nhatquangnguyen
Hero
Bồ Đào Nha được thông qua gói cứu trợ thứ 2 trị giá 16,4 tỷ USD
Gói cứu trợ do Ủy ban châu Âu EC, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thông qua ngày 12/8.
Gói cứu trợ trị giá 11,5 tỷ Euro, tương đương 16,38 tỷ USD. Trong đó, 7,6 tỷ Euro do EU tài trợ và 3,9 tỷ Euro là của IMF.
Thời điểm giải ngân cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế và quyết định của các nhà lãnh đạo.
Theo thông cáo báo chí vừa được IMF phát đi, chương trình cứu trợ nhằm mục tiêu giúp Bồ Đào Nha khôi phục sản xuất, tạo việc làm và phục hồi tài chính công.
Đáp lại, Bồ Đào Nha phải cam kết từng bước giảm mức thâm hụt ngân sách để đảm bảo ổn định tài chính và tăng trường GDP.
Năm 2011, GDP Bồ Đào Nha dự kiến sẽ tăng 2,2% trong khi thâm hụt ngân sách sẽ giảm khoảng 5,9%.
Hồi tháng 5, Bồ Đào Nha đã nhận được gói cứu trợ thứ nhất trị giá 19,8 tỷ.
Toàn bộ gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha có giá trị 78 tỷ Euro, gồm 52 tỷ Euro của EU và số còn lại do IMF tài trợ.
Yên Nhật tăng mạnh nhất 1 tháng so với Euro
Sản lượng công nghiệp châu Âu giảm, tăng trưởng GDP Pháp đình trệ khiến đồng Euro liên tục sụt giảm.
Yên Nhật tăng 0,1% lên 109,3 Yên/Euro lúc cuối giờ chiều qua trên sàn New York. Kể từ đầu tuần, đồng tiền châu Á đã tăng 2,4%, mức tăng tuần mạnh nhất kể từ 15/7.
Yên cũng tăng 0,2% so với USD, lên 76,84 Yên/USD, sát mức kỉ lục kể từ sau thế chiến thứ 2 là 76,25 Yên/USD đã được thiết lập hôm 17/3.
Trong khi đó, Euro tăng nhẹ 0,1% so với USD, lên 1,4248 USD/Euro sau khi các số liệu của Thomson Reuters công bố cho biết niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 8 xuống thấp nhất trong vòng 30 năm, còn 54,9 điểm so với 63,7 điểm tháng 7.
Ngày hôm qua, các báo cáo kinh tế của Pháp được công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã chững lại trong quý 2 với tốc độ tăng GDP là 0%. Pháp hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực đồng tiền chung Euro, sau Đức.
Cũng trong ngày 12/8, Bồ Đào Nha được chính thức thông qua gói cứu trợ thứ 2 trị giá 11,5 tỷ Euro, tương đương 16,38 tỷ USD từ Ủy ban châu Âu EU, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
---------- Post added at 12:40 PM ---------- Previous post was at 12:40 PM ----------
50 tỷ USD đã chảy vào thị trường tiền tệ trong tuần qua
Giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu sau khi mức tín nhiệm nợ dài hạn của Mỹ giảm từ AAA xuống AA+.
Tuần vừa qua là một trong những thời điểm bất ổn nhất trong lịch sử thị trường tiền tệ khi giới đầu tư đổ xô vào thị trường này, nhằm tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.
Cơn khủng hoảng bùng lên và lan rộng nhanh chóng, ngay sau khi S&P công bố hạ tín nhiệm Mỹ lần đầu tiên trong 70 năm. Sự kiện này được sánh với làn sóng rời bỏ thị trường cổ phiếu từng khiến thị trường toàn thế giới chao đảo khi Lehman Brothers sụp đổ.
Theo số liệu thống kê được công bố ngày hôm qua, thị trường tiền tệ đã hút ròng 49,8 tỷ USD chỉ trong một tuần.
Lượng tiền rút ra khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán trong tuần kết thúc vào thứ 4 vừa qua được ghi nhận là mức lớn nhất kể từ đầu năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ.
Mối lo ngại về sự bất ổn kinh tế toàn cầu giờ không còn gói gọn trong 1 quốc gia hay khu vực kinh tế mà đang có xu hướng lan rộng trên phạm vi toàn cầu, từ Châu Âu đến Mỹ và cả Trung Quốc.
Từ khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, giờ đây mối lo vỡ nợ đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và rất có thể sẽ đến lượt Pháp trong thời gian tới.
Ngày hôm qua, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã phát đi thông báo đạt được thỏa thuận thông qua gói cứu trợ thứ 2 trị giá 16,4 tỷ USD cho Bồ Đào Nha với Ủy ban châu Âu EU, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB.
Còn Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu cũng đang trong vòng nguy hiểm khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao, tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 85% và kinh tế tăng trưởng 0% trong quý 2.
Nước Mỹ từng là quốc gia được đánh giá có nền tài chính an toàn nhất thế giới cũng trải qua cơn chao đảo và buộc phải nâng trần nợ để thoát nguy cơ vỡ nợ hôm 2/8. Cùng với đó là chính sách duy trì lãi suất cơ bản cực thấp, chỉ từ 0 – 0,25% ít nhất đến giữa năm 2013 để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh đó, niềm tin người tiêu dùng tháng 8 của quốc gia này xuống đến mức thấp nhất 30 năm bất chấp doanh số bán lẻ vẫn tăng mạnh. Nhiều người đã nghĩ đến khả năng nước Mỹ sẽ thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ một lần nữa – QE3. Tuy nhiên, sau nhiều phản đối dữ dội về tính hiệu quả của 2 vòng nới lỏng tiền tệ trước đó, có thể chính quyền Tổng thống Obama và Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ phải cân nhắc vấn đề này nhiều hơn.
Việc các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường tiền tệ là một dấu hiệu cho thấy sự bất an và mất niềm tin đối với kênh đầu tư chứng khoán truyền thống, đồng thời cho thấy tác động không nhỏ từ các bất ổn kinh tế toàn cầu.
Để giữ ổn định thị trường và tránh bán tháo, EU đã áp lệnh cấm bán tháo cổ phiếu của 60 tổ chức tài chính trong ngắn hạn (15 ngày) đối với 4 quốc gia là Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Bỉ. Trước đó, ngân hàng Pháp đã mất gần 1/4 giá trị chỉ trong phiên giao dịch hôm thứ 4 vừa qua do những thông tin không lạc quan.
Còn tại Trung Quốc, nền kinh tế mới nổi hàng đầu châu Á, lạm phát vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong thời điểm này. Chính quyền Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang thực thi những chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng nóng tín dụng bất động sản, điều chỉnh đồng nội tệ lên sát giá trị thực tế. Hiện tại, đồng Nhân dân tệ đã phá vỡ mốc 6,4 Nhân dân tệ/USD, mức cao kỉ lục trong 17 năm.
Theo đánh giá của IMF, đồng Nhân dân tệ đang thấp hơn giá trị thực 3 – 23%, tùy theo phương pháp đánh giá.
Tuần tới, thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều tác động từ việc hạ bậc xếp hạng Mỹ, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trì trệ và các tin đồn không tích cực.
Gói cứu trợ do Ủy ban châu Âu EC, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thông qua ngày 12/8.
Gói cứu trợ trị giá 11,5 tỷ Euro, tương đương 16,38 tỷ USD. Trong đó, 7,6 tỷ Euro do EU tài trợ và 3,9 tỷ Euro là của IMF.
Thời điểm giải ngân cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế và quyết định của các nhà lãnh đạo.
Theo thông cáo báo chí vừa được IMF phát đi, chương trình cứu trợ nhằm mục tiêu giúp Bồ Đào Nha khôi phục sản xuất, tạo việc làm và phục hồi tài chính công.
Đáp lại, Bồ Đào Nha phải cam kết từng bước giảm mức thâm hụt ngân sách để đảm bảo ổn định tài chính và tăng trường GDP.
Năm 2011, GDP Bồ Đào Nha dự kiến sẽ tăng 2,2% trong khi thâm hụt ngân sách sẽ giảm khoảng 5,9%.
Hồi tháng 5, Bồ Đào Nha đã nhận được gói cứu trợ thứ nhất trị giá 19,8 tỷ.
Toàn bộ gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha có giá trị 78 tỷ Euro, gồm 52 tỷ Euro của EU và số còn lại do IMF tài trợ.
Yên Nhật tăng mạnh nhất 1 tháng so với Euro
Sản lượng công nghiệp châu Âu giảm, tăng trưởng GDP Pháp đình trệ khiến đồng Euro liên tục sụt giảm.
Yên Nhật tăng 0,1% lên 109,3 Yên/Euro lúc cuối giờ chiều qua trên sàn New York. Kể từ đầu tuần, đồng tiền châu Á đã tăng 2,4%, mức tăng tuần mạnh nhất kể từ 15/7.
Yên cũng tăng 0,2% so với USD, lên 76,84 Yên/USD, sát mức kỉ lục kể từ sau thế chiến thứ 2 là 76,25 Yên/USD đã được thiết lập hôm 17/3.
Trong khi đó, Euro tăng nhẹ 0,1% so với USD, lên 1,4248 USD/Euro sau khi các số liệu của Thomson Reuters công bố cho biết niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 8 xuống thấp nhất trong vòng 30 năm, còn 54,9 điểm so với 63,7 điểm tháng 7.
Ngày hôm qua, các báo cáo kinh tế của Pháp được công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã chững lại trong quý 2 với tốc độ tăng GDP là 0%. Pháp hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực đồng tiền chung Euro, sau Đức.
Cũng trong ngày 12/8, Bồ Đào Nha được chính thức thông qua gói cứu trợ thứ 2 trị giá 11,5 tỷ Euro, tương đương 16,38 tỷ USD từ Ủy ban châu Âu EU, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
---------- Post added at 12:40 PM ---------- Previous post was at 12:40 PM ----------
50 tỷ USD đã chảy vào thị trường tiền tệ trong tuần qua
Giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu sau khi mức tín nhiệm nợ dài hạn của Mỹ giảm từ AAA xuống AA+.
Tuần vừa qua là một trong những thời điểm bất ổn nhất trong lịch sử thị trường tiền tệ khi giới đầu tư đổ xô vào thị trường này, nhằm tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.
Cơn khủng hoảng bùng lên và lan rộng nhanh chóng, ngay sau khi S&P công bố hạ tín nhiệm Mỹ lần đầu tiên trong 70 năm. Sự kiện này được sánh với làn sóng rời bỏ thị trường cổ phiếu từng khiến thị trường toàn thế giới chao đảo khi Lehman Brothers sụp đổ.
Theo số liệu thống kê được công bố ngày hôm qua, thị trường tiền tệ đã hút ròng 49,8 tỷ USD chỉ trong một tuần.
Lượng tiền rút ra khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán trong tuần kết thúc vào thứ 4 vừa qua được ghi nhận là mức lớn nhất kể từ đầu năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ.
Mối lo ngại về sự bất ổn kinh tế toàn cầu giờ không còn gói gọn trong 1 quốc gia hay khu vực kinh tế mà đang có xu hướng lan rộng trên phạm vi toàn cầu, từ Châu Âu đến Mỹ và cả Trung Quốc.
Từ khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, giờ đây mối lo vỡ nợ đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và rất có thể sẽ đến lượt Pháp trong thời gian tới.
Ngày hôm qua, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã phát đi thông báo đạt được thỏa thuận thông qua gói cứu trợ thứ 2 trị giá 16,4 tỷ USD cho Bồ Đào Nha với Ủy ban châu Âu EU, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB.
Còn Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu cũng đang trong vòng nguy hiểm khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao, tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 85% và kinh tế tăng trưởng 0% trong quý 2.
Nước Mỹ từng là quốc gia được đánh giá có nền tài chính an toàn nhất thế giới cũng trải qua cơn chao đảo và buộc phải nâng trần nợ để thoát nguy cơ vỡ nợ hôm 2/8. Cùng với đó là chính sách duy trì lãi suất cơ bản cực thấp, chỉ từ 0 – 0,25% ít nhất đến giữa năm 2013 để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh đó, niềm tin người tiêu dùng tháng 8 của quốc gia này xuống đến mức thấp nhất 30 năm bất chấp doanh số bán lẻ vẫn tăng mạnh. Nhiều người đã nghĩ đến khả năng nước Mỹ sẽ thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ một lần nữa – QE3. Tuy nhiên, sau nhiều phản đối dữ dội về tính hiệu quả của 2 vòng nới lỏng tiền tệ trước đó, có thể chính quyền Tổng thống Obama và Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ phải cân nhắc vấn đề này nhiều hơn.
Việc các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường tiền tệ là một dấu hiệu cho thấy sự bất an và mất niềm tin đối với kênh đầu tư chứng khoán truyền thống, đồng thời cho thấy tác động không nhỏ từ các bất ổn kinh tế toàn cầu.
Để giữ ổn định thị trường và tránh bán tháo, EU đã áp lệnh cấm bán tháo cổ phiếu của 60 tổ chức tài chính trong ngắn hạn (15 ngày) đối với 4 quốc gia là Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Bỉ. Trước đó, ngân hàng Pháp đã mất gần 1/4 giá trị chỉ trong phiên giao dịch hôm thứ 4 vừa qua do những thông tin không lạc quan.
Còn tại Trung Quốc, nền kinh tế mới nổi hàng đầu châu Á, lạm phát vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong thời điểm này. Chính quyền Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang thực thi những chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng nóng tín dụng bất động sản, điều chỉnh đồng nội tệ lên sát giá trị thực tế. Hiện tại, đồng Nhân dân tệ đã phá vỡ mốc 6,4 Nhân dân tệ/USD, mức cao kỉ lục trong 17 năm.
Theo đánh giá của IMF, đồng Nhân dân tệ đang thấp hơn giá trị thực 3 – 23%, tùy theo phương pháp đánh giá.
Tuần tới, thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều tác động từ việc hạ bậc xếp hạng Mỹ, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trì trệ và các tin đồn không tích cực.