate tiềm năng và đầu tư chuyên nghiệp.
 
Last edited:
Binance P2P sẽ ra mắt ưu đãi giảm 50% phí cho tất cả các maker tại khu vực Đông Nam Á.
Thời gian diễn ra hoạt động: Từ 12:00 trưa ngày 23/03/2022 đến 17:00 ngày 29/03/2022 (Giờ VN)
Trong thời gian diễn ra hoạt động, tất cả những người tạo lập thị trường (maker) đủ điều kiện ở Đông Nam Á đăng quảng cáo giao dịch bằng tiền pháp định địa phương mới sẽ được giảm 50% phí tạo thị trường cho mỗi giao dịch thành công.
 
Bitcoin đang dần được công nhận như một tài sản đầu tư hợp pháp mà bất kỳ ai cũng có thể đầu tư vào. Về mặt kỹ thuật thì không phải ai, như một số tổ chức hoặc các cá nhân chỉ có thể tham gia đầu tư theo một cách thức chặt chẽ cao. Vì lý do đó, nhiều người nghĩ rằng một quỹ Bitcoin ETF có thể thực hiện mục đích này.

Bitcoin ETF đã tồn tại ở Canada và Hoa Kỳ, giúp tăng mức độ áp dụng chính thống tiền mã hóa với các nhà đầu tư. Hãy xem ETF là gì và ý nghĩa của nó đối với Bitcoin.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
427,195
Messages
7,200,443
Members
179,510
Latest member
ae888naosgroup
Back
Top Bottom