Alpari International - Các Chỉ Số Kinh Tế Quan Trọng

AlpariVietnam

Junior
Joined
Mar 14, 2015
Messages
150
Reactions
9
MR
0.000
Bảng lương Phi Nông Nghiệp - Nonfarm Payrolls

- Bảng lương Phi nông nghiệp là báo cáo về số lượng người lao động có việc làm mới trên bảng lương từ hơn 500 ngành nghề của các khu vực bao gồm cả tư nhân và nhà nước. Ngoài ra báo cáo này cũng cung cấp số lượng người lao động được trả lương từ công việc bán thời gian và toàn thời gian tại các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức chính phủ và cả số giờ làm việc trung bình trong tuần và thu nhập trung bình mỗi giờ của các lao động làm việc trong những ngành công nghiệp chủ chốt được liệt kê trong bảng lương phi nông nghiệp.

- Lịch công bố: Thứ Sáu đầu tiên của tháng vào lúc 8:30 sáng EST (19:30 VN).

- NFP bao gồm các thông tin sau:

+ Sự thay đổi về chỉ số NFP

+ Tỉ lệ thất nghiệp

+ Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản xuất.

+ Thu nhập trung bình tính theo giờ


Ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

Chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.

- Đối với thị trường tài chính:

+ Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính:

+ Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng cũng là điều đương nhiên.

+ Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.

+ Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.

+ Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì Nhà giao dịch tự lên khung những chiều hướng phát triển của bảng tin dựa vào chỉ số cũ.
 
Những quyết định về lãi suất của FOMC ( Federal Open Market Committee)

Ủy ban Thị Trường Mở ( FOMC) là một tổ chức gồm có 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và 5 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. FOMC thường tổ chức cuộc họp định kỳ 8 lần/năm để thảo luận và đưa ra quyết định về xu hướng ngắn hạn đối với chính sách tiền tệ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ thường được thông báo trong cuộc họp báo ngay sau cuộc họp.

Ý nghĩa:

- Thông báo lãi suất từ FED đưa ra trong cuộc họp với FOMC thường được đánh giá là thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thị trường. Trong các tuần trước thời điểm diễn ra cuộc họp, giới đầu tư cũng như giới kinh doanh thường tranh luận về khả năng thay đổi lãi suất. Sự thay đổi trong bình luận của các quan chức FOMC trong cuộc họp cũng rất quan trọng do nó cung cấp cho nhà đầu tư manh mối chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo đó. Nếu như kết quả công bố khác với kỳ vọng thị trường trước đó, sẽ gây ra tác động tiêu cực và khó lường tới biến động giá của các thị trường.

- Mức lãi suất mà FED đưa ra thường được coi là mức lãi suất chuẩn cho các mức lãi suất khác. Một sự thay đổi trong lãi suất của FED, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, sẽ tác động tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối, tác động trực tiếp tới các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho tới lãi suất các khoản cho vay cầm cố.

- Mức lãi suất thường tác động tới nền kinh tế. Mức lãi suất cao có xu hướng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại mức lãi suất thấp hơn sẽ là nhân tố kích thích tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế. Nói một cách khác, mức lãi suất tác động tới môi trường kinh doanh. Trong ngành tiêu dùng, số lượng nhà và xe sẽ được tiêu thụ ít hơn khi lãi suất tăng. Hơn thế, mức lãi suất còn tác động trực tiếp tới lợi nhuận tập đoàn.

- Ảnh hưởng thông báo lãi suất của FOMC lên đồng USD ( về mặt lý thuyết):

Thông thường, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – FED duy trì quan điểm thắt chặt và chống lạm phát hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản, thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá. Ngược lại, nếu như FED tỏ quan điểm quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.
 
3. Cán cân thương mại:

Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Lịch công bố: Nói chung thường được công bố vào khoảng giữa của tháng thứ 2 theo sau thời kỳ báo cáo. Bạn nên kiểm tra lịch kinh tế mỗi tháng.
 
4. Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm.

Ý nghĩa:

- CPI càng tăng thì càng gây áp lực lên Ngân hàng trung ương phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

- CPI càng cao thì giá trị đồng tiền nước đó càng thấp và ngược lại.

- CPI được sử dụng rộng rãi để đo lường lạm phát, là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ. Gia tăng trong CPI ám chỉ lạm phát, là một chỉ số quan trọng trên thị trường và có khả năng thay đổi thị trường, sự gia tăng lớn hơn mong đợi của lạm phát hoặc xuất hiện xu hướng gia tăng CPI sẽ dẫn đến giá trái phiếu giảm, lợi tức và lãi suất sẽ tăng lên.

Chỉ số lạm phát cao gây ra sự thay đổi trên TT chứng khoán và sẽ dẫn đến thay đổi trong lãi suất.

Lạm phát cao gây ảnh hưởng khó xác định tỷ giá hối đoái, nó dẫn đến sự giảm tỷ giá, khi mức giá cao hơn đồng nghĩa với giảm năng lực cạnh tranh. Lạm phát cao dẫn đến tăng lãi suất và áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.
 
5. Doanh số bán lẻ - Retail Sales

Doanh số bán lẻ đo lường tổng doanh số của ngành bán lẻ (không bao gồm doanh số ngành dịch vụ).

Lịch công bố: hàng tháng - khoảng ngày 11 mỗi tháng vào lúc 8:30 sáng EST (19:30 VN).

Ý nghĩa:

Đây là chỉ số chính xác nhất trong số những chỉ số tiêu dùng. Chỉ số này chỉ ra ý nghĩa của những xu hướng giữa những nhóm nhà bán lẻ khác nhau. Những xu hướng này sẽ giúp chỉ ra những cơ hội đầu tư đặc biệt. Nó được sử dụng như thước đo của hoạt động tiêu dùng và niềm tin khi những con số bán cao hơn sẽ chỉ ra hoạt động kinh tế tăng.

Ý kiến đóng góp:

Nếu nhà đầu tư giao dịch theo tin tức ( giao dịch theo tin tại thời điểm tin ra) thì tin Reatial Sales không phải là tin tạo nhiều đột phá. Nhưng nếu nhà đầu tư sử dụng Retails Sales để phân tích kinh tế như một nhà đầu tư theo phương pháp cơ bản thật sự thì rất hợp lý và khôn ngoan vì chỉ số Retail Sales có mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế sâu và rộng, tạo ra những phản ứng lâu dài chứ không phải là những hoạt động nhất thời.
 
6. Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product (GDP)

Chỉ số này đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia, không xét đến yếu tố quốc tịch của các công ty sở hữu các nguồn lực này.

Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng.

Chỉ số này được công bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này so với quý trước, năm này so với năm trước.

Ý nghĩa:

- Sự sản xuất (hàng hoá và dịch vụ) và phát triển của nền kinh tế, là những tiêu biểu cho GDP, có ảnh hưởng rất lớn trên mọi người dân của một nước.

- Trong một quốc gia mà nền kinh tế phát triển đều đặn, số người thất nghiệp thấp, lương nhân viên gia tăng vì các thương vụ cần sức lao động.

- Sự thay đổi trên GDP, dù lên hay xuống, đều có tác động mạnh trên thị trường chứng khoán (stock market). Điều nầy cũng dễ hiểu, một nền kinh tế èo uột sẽ kéo theo sự yếu kém lợi tức từ các công ty, và cũng có nghĩa là giảm giá cổ phần. Các người đầu tư rất ngại GDP xuống chỉ số âm, tức là giai đoạn trì trệ kinh tế (recession).
 
7. Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Ý nghĩa: Chỉ số đo lường sự thay đổi về giá thu được từ các nhà sản xuất hàng hóa nội địa trong tất cả các giai đoạn gia công (vật liệu thô, vật liệu trung gian, sản phẩm hoàn tất).

Ngày công bố: Vào khoảng ngày 13 hàng tháng.Thông tin lấy từ tháng trước

Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Tất cả những chỉ số chỉ sự lạm phát thì thông thường luôn thay đổi thị trường.

Tác động khác: Core PPI (loại ra lĩnh vực năng lượng và thực phẩm) thể hiện rõ hơn xu hướng của lạm phát
 

vamnt1

Hero
Joined
Sep 18, 2011
Messages
988
Reactions
429
MR
0.220
Follow me on Facebook Chat with me via Skype
tks bác chia sẻ !
 
Thanks bác thớt, bác có trang nào cập nhật tin tức nhanh nhất ko share anh em với, em xem mỗi Forexfactory mà đôi khi có mấy tin ko công bố trong đó.
Bác có thể tham khảo trên Bloomberg, reuters.com, fxstreet và investing.com,....a.
Mình thì hiểu biết cũng có hạn nên chỉ biết được đến đây ah, bạn có thể tham khảo ý kiến của một vài anh em trên diễn đàn ạ :)
 
8. Đầu tư xây dựng (Construction Spending)

Ý nghĩa: Đo lường giá trị của công trình xây dựng tư nhân và công cộng.

Ngày công bố: Ngày làm việc đầu tiên của tháng. Thông tin từ 2 tháng trước.

Mức độ ảnh hưởng thị trường: Rất ít. Hiếm khi thay đổi thị trường. Công trình xây dựng công cộng dự đoán chi phí của chính phủ – một phần trong GDP. Công trình xây dựng tư nhân dự đoán phần đầu tư trong GDP.
 
9. Chỉ số ISM sản xuất (ISM Index)

Ý nghĩa: Chỉ số sản xuất nội địa dựa trên sự khảo sát của ban quản lý việc mua bán của hơn 300 công ty công nghiệp. Dấu hiệu phát triển khi PMI lớn hơn 50 và co lại khi PMI nhỏ hơn 50.

Ngày công bố: Ngày làm việc đầu tiên của tháng. Thông tin lấy từ tháng trước

Mức độ ảnh hưởng thị trường: Cao. Hầu như luôn luôn thay đổi thị trường. Được đánh giá là chỉ số tiêu biểu thể hiện tình trạng khu vực nhà máy xí nghiệp.

Tác động khác: Chỉ số ISM tính 9 chỉ số phụ – đặt hàng mới, sản xuất, cung cấp hàng hóa, hàng hóa tồn kho, giá cả, đơn đặt hàng nhập khẩu mới, nhập khẩu, đơn hàng chưa thực hiện được.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,792
Messages
7,186,449
Members
179,205
Latest member
hen88top

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom