Dù hàng nghìn dân phản đối vì lo ngại tự do trên mạng bị hạn chế, chính quyền Ba Lan vẫn ký thoả thuận chống vi phạm tác quyền (ACTA) cùng 21 quốc gia Liên hiệp châu Âu.
Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk nói rằng hiệp ước quốc tế này chắc chắn "không làm cho những người quen một số thói quen dùng mạng Internet thấy thoải mái".
Đợt biểu tình của hàng nghìn người dân Ba Lan ở Poznan, Krakow, Wroclaw và một số nơi khác gây bất ngờ cho chính phủ.
Trong những ngày 25 và 26 tháng 1, đợt biểu tình lên cao ở một số thành phố Ba Lan quy tụ đa số là thanh niên.
Tại Poznan hôm 26/1 họ đã bao vây và ném đá vào trụ sở đảng Cương lĩnh Công dân (PO) của thủ tướng Tusk.
Cảnh sát Ba Lan đã dùng vòi rồng để giải tán đám đông trong trời giá lạnh và bắt một số người ở Poznan.
Tại đây và Krakow, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu lên án quy định của ACTA và đòi bảo vệ tự do ngôn luận.
Ở Kielce, hôm 25/1 có 24 người bị bắt vì tham gia biểu tình.
'Lời bình tục tĩu'
Tại thủ đô Warsaw, vài trăm người đã biểu tình trước cơ quan ngoại giao của EU để phản đối.
Họ cũng mở cuộc công kích chính quyền nhân danh tự do ngôn luận trên mạng Internet và đài báo.
"Mạng Internet đang bị họ lấy mất"
Lời hô của dân Ba Lan chống ACTA
Một số đài phát thanh phát lời hát của người biểu tình nói 'Mạng Internet đang bị họ lấy mất'.
Trang Facebook của Phủ Thủ tướng Ba Lan bị tấn công bởi hàng nghìn lời bình luận phản đối ông Tusk, gồm cả nhiều lời bình tục tĩu.
Nhưng đến ngày 27/1/2012, các nước Đức, Hà Lan, Estonia, Slovakia và Cyprus đã không ký ACTA, văn bản được nói là còn cần được Nghị viện của Liên hiệp châu Âu thông qua.
Cho tới nay, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc đã ký ACTA.
ACTA về cơ bản chỉ là một hiệp định thương mại nhằm chống các hành vi dùng sản phẩm mà tác quyền thuộc về người khác trên mạng Internet.
Nhưng với giới đấu tranh không chỉ ở Ba Lan, luật có thể được các chính quyền diễn giải theo hướng hạn chế tự do của người dùng Internet và các phương tiện truyền thông khác nhau.
Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120127_poland_acta_protests.shtml
Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk nói rằng hiệp ước quốc tế này chắc chắn "không làm cho những người quen một số thói quen dùng mạng Internet thấy thoải mái".
Đợt biểu tình của hàng nghìn người dân Ba Lan ở Poznan, Krakow, Wroclaw và một số nơi khác gây bất ngờ cho chính phủ.
Trong những ngày 25 và 26 tháng 1, đợt biểu tình lên cao ở một số thành phố Ba Lan quy tụ đa số là thanh niên.
Tại Poznan hôm 26/1 họ đã bao vây và ném đá vào trụ sở đảng Cương lĩnh Công dân (PO) của thủ tướng Tusk.
Cảnh sát Ba Lan đã dùng vòi rồng để giải tán đám đông trong trời giá lạnh và bắt một số người ở Poznan.
Tại đây và Krakow, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu lên án quy định của ACTA và đòi bảo vệ tự do ngôn luận.
Ở Kielce, hôm 25/1 có 24 người bị bắt vì tham gia biểu tình.
'Lời bình tục tĩu'
Tại thủ đô Warsaw, vài trăm người đã biểu tình trước cơ quan ngoại giao của EU để phản đối.
Họ cũng mở cuộc công kích chính quyền nhân danh tự do ngôn luận trên mạng Internet và đài báo.
"Mạng Internet đang bị họ lấy mất"
Lời hô của dân Ba Lan chống ACTA
Một số đài phát thanh phát lời hát của người biểu tình nói 'Mạng Internet đang bị họ lấy mất'.
Trang Facebook của Phủ Thủ tướng Ba Lan bị tấn công bởi hàng nghìn lời bình luận phản đối ông Tusk, gồm cả nhiều lời bình tục tĩu.
Nhưng đến ngày 27/1/2012, các nước Đức, Hà Lan, Estonia, Slovakia và Cyprus đã không ký ACTA, văn bản được nói là còn cần được Nghị viện của Liên hiệp châu Âu thông qua.
Cho tới nay, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc đã ký ACTA.
ACTA về cơ bản chỉ là một hiệp định thương mại nhằm chống các hành vi dùng sản phẩm mà tác quyền thuộc về người khác trên mạng Internet.
Nhưng với giới đấu tranh không chỉ ở Ba Lan, luật có thể được các chính quyền diễn giải theo hướng hạn chế tự do của người dùng Internet và các phương tiện truyền thông khác nhau.
Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120127_poland_acta_protests.shtml