Bạn đã biết về Google Ads nhưng bạn đã hiểu được hình thức quảng cáo này được tính phí ra sao?
Semtop Việt sẽ chia sẻ với các bạn về cách tính phí của Google Ads để các bạn có thể hiểu hơn nhé!
Google Adwords là một giải pháp quảng cáo thông minh mà ông lớn Google mang đến cho các doanh nghiệp. Google Adwords cho phép khách hàng quảng cáo được làm chủ ngân sách của mình thông qua 3 hình thức tính phí: Cost Per Click (CPC), Cost Per 1000 impressions (CPM) và Cost Per Action (CPA).
1. CPC
CPC (Cost Per Click): là cách tính phí dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. Khi quảng cáo xuất hiện trên mạng tìm kiếm hoặc các trang web đối tác của Google, khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn thì bạn phải trả một số tiền nhất định cho Google, dựa trên số tiền bạn đã đấu giá từ trước cho mỗi click.
Đây là một hình thức tiết kiệm chi phí, nhắm trúng những khách hàng có nhu cầu nên được ưa chuộng và phổ biến nhất tại Việt Nam. Hình thức này có thể sử dụng ở cả mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Nếu bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của mình thì CPC là một lựa chọn tối ưu.
2. CPM
CPM (Cost Per 1000 impressions): là cách tính phí dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị, hình thức này chỉ xuất hiện trên hệ thống mạng hiển thị của Google
Chúng ta sẽ đấu giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị và Google sẽ tính chi phí theo số lần hiển thị thực tế (cứ hiển thị là mất tiền).
Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là xây dựng và quảng bá thương hiệu, cần xuất hiện thật nhiều trước mắt khách hàng thì đây là hình thức mà Google khuyên bạn nên dùng.
3. CPA
CPA (Cost Per Action): Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra.
Một chuyển đổi có thể là việc một người dùng đăng ký tài khoản tại website, điền vào bảng khảo sát, tải báo giá, thực hiện đặt hàng hay mua hàng, … Bạn sẽ phải định nghĩa trước và khai báo với Google AdWords để hệ thống có thể hiểu và theo dõi chuyển đổi trên website của bạn. Đây được xem là hình thức quảng cáo cấp cao và khó sử dụng nhất trong Google, được khuyến nghị dành cho các nhà quảng cáo Adwords dày dạn quan tâm đến hành động chuyển đổi.
=> Kết luận: Tùy vào mục đích quảng cáo và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo website riêng, tuy nhiên doanh nghiệp nên kết hợp cả 3 phương thức trên để có được chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất.
Semtop Việt sẽ chia sẻ với các bạn về cách tính phí của Google Ads để các bạn có thể hiểu hơn nhé!
Google Adwords là một giải pháp quảng cáo thông minh mà ông lớn Google mang đến cho các doanh nghiệp. Google Adwords cho phép khách hàng quảng cáo được làm chủ ngân sách của mình thông qua 3 hình thức tính phí: Cost Per Click (CPC), Cost Per 1000 impressions (CPM) và Cost Per Action (CPA).
1. CPC
CPC (Cost Per Click): là cách tính phí dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. Khi quảng cáo xuất hiện trên mạng tìm kiếm hoặc các trang web đối tác của Google, khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn thì bạn phải trả một số tiền nhất định cho Google, dựa trên số tiền bạn đã đấu giá từ trước cho mỗi click.
Đây là một hình thức tiết kiệm chi phí, nhắm trúng những khách hàng có nhu cầu nên được ưa chuộng và phổ biến nhất tại Việt Nam. Hình thức này có thể sử dụng ở cả mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Nếu bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của mình thì CPC là một lựa chọn tối ưu.
2. CPM
CPM (Cost Per 1000 impressions): là cách tính phí dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị, hình thức này chỉ xuất hiện trên hệ thống mạng hiển thị của Google
Chúng ta sẽ đấu giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị và Google sẽ tính chi phí theo số lần hiển thị thực tế (cứ hiển thị là mất tiền).
Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là xây dựng và quảng bá thương hiệu, cần xuất hiện thật nhiều trước mắt khách hàng thì đây là hình thức mà Google khuyên bạn nên dùng.
3. CPA
CPA (Cost Per Action): Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra.
Một chuyển đổi có thể là việc một người dùng đăng ký tài khoản tại website, điền vào bảng khảo sát, tải báo giá, thực hiện đặt hàng hay mua hàng, … Bạn sẽ phải định nghĩa trước và khai báo với Google AdWords để hệ thống có thể hiểu và theo dõi chuyển đổi trên website của bạn. Đây được xem là hình thức quảng cáo cấp cao và khó sử dụng nhất trong Google, được khuyến nghị dành cho các nhà quảng cáo Adwords dày dạn quan tâm đến hành động chuyển đổi.
=> Kết luận: Tùy vào mục đích quảng cáo và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo website riêng, tuy nhiên doanh nghiệp nên kết hợp cả 3 phương thức trên để có được chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất.