Bitcoin và Signal giữa cuộc chiến quyền riêng tư

Bài viết của tác giả Alex Gladstein trên Time nêu ra luận điểm bảo vệ Bitcoin và Signal trước sự chỉ trích của báo chí và khẳng định người dân Mỹ vẫn cần những công cụ bảo mật cao để chống lại chủ nghĩa tư bản giám sát.

bitcoin-criminal_jaoz[1].jpg

Tiền điện tử Bitcoin cùng ứng dụng nhắn tin Signal bị cho là công cụ rửa tiền và liên lạc của tội phạm​

Theo Alex Gladstein, gần đây các hãng truyền thông hàng đầu như The New York Times hay Associated Press đang chạy loạt bài chỉ ra mặt tối của những công cụ bảo mật như Bitcoin và Signal, cho rằng chúng hỗ trợ tội phạm. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định tiền điện tử là "mối quan tâm đặc biệt" đối với những kẻ khủng bố và rửa tiền. Hàng chục bài viết cảnh báo về sự nguy hiểm của các công cụ bảo mật đã được đăng tải trong vài tuần qua.

Đây không phải lần đầu tiên những tranh cãi như thế này xuất hiện trên báo chí. Vào những năm đầu thập niên 1990, chính quyền ông Bill Clinton đã phản đối việc mã hóa nền tảng vì lo rằng việc đó sẽ tiếp tay cho bọn dâm ô trẻ em và khủng bố. Bộ Tư pháp tiến hành điều tra Phil Zimmerman - "cha đẻ" phần mềm Pretty Good Privacy cho phép những người dùng máy tính có thể trao đổi tin nhắn được mã hóa với nhau. Chính quyền cựu Tổng thống Clinton còn sử dụng một loại chip tên Clipper để theo dõi các thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Dự án Clipper chip đã bị người dân phản đối dữ dội, cuối cùng "chết yểu" vào năm 1996.

signal-app-privacy_whur[1].jpg

Tin nhắn mã hóa trên Signal khiến bên thứ ba không thể theo dõi​

Sau sự kiện khủng bố 11.9, quyền riêng tư lại trở thành vấn đề nhức nhối, nhưng kể từ thời điểm đó đến nay người Mỹ vẫn tiếp tục chống lại sự hạn chế của chính quyền và các tập đoàn thông qua nhiều phần mềm khác nhau.

Những nhân vật nổi tiếng như Elon Musk hay Jack Dorsey đều ủng hộ ứng dụng nhắn tin bảo mật Signal. Thực tế ứng dụng này đã được các thành viên Thượng viện sử dụng từ năm 2017. Mới đây chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden dùng Signal gửi thư từ chính thức. Những người biểu tình Black Lives Matter tận dụng Signal nhằm tránh khỏi sự theo dõi của cảnh sát. Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm DuckDuckGo và ứng dụng Telegram cũng nhanh chóng nhận được hàng triệu lượt tìm kiếm và tải về trong thời gian qua. Ngay cả cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden cũng cho rằng người Mỹ sẽ được an toàn hơn nếu dùng các công cụ bảo mật.

Khi cuộc chiến về tin nhắn mã hóa đã gần đến hồi kết thúc. Cuộc chiến quyền riêng tư lại đang chuyển sang trang mới, trọng tâm lần này chính là tiền điện tử.
Phần lớn người Mỹ chưa hiểu rằng quyền riêng tư tài chính cũng quan trọng như quyền riêng tư truyền thông. Trong một xã hội mở, người dân cần có khả năng tiếp cận các văn hóa phẩm chính trị, các thủ tục y tế kín đáo và xây dựng những cộng đồng riêng mà không bị chính phủ giám sát.
Tiền mặt truyền thống đang suy giảm và chỉ chiếm chưa đầy 30% các giao dịch tài chính của Mỹ. Người dân ở đây chủ yếu gửi tiền thông qua Apple Pay hay Visa, có thể sớm thôi họ sẽ phải sử dụng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) - loại tiền được nhà nước phát hành. Và loại tiền này có thể trở thành công cụ giám sát.

Để hiểu tại sao người dân cần sự riêng tư về tài chính nhằm bảo vệ nền dân chủ, hãy nhìn vào Hồng Kông. Khi cuộc biểu tình nổ ra năm 2019, các sinh viên dùng tiền mặt mua vé tàu điện ngầm để không bị theo dõi. Năm 2020, nhiều người quyên góp cho hoạt động biểu tình bị đóng băng tài khoản ngân hàng. Những người ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ ở Belarus, Nga, Nigeria cũng không thể sử dụng tài khoản của mình. Họ đã chuyển sang sử dụng mạng Bitcoin để gây quỹ và tránh bị kiểm soát.
Bitcoin vốn trung lập, không thể phân biệt tốt xấu. Đúng là những nhóm cực đoan sử dụng các công cụ như Bitcoin, Signal, Telegram để thực hiện tội ác, nhưng đừng quên họ cũng dùng cả điện thoại di động, email và internet. Những người phát tán nội dung cực đoan vẫn là các nền tảng công ty tập trung như Facebook và YouTube chứ không phải các nền tảng bảo mật với mã nguồn mở.
Để chống những nhóm cực đoan, chúng ta không nên tẩy chay cách tân công nghệ hay giữ nguyên trạng thái giám sát, mà phải đẩy lùi chủ nghĩa cực đoan thông qua sự lãnh đạo quốc gia tốt hơn, báo chí tự do và cải cách cảnh sát.

Nguồn : báo thanhnien​
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
425,430
Messages
7,156,899
Members
177,960
Latest member
hunglearnmmo
Back
Top Bottom