dereknguyen
Newbie
Mình lấy bài này trên fx spot, thấy viết cũng được. Phù hợp cho các bạn đang nghiên cứu phân tích.
Như bạn đã biết diễn biến của thị trường forex chịu sự tác động của 3 yếu tố chính đó là: Các chỉ báo trên biểu đồ (phân tích kỹ thuật), tâm lý của nhà đầu tư - chiến lược giá của các quỹ đầu tư (phân tích tâm lý), thì còn một yếu tố khác nữa cũng vô cùng quan trọng đò là các chỉ báo kinh tế (còn gọi là phân tích cơ bản. Và trong loạt bài viết này tôi sẽ cố gắng giúp bạn tìm hiểu về một số chỉ số kinh tế cơ bản được công bố hàng ngày tại trang web http://www.forexfactory.com/
Chỉ số đo lường mức độ lạm phát
CPI: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Consumer Price Index
CPI là chỉ số đo lạm phát cho hàng hóa (goods) và dịch vụ (services)
CPI là chỉ số quan trọng để đo lường lạm phát. Lạm phát tăng cao có thể dẫn đến chính sách thắt chặt tiền tệ => đồng tiền tăng
Bond Market:
Không gì ảnh hưởng mạnh bằng lạm phát vào thị trường bonds cho nên có thể nói là đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng cho bond traders. Khi CORE-CPI tăng thì bonds sẽ xuống, yield sẽ lên mạnh. Ngược lại, nếu CORE-CPI không tăng thì giá bonds sẽ lên và yield sẽ xuống.
Stock Market:
Stocks cũng thế. Giá căn bản của stocks được dựa vào chỉ số PE ratio. Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng thì earnings sẽ xuống. Nếu giá đứng yên thì PE ratio sẽ tăng, làm cho stocks trở nên mắc hơn trước nhiều cho dù giá (PRICE) không lên. Thành ra khi nghe lạm phát tăng, traders sẽ bán stocks để phản ảnh một giá mới cho thị trường dưới cái nhìn mới của lạm phát.
Currency Market:
Thị trường này thì hơi khác với hai thị trường kia. Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng theo sẽ làm đồng tiền bản xứ cũng tăng theo vì traders sẽ chơi carry trade qua hình thức phân lời cao thấp của hai đồng tiền. Trong danh từ nhà nghề, người ta gọi đó là cost of carry. Nếu cost of carry thấp thì trades sẽ sell đồng tiền đó để mua đồng tiền có phân lời cao hơn. Đó là căn bản của currency trading 101. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi lạm phát tăng mà đồng tiền bản xứ không tăng theo. Đó là lúc market nghĩ rằng lạm phát quá cao sẽ làm ngân hàng trung ương của quốc gia tăng mạnh phân lời. Mà nếu phân lời quá cao thì sẽ bóp chết kinh tế. Long term trend của currency của một quốc gia là sức mạnh của kinh tế. Khi kinh tế bị bóp nghẹt vì phân lời cao thì chưa hẳn là một điều tốt cho đồng tiền bản xứ.
PPI (Producer Price Index)
Là một chỉ số tốt để đio lường lạm phát. Chỉ số thể hiện giá phí sản xuất. Hàng tháng khỏang 100.000 giá cả được thu thập từ 30.000 công ty sản xuất.
Trong khi CPI do luờng lạm phát gây nên bởi sự tăng lên của giá cả hàng hóa đầu ra thì PPI đo lường mức tăng giá trong nền kinh tế bị gây nên bởi sự tăng lên của giá phí trong sản xuất. Dùng để dự đoán CPI.
PCE (Persional Consumption Expenditure) Chi tiêu tiêu dùng cá nhân
Chỉ số này tăng cho thấy chi tiêu tăng, kéo theo giá bị áp lực tăng theo, do đó được coi là một trong các chỉ số dùng để dự đoán mức độ lạm phát trong nền kinh tế.
GDP: Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP). Gross Domestic Product
Chỉ số đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên 1 quốc gia. Có 4 yếu tố chính tạo thành GDP: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP được ông bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % thay đổi so với quý trước. Đây là 1 chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế quốc gia.
Thị trường lao động
Employment Report (Báo cáo việc làm)
Thông tin được thu thập qua cuộc điều tra 375.000 doanh nghiệp và 60.000 hộ gia đình. Bản Báo cáo cho thấy số việc làm được tạo mới và số việc làm bị hủy bỏ của nền kinh tế, mức lương bình quân một giờ và số giờ làm việc bình quân trong một tuần.
Non farm Payrolls (Chỉ số việc làm trong khu vực dịch vụ)
Thể hiện sự thay đổi tổng số lao động được nhận lương, bao gồm nhân viên khu vực hành chính quốc gia, nhân viên hộ gia đình tư nhân, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Số lao động trong báo cáo này đại diện cho gần 80% tổng số lao động làm ra GDP của Mỹ. Đây là chỉ số mà các nhà làm chính sách của Mỹ dùng để đánh giá tình trạng hiện tại của nền kinh tế cũng như dự đoán các hoạt động kinh tế trong tương lai. Chỉ số này có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.
Initial Jobless Claim (Chỉ số thất nghiệp)
là số lượng người thất nghiệp xin nhận trợ cấp lần đầu. Nếu chỉ số này tăng sẽ cho thấy tình hình kinh tế khó khăn nên người lao động khó điếm được việc làm. Nếu chỉ số này giảm thì số người lao động có việc làm tăng => tạo ra nhiều thu nhập hơn và chi tiêu cũng nhiều hơn => chi tiêu nhiều sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, điều này đặc biệt quan trọng đối với nước có nều kinh tế tiêu dùng như Mỹ.
Tiêu dùng
Retail Sales
Chỉ số này theo dõi tình hình bán lẻ hàng hóa của các công ty, đo lường tổng chi tiêu cho hàng hóa bán lẻ của người tiêu dùng, không bao gồm phí dịch vụ. Ủy ban dân số điều tra hàng trăm công ty có quy mô khác nhau, có các cách thức bán lẻ hàng hóa khác nhau. Chỉ số đưa ra hàng tháng cho thấy mức thay đổi tính bằng phần trăm so với tháng trước đó
Auto Sale
Doanh số xe hơi bán được trong 10 ngày. Chỉ số này là 1 thành phần trong chỉ số Retail Sales. Ngành công nghiệp ô tô là ngành quan trọng và chiếm nhiều tỷ trọng trong GDP của Mỹ.
Whole sales
Đo lường doanh số bán sỉ các hàng hóa bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, các trung gian mua bán, và các thương gia, những người buôn bán dưới dạng hưởng chênh lệch,
hoặc huê hồng.
Durable Goods (Hàng hóa lâu bền)
Đo lường các đơn đặt hàng mới về các mặt hàng liên quan tới thiết bị máy móc với thời gian sử dụng lớn hơn 3 năm.
Sự tăng lên các đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền thường gắn liền với sự tăng lên của các hoạt động kinh tế, đo đó làm cho lãi suất ngắn hạn cao hơn, do đó có khả năng ủng hộ cho đồng tiền trong ngắn hạn
Thị trường nhà
Housing Starts
Chỉ số cho thấy có bao nhiêu gia đình riêng lẻ cũng như các tòa nhà mới được hoàn thành xây dựng trong tháng. Theo cuộc điều tra thì cứ mỗi căn nhà hoặc mỗi văn phòng riêng lẻ được coi là một housing start. Ngành xây dựng đóng vai trò 25% trong tổng số đầu tư bằng đô la và 5% trong tổng giá trị của nền kinh tế.
Chỉ số này có ảnh hưởng tới xu thế tiếp theo của nền kinh tế. Chỉ số này giảm cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm, chỉ số này tăng có khả năng kéo nền kinh tế ra khỏi tình trạng giảm sút.
Building Permit
Chỉ số này báo cáoxem có bao nhiêu dự án xây dựng nhà được cấp phép. Chỉ số này tăng cũng là một dấu hiệu tốt cho thị trường nhà
Contruction Spending
Tổng giá trị các dự án xây dựng. Các doanh nghiệp chỉ đẩy mạnh đầu tư xây dựng BDS khi có niềm tin là hoạt động kinh doanh sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai, điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gia tăng sản xuất => thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Sức sản xuất
PMI – Purchasing Managers Index
Chỉ số này được sử dụng rộng rãi ở các nền kinh tế công nghiệp để đánh giá niềm tin về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đức, Nhật, Anh sử dụng để xem xét cả 2 ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Các số liệu được công bố sẽ đưa ra các câu hỏi về hoạt động kinh doanh, cơ hội kinh doanh mới, việc làm, giá cả đầu vào…
Retail Sales
Là chỉ số tổng hợp của 5 chỉ số: đơn hàng mới, mức hàng tồn kho, giao hàng của nhà cung cấp, môi trường làm việc, sản xuất. Nó xem xét truy vấn các giám đốc mua hàng về định hướng chung của sản xuất, đơn hàng, hàng tồn kho, việc làm, giao hàng và giá cả. Yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố trên chiếm tỷ trọng lớn nhất, dữ liệu sẽ được điều chỉnh cho hợp lý ở các yếu tố, PMI trên 50% chỉ ra sản xuất trong nền kinh tế đang được mở rộng, dưới 50% thì sản xuất đang có ciều hướng giảm. Báo cáo PMI có ý nghĩa quan trọng cho thị trường tài chính, và là chỉ số tốt nhất về các doanh nghiệp sản xuất, đây là chỉ số phổ biến để xem xét áp lực lạm phát, tuy vậy nó không chính xác bằng CPI, do số liệu được cung cấp vào ngày thứ nhất sau thời hạn một tháng nên nó mang tính kịp thời, nó được xem là bức tranh phản ảnh rõ nét nhất về khu vực sản xuất. PMI thường được sử dụng để đoán PPI được công bố sau đó, nó còn chứa đựng thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất và phi sản xuất, thị trường trái phiếu sẽ phục hồi khi ISM thấp hơn mong đợi, nhưng giá trái phiếu sẽ tăng khi ISM tăng cao. Điểm yếu của sự xem xét này là nó đưa ra 3 câu trả lời: PPI phản ứng nhanh hơn, cùng lúc và chậm hơn PMI đã công bố, vì thế kết quả không thật chính xác. Tuy vậy, chỉ số này đưa ra được chi phí việc làm, nó được theo sau bởi phản ứng của thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của bản báo cáo là sự gia tăng trong đơn hàng mới, nó dự đoán được hoạt động sản xuất của các tháng tiếp theo trong tương lai.
Bản khảo sát chỉ số sản xuất ISM dựa trên những lời bình luận của những nhà quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất.
Nó là mẫu tin tức đầu tiên của nền kinh tế được công bố mỗi tháng và nó cung cấp những bằng chứng sớm nhất cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện như thế nào trong 4 tuần trước.
Tại sao nó được xem xét?
Những người chi trả cho những thứ mua trong công ty của họ được gọi là Người quản lý thu mua. Các công ty sản xuất cần nguồn cung cấp để tạo ra sản phẩm. Các mẫu sản phẩm họ có thể đặt hàng bao gồm: cáp, hộp đóng hàng, và máy vi tính. Nếu có một sự gia tăng trong nhu cầu của các sản phẩm, Người quản lý thu mua sẽ phản ứng lại bằng cách gia tăng đơn hàng nguyên liệu sản xuất và những nguồn khác. Nếu doanh số của công việc sản xuất giảm, điều này sẽ liên kết với việc những người mua sẽ cắt giảm đơn hàng công nghiệp trở lại.
Do vị trí của họ, bạn có thể có được những thông tin rất đáng tin cậy về các hoạt động sản xuất bằng cách theo dõi điều mà những người quản lý thu mua đang làm. Đây là điều quan trọng vì các hàng hóa sản xuất chiếm khoảng một nữa nền kinh tế.
Nó được tính như thế nào?
Hằng tháng, ISM gửi qua bưu điện bảng câu hỏi đến khoảng 400 công ty thành viên khắp Hoa Kỳ, trải đều ra 20 lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Những người quản lý thu mua của các công ty được hỏi để xác định xem liệu các hoạt động sản xuất đang tăng, giảm, hoặc không thay đổi trong các nhóm sau:
1- Đơn hàng mới: Các đơn hàng mới mua bởi các đại lý.
2- Sản lượng: Số lượng hàng hóa được sản xuất.
3- Việc làm: tình trạng thuê nhân công trong công ty.
4- Nguồn cung: Tốc độ cung cấp hàng của nhà cung cấp.
5- Dự trữ: Tỉ lệ thanh toán hàng dự trữ của nhà sản xuất.
6- Dự trữ của khách hàng: Các đại lý phỏng đoán mức độ dự trữ của khách hàng của họ.
7- Giá hàng hóa: Giá nhà sản xuất trả cho nhà cung cấp.
8- Đơn hàng tồn đọng: Các đơn hàng chưa được thực hiện.
9- Đơn hàng xuất khẩu mới: Tỷ lệ đơn hàng mới từ các quốc gia khác.
10- Nhập khẩu: Các nguyên liệu mà các đại lý mua từ các quốc gia khác.
Chỉ số PMI tự bản thân nó được sưu tập dựa trên các câu trả lời cho 5 câu hỏi đầu tiên của bảng câu hỏi. Chúng lần lượt chiếm tỉ trọng như sau: đơn hàng (30%), sản lượng sản xuất (25%), việc làm (20%), nguồn cung (15%), và dự trữ (10%). Năm câu hỏi cuối thì cung cấp thêm các tin tức cho thấy các hoạt động sản xuất đang được tiến hành như thế nào.
Đọc bản số liệu này như thế nào?
Trên 50: Cả hai các hoạt động sản xuất và nền kinh tế đang mở rộng.
Dưới 50 nhưng trên 43: Các hoạt động sản xuất đang co lại, lúc này toàn bộ nền kinh tế vẫn tăng trưởng.
Dưới 43: Cả hai các hoạt động sản xuất và nền kinh tế rất có thể suy thoái. Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để cố gắng và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Nó ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền tệ?
PMI trên 50 thì đồng đô tăng giá.
PMI dưới 50 thì đồng đô rớt giá.
FED
Rate announcement (Công bố lãi suất)
Một năm họp 8 lần, thông báo về lãi suất được đưa ra sau mỗi lần họp, thường là vào 2h15
Lãi suất thể hiện giá cả một đồng tiền. Lãi suất càng cao, càng có nhiều người nắm giữ và mua đồng tiền này, theo cách đó sẽ làm tăng giá trị của đồng tiền. Đây là chỉ số có ảnh hưởng tới mức lạm phát trong nền kinh tế, vì nó được dùng làm công cụ trong chính sách tiền tệ nên gây ra ảnh hưởng lớn trong thị trường.
Dòng vốn
Tics Data – treasury International Capital
Chỉ số này cho thấy cách chủ yếu mà nước Mỹ dùng để huy động tài chính cho thâm hụt hiện tại của nước này bao gồm: Bán những chứng khoán dài hạn cho người nước ngoài, hoặc xuất khẩu nợ. Lưu ý là dòng tiền huy động cho thâm hụt hiện tại có thể có từ việc vay mượn ngân hàng nước ngoài, hoặc net lại từ dòng vốn FDI, nhưng vì Net FDI thường âm và dòng tiền huy động được từ các ngân hàng nước ngòai thì rất nhỏ nên dòng vốn thu được chủ yếu là từ việc bán các chứng khoán dài hạn cho người nước ngoài
Thể hiện dòng vốn ra vào nước Mỹ, chi tiết hơn sẽ cho thấy sức cầu USD của từng bộ phận như chính phủ, dân cư. Đựơc so sánh với mức thâm hụt thương mại để xác định dân Mỹ đang nợ bao nhiêu.
Budget Statement Monthly
Cho thấy thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách Mỹ.
Mức thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách sẽ ảnh hưởng tới mức độ phát hành trái phiếu của chính phủ, ngoài ra còn thể hiện mức thuế thu được của chính phủ, nguồn kinh phí dùng để hỗ trợ các hoạt động kinh tế
Trade balance (Cán cân thương mại)
Là phần lớn nhất chiếm trong cán cân thương mại của quốc gia, đo lường sự khác biệt về giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu so với giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Cán cân thương mại sẽ thặng dư nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại cán cân sẽ bị thâm hụt nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. </span>
FX SPOT
Như bạn đã biết diễn biến của thị trường forex chịu sự tác động của 3 yếu tố chính đó là: Các chỉ báo trên biểu đồ (phân tích kỹ thuật), tâm lý của nhà đầu tư - chiến lược giá của các quỹ đầu tư (phân tích tâm lý), thì còn một yếu tố khác nữa cũng vô cùng quan trọng đò là các chỉ báo kinh tế (còn gọi là phân tích cơ bản. Và trong loạt bài viết này tôi sẽ cố gắng giúp bạn tìm hiểu về một số chỉ số kinh tế cơ bản được công bố hàng ngày tại trang web http://www.forexfactory.com/
Chỉ số đo lường mức độ lạm phát
CPI: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Consumer Price Index
CPI là chỉ số đo lạm phát cho hàng hóa (goods) và dịch vụ (services)
CPI là chỉ số quan trọng để đo lường lạm phát. Lạm phát tăng cao có thể dẫn đến chính sách thắt chặt tiền tệ => đồng tiền tăng
Bond Market:
Không gì ảnh hưởng mạnh bằng lạm phát vào thị trường bonds cho nên có thể nói là đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng cho bond traders. Khi CORE-CPI tăng thì bonds sẽ xuống, yield sẽ lên mạnh. Ngược lại, nếu CORE-CPI không tăng thì giá bonds sẽ lên và yield sẽ xuống.
Stock Market:
Stocks cũng thế. Giá căn bản của stocks được dựa vào chỉ số PE ratio. Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng thì earnings sẽ xuống. Nếu giá đứng yên thì PE ratio sẽ tăng, làm cho stocks trở nên mắc hơn trước nhiều cho dù giá (PRICE) không lên. Thành ra khi nghe lạm phát tăng, traders sẽ bán stocks để phản ảnh một giá mới cho thị trường dưới cái nhìn mới của lạm phát.
Currency Market:
Thị trường này thì hơi khác với hai thị trường kia. Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng theo sẽ làm đồng tiền bản xứ cũng tăng theo vì traders sẽ chơi carry trade qua hình thức phân lời cao thấp của hai đồng tiền. Trong danh từ nhà nghề, người ta gọi đó là cost of carry. Nếu cost of carry thấp thì trades sẽ sell đồng tiền đó để mua đồng tiền có phân lời cao hơn. Đó là căn bản của currency trading 101. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi lạm phát tăng mà đồng tiền bản xứ không tăng theo. Đó là lúc market nghĩ rằng lạm phát quá cao sẽ làm ngân hàng trung ương của quốc gia tăng mạnh phân lời. Mà nếu phân lời quá cao thì sẽ bóp chết kinh tế. Long term trend của currency của một quốc gia là sức mạnh của kinh tế. Khi kinh tế bị bóp nghẹt vì phân lời cao thì chưa hẳn là một điều tốt cho đồng tiền bản xứ.
PPI (Producer Price Index)
Là một chỉ số tốt để đio lường lạm phát. Chỉ số thể hiện giá phí sản xuất. Hàng tháng khỏang 100.000 giá cả được thu thập từ 30.000 công ty sản xuất.
Trong khi CPI do luờng lạm phát gây nên bởi sự tăng lên của giá cả hàng hóa đầu ra thì PPI đo lường mức tăng giá trong nền kinh tế bị gây nên bởi sự tăng lên của giá phí trong sản xuất. Dùng để dự đoán CPI.
PCE (Persional Consumption Expenditure) Chi tiêu tiêu dùng cá nhân
Chỉ số này tăng cho thấy chi tiêu tăng, kéo theo giá bị áp lực tăng theo, do đó được coi là một trong các chỉ số dùng để dự đoán mức độ lạm phát trong nền kinh tế.
GDP: Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP). Gross Domestic Product
Chỉ số đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên 1 quốc gia. Có 4 yếu tố chính tạo thành GDP: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP được ông bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % thay đổi so với quý trước. Đây là 1 chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế quốc gia.
Thị trường lao động
Employment Report (Báo cáo việc làm)
Thông tin được thu thập qua cuộc điều tra 375.000 doanh nghiệp và 60.000 hộ gia đình. Bản Báo cáo cho thấy số việc làm được tạo mới và số việc làm bị hủy bỏ của nền kinh tế, mức lương bình quân một giờ và số giờ làm việc bình quân trong một tuần.
Non farm Payrolls (Chỉ số việc làm trong khu vực dịch vụ)
Thể hiện sự thay đổi tổng số lao động được nhận lương, bao gồm nhân viên khu vực hành chính quốc gia, nhân viên hộ gia đình tư nhân, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Số lao động trong báo cáo này đại diện cho gần 80% tổng số lao động làm ra GDP của Mỹ. Đây là chỉ số mà các nhà làm chính sách của Mỹ dùng để đánh giá tình trạng hiện tại của nền kinh tế cũng như dự đoán các hoạt động kinh tế trong tương lai. Chỉ số này có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.
Initial Jobless Claim (Chỉ số thất nghiệp)
là số lượng người thất nghiệp xin nhận trợ cấp lần đầu. Nếu chỉ số này tăng sẽ cho thấy tình hình kinh tế khó khăn nên người lao động khó điếm được việc làm. Nếu chỉ số này giảm thì số người lao động có việc làm tăng => tạo ra nhiều thu nhập hơn và chi tiêu cũng nhiều hơn => chi tiêu nhiều sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, điều này đặc biệt quan trọng đối với nước có nều kinh tế tiêu dùng như Mỹ.
Tiêu dùng
Retail Sales
Chỉ số này theo dõi tình hình bán lẻ hàng hóa của các công ty, đo lường tổng chi tiêu cho hàng hóa bán lẻ của người tiêu dùng, không bao gồm phí dịch vụ. Ủy ban dân số điều tra hàng trăm công ty có quy mô khác nhau, có các cách thức bán lẻ hàng hóa khác nhau. Chỉ số đưa ra hàng tháng cho thấy mức thay đổi tính bằng phần trăm so với tháng trước đó
Auto Sale
Doanh số xe hơi bán được trong 10 ngày. Chỉ số này là 1 thành phần trong chỉ số Retail Sales. Ngành công nghiệp ô tô là ngành quan trọng và chiếm nhiều tỷ trọng trong GDP của Mỹ.
Whole sales
Đo lường doanh số bán sỉ các hàng hóa bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, các trung gian mua bán, và các thương gia, những người buôn bán dưới dạng hưởng chênh lệch,
hoặc huê hồng.
Durable Goods (Hàng hóa lâu bền)
Đo lường các đơn đặt hàng mới về các mặt hàng liên quan tới thiết bị máy móc với thời gian sử dụng lớn hơn 3 năm.
Sự tăng lên các đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền thường gắn liền với sự tăng lên của các hoạt động kinh tế, đo đó làm cho lãi suất ngắn hạn cao hơn, do đó có khả năng ủng hộ cho đồng tiền trong ngắn hạn
Thị trường nhà
Housing Starts
Chỉ số cho thấy có bao nhiêu gia đình riêng lẻ cũng như các tòa nhà mới được hoàn thành xây dựng trong tháng. Theo cuộc điều tra thì cứ mỗi căn nhà hoặc mỗi văn phòng riêng lẻ được coi là một housing start. Ngành xây dựng đóng vai trò 25% trong tổng số đầu tư bằng đô la và 5% trong tổng giá trị của nền kinh tế.
Chỉ số này có ảnh hưởng tới xu thế tiếp theo của nền kinh tế. Chỉ số này giảm cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm, chỉ số này tăng có khả năng kéo nền kinh tế ra khỏi tình trạng giảm sút.
Building Permit
Chỉ số này báo cáoxem có bao nhiêu dự án xây dựng nhà được cấp phép. Chỉ số này tăng cũng là một dấu hiệu tốt cho thị trường nhà
Contruction Spending
Tổng giá trị các dự án xây dựng. Các doanh nghiệp chỉ đẩy mạnh đầu tư xây dựng BDS khi có niềm tin là hoạt động kinh doanh sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai, điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gia tăng sản xuất => thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Sức sản xuất
PMI – Purchasing Managers Index
Chỉ số này được sử dụng rộng rãi ở các nền kinh tế công nghiệp để đánh giá niềm tin về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đức, Nhật, Anh sử dụng để xem xét cả 2 ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Các số liệu được công bố sẽ đưa ra các câu hỏi về hoạt động kinh doanh, cơ hội kinh doanh mới, việc làm, giá cả đầu vào…
Retail Sales
Là chỉ số tổng hợp của 5 chỉ số: đơn hàng mới, mức hàng tồn kho, giao hàng của nhà cung cấp, môi trường làm việc, sản xuất. Nó xem xét truy vấn các giám đốc mua hàng về định hướng chung của sản xuất, đơn hàng, hàng tồn kho, việc làm, giao hàng và giá cả. Yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố trên chiếm tỷ trọng lớn nhất, dữ liệu sẽ được điều chỉnh cho hợp lý ở các yếu tố, PMI trên 50% chỉ ra sản xuất trong nền kinh tế đang được mở rộng, dưới 50% thì sản xuất đang có ciều hướng giảm. Báo cáo PMI có ý nghĩa quan trọng cho thị trường tài chính, và là chỉ số tốt nhất về các doanh nghiệp sản xuất, đây là chỉ số phổ biến để xem xét áp lực lạm phát, tuy vậy nó không chính xác bằng CPI, do số liệu được cung cấp vào ngày thứ nhất sau thời hạn một tháng nên nó mang tính kịp thời, nó được xem là bức tranh phản ảnh rõ nét nhất về khu vực sản xuất. PMI thường được sử dụng để đoán PPI được công bố sau đó, nó còn chứa đựng thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất và phi sản xuất, thị trường trái phiếu sẽ phục hồi khi ISM thấp hơn mong đợi, nhưng giá trái phiếu sẽ tăng khi ISM tăng cao. Điểm yếu của sự xem xét này là nó đưa ra 3 câu trả lời: PPI phản ứng nhanh hơn, cùng lúc và chậm hơn PMI đã công bố, vì thế kết quả không thật chính xác. Tuy vậy, chỉ số này đưa ra được chi phí việc làm, nó được theo sau bởi phản ứng của thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của bản báo cáo là sự gia tăng trong đơn hàng mới, nó dự đoán được hoạt động sản xuất của các tháng tiếp theo trong tương lai.
Bản khảo sát chỉ số sản xuất ISM dựa trên những lời bình luận của những nhà quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất.
Nó là mẫu tin tức đầu tiên của nền kinh tế được công bố mỗi tháng và nó cung cấp những bằng chứng sớm nhất cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện như thế nào trong 4 tuần trước.
Tại sao nó được xem xét?
Những người chi trả cho những thứ mua trong công ty của họ được gọi là Người quản lý thu mua. Các công ty sản xuất cần nguồn cung cấp để tạo ra sản phẩm. Các mẫu sản phẩm họ có thể đặt hàng bao gồm: cáp, hộp đóng hàng, và máy vi tính. Nếu có một sự gia tăng trong nhu cầu của các sản phẩm, Người quản lý thu mua sẽ phản ứng lại bằng cách gia tăng đơn hàng nguyên liệu sản xuất và những nguồn khác. Nếu doanh số của công việc sản xuất giảm, điều này sẽ liên kết với việc những người mua sẽ cắt giảm đơn hàng công nghiệp trở lại.
Do vị trí của họ, bạn có thể có được những thông tin rất đáng tin cậy về các hoạt động sản xuất bằng cách theo dõi điều mà những người quản lý thu mua đang làm. Đây là điều quan trọng vì các hàng hóa sản xuất chiếm khoảng một nữa nền kinh tế.
Nó được tính như thế nào?
Hằng tháng, ISM gửi qua bưu điện bảng câu hỏi đến khoảng 400 công ty thành viên khắp Hoa Kỳ, trải đều ra 20 lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Những người quản lý thu mua của các công ty được hỏi để xác định xem liệu các hoạt động sản xuất đang tăng, giảm, hoặc không thay đổi trong các nhóm sau:
1- Đơn hàng mới: Các đơn hàng mới mua bởi các đại lý.
2- Sản lượng: Số lượng hàng hóa được sản xuất.
3- Việc làm: tình trạng thuê nhân công trong công ty.
4- Nguồn cung: Tốc độ cung cấp hàng của nhà cung cấp.
5- Dự trữ: Tỉ lệ thanh toán hàng dự trữ của nhà sản xuất.
6- Dự trữ của khách hàng: Các đại lý phỏng đoán mức độ dự trữ của khách hàng của họ.
7- Giá hàng hóa: Giá nhà sản xuất trả cho nhà cung cấp.
8- Đơn hàng tồn đọng: Các đơn hàng chưa được thực hiện.
9- Đơn hàng xuất khẩu mới: Tỷ lệ đơn hàng mới từ các quốc gia khác.
10- Nhập khẩu: Các nguyên liệu mà các đại lý mua từ các quốc gia khác.
Chỉ số PMI tự bản thân nó được sưu tập dựa trên các câu trả lời cho 5 câu hỏi đầu tiên của bảng câu hỏi. Chúng lần lượt chiếm tỉ trọng như sau: đơn hàng (30%), sản lượng sản xuất (25%), việc làm (20%), nguồn cung (15%), và dự trữ (10%). Năm câu hỏi cuối thì cung cấp thêm các tin tức cho thấy các hoạt động sản xuất đang được tiến hành như thế nào.
Đọc bản số liệu này như thế nào?
Trên 50: Cả hai các hoạt động sản xuất và nền kinh tế đang mở rộng.
Dưới 50 nhưng trên 43: Các hoạt động sản xuất đang co lại, lúc này toàn bộ nền kinh tế vẫn tăng trưởng.
Dưới 43: Cả hai các hoạt động sản xuất và nền kinh tế rất có thể suy thoái. Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để cố gắng và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Nó ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền tệ?
PMI trên 50 thì đồng đô tăng giá.
PMI dưới 50 thì đồng đô rớt giá.
FED
Rate announcement (Công bố lãi suất)
Một năm họp 8 lần, thông báo về lãi suất được đưa ra sau mỗi lần họp, thường là vào 2h15
Lãi suất thể hiện giá cả một đồng tiền. Lãi suất càng cao, càng có nhiều người nắm giữ và mua đồng tiền này, theo cách đó sẽ làm tăng giá trị của đồng tiền. Đây là chỉ số có ảnh hưởng tới mức lạm phát trong nền kinh tế, vì nó được dùng làm công cụ trong chính sách tiền tệ nên gây ra ảnh hưởng lớn trong thị trường.
Dòng vốn
Tics Data – treasury International Capital
Chỉ số này cho thấy cách chủ yếu mà nước Mỹ dùng để huy động tài chính cho thâm hụt hiện tại của nước này bao gồm: Bán những chứng khoán dài hạn cho người nước ngoài, hoặc xuất khẩu nợ. Lưu ý là dòng tiền huy động cho thâm hụt hiện tại có thể có từ việc vay mượn ngân hàng nước ngoài, hoặc net lại từ dòng vốn FDI, nhưng vì Net FDI thường âm và dòng tiền huy động được từ các ngân hàng nước ngòai thì rất nhỏ nên dòng vốn thu được chủ yếu là từ việc bán các chứng khoán dài hạn cho người nước ngoài
Thể hiện dòng vốn ra vào nước Mỹ, chi tiết hơn sẽ cho thấy sức cầu USD của từng bộ phận như chính phủ, dân cư. Đựơc so sánh với mức thâm hụt thương mại để xác định dân Mỹ đang nợ bao nhiêu.
Budget Statement Monthly
Cho thấy thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách Mỹ.
Mức thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách sẽ ảnh hưởng tới mức độ phát hành trái phiếu của chính phủ, ngoài ra còn thể hiện mức thuế thu được của chính phủ, nguồn kinh phí dùng để hỗ trợ các hoạt động kinh tế
Trade balance (Cán cân thương mại)
Là phần lớn nhất chiếm trong cán cân thương mại của quốc gia, đo lường sự khác biệt về giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu so với giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Cán cân thương mại sẽ thặng dư nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại cán cân sẽ bị thâm hụt nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. </span>
FX SPOT