tangocanhalehap
Senior
Dự trữ euro tại các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi hiện xuống thấp nhất 10 năm.
Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương đặc biệt các ngân hàng thị trường mới nổi đang giảm dần lượng dự trữ ngoại hối bằng euro. Hiện tỷ lệ dự trữ euro ở các nước mới nổi giảm còn gần 25%, từ 30% ở thời điểm khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu nổ ra cách đây hơn 3 năm. Đây là tỷ lệ dự trữ euro thấp nhất kể từ năm 2002 sau khi các ngân hàng trung ương bán mạnh euro trong quý III/2012.
Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại Nomura, ông Jens Nordvik nhận định: “Các ngân hàng trung ương mất dần niềm tin vào trái phiếu định giá bằng euro, một số ngân hàng đã bỏ hẳn trái phiếu Italia và một số nước châu Âu trong dự trữ ngoại hối của mình”.
Những năm trước kia, ngân hàng trung ương, đặc biệt là của Nga, Trung Quốc và các cường quốc dầu mỏ ở Trung Đông đều tăng cường dự trữ trái phiếu định giá bằng euro. Điều này khiến dự trữ ngoại hối bằng euro tăng 1,5 nghìn tỷ USD, đồng thời đẩy euro lên cao kỷ lục 1,6 USD/EUR vào năm 2008.
Thời gian gần đây, các ngân hàng trung ương bắt đầu bán tháo euro do lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu lún sâu hơn. Euro hiện giao dịch ở hơn 1,3 USD/EUR, tuy nhiên, chuyên gia của Morgan Stanley, ông Hans Redeker cho rằng, euro sẽ ngang giá với USD trong vòng 2 năm tới.
Cũng theo số liệu của IMF, trong khi các ngân hàng trung ương giảm dự trữ euro thì lại tăng dự trữ đồng bẳng Anh. Các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đã nâng tổng dự trữ đồng bẳng lên 98 tỷ USD. Chuyên gia tại HSBC David Bloom giải thích điều này do khi ngân hàng trung ương không muốn dự trữ euro, USD hay yên, họ không còn nhiều lựa chọn khác.
Theo Bloomberg, Gafin
- - - Updated - - -
Fed phát tín hiệu ngừng chương trình kích thích
Khi thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu phục hồi, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu ngừng kích thích do lo ngại tác động trái chiều.
Trong một động thái bất ngờ, một số quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, họ muốn ngừng chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng trong năm 2013 này, biên bản họp tháng 12 của Fed chỉ ra.
Cụ thể, biên bản có đoạn viết; “Xét đế triển vọng của thị trường lao động và nền kinh tế nói chung, một só thành viên của Fed cho rằng, chương trình mua trái phiếu mở rộng có thể được đảm bảo đến cuối năm 2013, trong khi số khác nhấn mạnh đến việc cần thiết của chương trình này tuy nhiên không nêu thơi gian hay quy mô cụ thể của chương trình. Một số cho rằng nên điều chỉnh chậm lại hoặc ngừng hẳn chương trình mua trái phiếu trước cuối năm 2013 do lo ngại tính ổn định tài chính hoặc bản cân đối kế toán”.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, điều này không có nghĩa là Fed sẽ điều chỉnh mạnh chính sách trong thời gian gần.
Hồi tháng 12, Fed đã tuyên bố mở rộng chương trình mua trái phiếu hàng tháng sau khi chương trình hoán đổi trái phiếu Open Twist hết hạn vào cuối tháng 12. Bốn năm sau khi hạ lãi suất xuống mức gần 0%, Fed hiện đang mở rộng gói nới lỏng tiền tệ lần 3 để kích tích kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 7,7%.
Theo Bloomberg, Gafin
Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương đặc biệt các ngân hàng thị trường mới nổi đang giảm dần lượng dự trữ ngoại hối bằng euro. Hiện tỷ lệ dự trữ euro ở các nước mới nổi giảm còn gần 25%, từ 30% ở thời điểm khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu nổ ra cách đây hơn 3 năm. Đây là tỷ lệ dự trữ euro thấp nhất kể từ năm 2002 sau khi các ngân hàng trung ương bán mạnh euro trong quý III/2012.
Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại Nomura, ông Jens Nordvik nhận định: “Các ngân hàng trung ương mất dần niềm tin vào trái phiếu định giá bằng euro, một số ngân hàng đã bỏ hẳn trái phiếu Italia và một số nước châu Âu trong dự trữ ngoại hối của mình”.
Những năm trước kia, ngân hàng trung ương, đặc biệt là của Nga, Trung Quốc và các cường quốc dầu mỏ ở Trung Đông đều tăng cường dự trữ trái phiếu định giá bằng euro. Điều này khiến dự trữ ngoại hối bằng euro tăng 1,5 nghìn tỷ USD, đồng thời đẩy euro lên cao kỷ lục 1,6 USD/EUR vào năm 2008.
Thời gian gần đây, các ngân hàng trung ương bắt đầu bán tháo euro do lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu lún sâu hơn. Euro hiện giao dịch ở hơn 1,3 USD/EUR, tuy nhiên, chuyên gia của Morgan Stanley, ông Hans Redeker cho rằng, euro sẽ ngang giá với USD trong vòng 2 năm tới.
Cũng theo số liệu của IMF, trong khi các ngân hàng trung ương giảm dự trữ euro thì lại tăng dự trữ đồng bẳng Anh. Các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đã nâng tổng dự trữ đồng bẳng lên 98 tỷ USD. Chuyên gia tại HSBC David Bloom giải thích điều này do khi ngân hàng trung ương không muốn dự trữ euro, USD hay yên, họ không còn nhiều lựa chọn khác.
Theo Bloomberg, Gafin
- - - Updated - - -
Fed phát tín hiệu ngừng chương trình kích thích
Khi thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu phục hồi, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu ngừng kích thích do lo ngại tác động trái chiều.
Trong một động thái bất ngờ, một số quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, họ muốn ngừng chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng trong năm 2013 này, biên bản họp tháng 12 của Fed chỉ ra.
Cụ thể, biên bản có đoạn viết; “Xét đế triển vọng của thị trường lao động và nền kinh tế nói chung, một só thành viên của Fed cho rằng, chương trình mua trái phiếu mở rộng có thể được đảm bảo đến cuối năm 2013, trong khi số khác nhấn mạnh đến việc cần thiết của chương trình này tuy nhiên không nêu thơi gian hay quy mô cụ thể của chương trình. Một số cho rằng nên điều chỉnh chậm lại hoặc ngừng hẳn chương trình mua trái phiếu trước cuối năm 2013 do lo ngại tính ổn định tài chính hoặc bản cân đối kế toán”.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, điều này không có nghĩa là Fed sẽ điều chỉnh mạnh chính sách trong thời gian gần.
Hồi tháng 12, Fed đã tuyên bố mở rộng chương trình mua trái phiếu hàng tháng sau khi chương trình hoán đổi trái phiếu Open Twist hết hạn vào cuối tháng 12. Bốn năm sau khi hạ lãi suất xuống mức gần 0%, Fed hiện đang mở rộng gói nới lỏng tiền tệ lần 3 để kích tích kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 7,7%.
Theo Bloomberg, Gafin
Last edited by a moderator: