Trong hầu hết phiên tòa lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại luôn hừng hực phẫn nộ với bị cáo, nhưng trong phiên xử Nguyễn Đình Châu tại TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế thì lại trái ngược.
Theo hồ sơ, từ năm 2008 đến đầu năm 2012, Châu lợi dụng việc hành nghề môi giới bất động sản để cầm cố vay tiền, giao dịch chuyển nhượng đất ảo, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng. Trong số các nạn nhân của Châu có bà Nguyễn Thị Gái (ngụ TP Huế). Ngày 26/9/2008, Châu dùng sổ đỏ của người em bà con, đặt vấn đề vay bà Gái 20 cây vàng SJC để có vốn kinh doanh với thời hạn ba tháng. Tin lời Châu, bà Gái đã cho vay nhưng đến hạn Châu không chịu trả.
Tại phiên xử ngày 27/12, bà Gái trình bày: “Thật ra 20 cây vàng đối với tôi rất giá trị nên khi nghe tin bị cáo bị bắt tôi đã đến ngay nhà để đòi lại. Nhưng đến nơi, tôi biết được gia cảnh của bị cáo còn một vợ, hai con và người cha già. Hôm nay trước tòa, tôi chỉ mong bị cáo nhận ra lỗi lầm và không lừa người khác nữa. Còn 20 cây vàng bị cáo lấy, tôi chỉ xin nhận ba cây vàng, còn lại tôi không buộc bị cáo phải trả”.
Câu nói của bà đã khiến cả phòng xử ồ lên. Hầu hết người dự khán đều có suy nghĩ là “bà ấy giàu có quá nên mới cho không bị cáo chứ 17 cây vàng ít ỏi gì”… Giải thích điều này, bà Gái bảo: “Tôi chẳng giàu có gì, các con tôi cũng khó khăn nhưng giờ nó đi tù, coi như là bài học đắt giá mà chẳng có tiền bạc nào bù đắp được. Tôi cũng là người mẹ nên thấu hiểu nỗi đau của gia đình họ. Bị cáo vì túng quẫn nên mới làm liều. Hơn nữa, tôi cũng già rồi, tiền bạc có mang theo được đâu. Tôi đòi ba cây vàng là để nó có trách nhiệm với những gì gây ra, thật lòng nó trả cũng được mà không trả cũng xong”...
Phía trên, Châu bật khóc. Chủ tọa phải khuyên Châu bình tĩnh trả lời tiếp, lúc đó tiếng sụt sịt từ phía vành móng ngựa mới giảm nhưng câu trả lời của Châu vẫn lạc giọng. Khi được nói lời sau cùng, Châu quay lại phía các nạn nhân, nước mắt trào ra nói lời xin lỗi, hứa nếu được ra tù sớm sẽ gắng làm ăn lương thiện để trả nợ dần.
Tòa nghị án, người cha già của Châu đến ngồi cạnh bà Gái, hai mắt đỏ hoe: “Nó lớn lên, tôi toàn dạy nó những điều hay lẽ phải nhưng không biết sao nó thành ra thế này. Giờ bà cho nó 17 cây vàng, tôi và vợ con nó chẳng biết lấy gì để cảm ơn bà”. Bà Gái vỗ nhẹ vai ông: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính ông ạ. Ông đừng suy nghĩ gì nhiều!”.
Theo tòa, dù Châu đã ăn năn hối cải nhưng hành vi lừa đảo của bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội nên cần có mức án nghiêm. Tòa phạt Châu 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Pháp luật TP HCM
mình nhớ có 1 câu chuyện tương tự ,1 kẻ trộm vào chùa ăn trộm khi đó nhà sư tụng kinh vẫn biết là kẻ trộm vào ăn trộm nhưng nhà sư làm như không biết gì ,sau khi kẻ trộm đi ra nhà sư nói sao ngươi không cảm ơn ta ,ngươi cảm ơn ta rồi ta mới cho ngươi đi thế là kẻ trộm cảm ơn nhà sư ,không lâu sau đó công an lại gặp nhà sư và nói là kẻ trộm trộm đồ của nhà chùa đã bị bắt do khi bị bắt hắn khai hắn đã trộm đồ ở chùa ,khi đó vị sư mới nói tôi cho anh ta chứ a ta không trộm ,vì anh ta có cảm ơn tôi sau khi tôi cho anh ta ,thế là kẻ trộm thoát được tội trộm không phải bị đi tù ,thế là kẻ trộm quay lại chùa cảm ơn vị sư và xin xuất gia ,tu tập tinh tấn ,vì cảm động bởi lòng vị tha của nhà sư ,
hãy lấy từ bi ,yêu thương để đối xử,cảm hóa người khác tốt hơn là sự trừng phạt để gieo thêm oán thù
Theo hồ sơ, từ năm 2008 đến đầu năm 2012, Châu lợi dụng việc hành nghề môi giới bất động sản để cầm cố vay tiền, giao dịch chuyển nhượng đất ảo, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng. Trong số các nạn nhân của Châu có bà Nguyễn Thị Gái (ngụ TP Huế). Ngày 26/9/2008, Châu dùng sổ đỏ của người em bà con, đặt vấn đề vay bà Gái 20 cây vàng SJC để có vốn kinh doanh với thời hạn ba tháng. Tin lời Châu, bà Gái đã cho vay nhưng đến hạn Châu không chịu trả.
Tại phiên xử ngày 27/12, bà Gái trình bày: “Thật ra 20 cây vàng đối với tôi rất giá trị nên khi nghe tin bị cáo bị bắt tôi đã đến ngay nhà để đòi lại. Nhưng đến nơi, tôi biết được gia cảnh của bị cáo còn một vợ, hai con và người cha già. Hôm nay trước tòa, tôi chỉ mong bị cáo nhận ra lỗi lầm và không lừa người khác nữa. Còn 20 cây vàng bị cáo lấy, tôi chỉ xin nhận ba cây vàng, còn lại tôi không buộc bị cáo phải trả”.
Câu nói của bà đã khiến cả phòng xử ồ lên. Hầu hết người dự khán đều có suy nghĩ là “bà ấy giàu có quá nên mới cho không bị cáo chứ 17 cây vàng ít ỏi gì”… Giải thích điều này, bà Gái bảo: “Tôi chẳng giàu có gì, các con tôi cũng khó khăn nhưng giờ nó đi tù, coi như là bài học đắt giá mà chẳng có tiền bạc nào bù đắp được. Tôi cũng là người mẹ nên thấu hiểu nỗi đau của gia đình họ. Bị cáo vì túng quẫn nên mới làm liều. Hơn nữa, tôi cũng già rồi, tiền bạc có mang theo được đâu. Tôi đòi ba cây vàng là để nó có trách nhiệm với những gì gây ra, thật lòng nó trả cũng được mà không trả cũng xong”...
Phía trên, Châu bật khóc. Chủ tọa phải khuyên Châu bình tĩnh trả lời tiếp, lúc đó tiếng sụt sịt từ phía vành móng ngựa mới giảm nhưng câu trả lời của Châu vẫn lạc giọng. Khi được nói lời sau cùng, Châu quay lại phía các nạn nhân, nước mắt trào ra nói lời xin lỗi, hứa nếu được ra tù sớm sẽ gắng làm ăn lương thiện để trả nợ dần.
Tòa nghị án, người cha già của Châu đến ngồi cạnh bà Gái, hai mắt đỏ hoe: “Nó lớn lên, tôi toàn dạy nó những điều hay lẽ phải nhưng không biết sao nó thành ra thế này. Giờ bà cho nó 17 cây vàng, tôi và vợ con nó chẳng biết lấy gì để cảm ơn bà”. Bà Gái vỗ nhẹ vai ông: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính ông ạ. Ông đừng suy nghĩ gì nhiều!”.
Theo tòa, dù Châu đã ăn năn hối cải nhưng hành vi lừa đảo của bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội nên cần có mức án nghiêm. Tòa phạt Châu 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Pháp luật TP HCM
mình nhớ có 1 câu chuyện tương tự ,1 kẻ trộm vào chùa ăn trộm khi đó nhà sư tụng kinh vẫn biết là kẻ trộm vào ăn trộm nhưng nhà sư làm như không biết gì ,sau khi kẻ trộm đi ra nhà sư nói sao ngươi không cảm ơn ta ,ngươi cảm ơn ta rồi ta mới cho ngươi đi thế là kẻ trộm cảm ơn nhà sư ,không lâu sau đó công an lại gặp nhà sư và nói là kẻ trộm trộm đồ của nhà chùa đã bị bắt do khi bị bắt hắn khai hắn đã trộm đồ ở chùa ,khi đó vị sư mới nói tôi cho anh ta chứ a ta không trộm ,vì anh ta có cảm ơn tôi sau khi tôi cho anh ta ,thế là kẻ trộm thoát được tội trộm không phải bị đi tù ,thế là kẻ trộm quay lại chùa cảm ơn vị sư và xin xuất gia ,tu tập tinh tấn ,vì cảm động bởi lòng vị tha của nhà sư ,
hãy lấy từ bi ,yêu thương để đối xử,cảm hóa người khác tốt hơn là sự trừng phạt để gieo thêm oán thù