Đường trung bình động (Moving Average) là một chỉ báo kỹ thuật xác định xu hướng cực kỳ phổ biến trong giới giao dịch tài chính. Bằng cách kết hợp các điểm giá, chỉ báo này làm cho xu hướng trên thị trường trở nên dễ nhìn, và như vậy giúp các nhà giao dịch tìm ra điểm vào/thoát lệnh dễ dàng hơn.
Một đường Moving Average có thể được sử dụng độc lập hoặc đi kèm với những đường Moving Average khác để giúp xác định xu hướng thị trường chính xác hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Exness tìm hiểu cách phối hợp các đường MA với nhau sao cho hiệu quả nhé!
Hai loại đường trung bình động phổ biến
Có 2 loại đường trung bình động thường được sử dụng trên thị trường, đó là Simple Moving Average và Exponential Moving Average.
Đường Simple Moving Average (SMA), hay còn được gọi là đường trung bình động đơn giản, được tính toán bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, đường SMA (10) được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa trong vòng 10 ngày gần nhất.
Trong khi đó, đường Exponential Moving Average (EMA), hay còn được gọi là đường trung bình động hàm mũ, được tính toán dựa trên công thức:
Trong đó:
Lưu ý: bạn không cần phải nhớ quá nhiều về công thức tính toán các đường Moving Average, bởi vì các phần mềm giao dịch đã có chức năng tính toán và phác họa những đường này một cách tự động.
Kết hợp các đường trung bình động
Để nắm được cách kết hợp các đường trung bình động sao cho hiệu quả, bạn cần phải hiểu về phương thức thiết lập thời gian cho những đường này. Thông thường, chiến thuật giao dịch càng ngắn hạn, thời gian thiết lập đường MA càng thấp.
Dưới đây là một số thông số thời gian thường được sử dụng:
SMA (50) và SMA (200) là bộ đường trung bình động thông dụng đối với các nhà giao dịch dài hạn. Bộ MA này thường được sử dụng trên đồ thị Tuần hoặc Tháng. Xu hướng tăng được biểu thị khi đường SMA 50 cắt lên trên đường SMA 200, và ngược lại, xu hướng giảm được biểu thị khi đường SMA 50 cắt xuống dưới đường SMA 200.
Bộ GMMA (Guppy Multiple Moving Average) là một bộ đường trung bình động gồm 12 đường MA được chia thành 2 nhóm ngắn và dài hạn. Dưới đây là thông số cài đặt:
Kết luận
Vậy là bạn đã nắm được cách kết hợp các đường trung bình động. Giờ đây, việc lựa chọn phối hợp các đường MA sẽ tùy thuộc vào chiến thuật và mục đích giao dịch của bạn. Dù kết hợp như thế nào, bạn hãy nhớ backtest hệ thống của mình thật kỹ trước khi thực hiện giao dịch với tài khoản thực nhé!
Theo Exness
Một đường Moving Average có thể được sử dụng độc lập hoặc đi kèm với những đường Moving Average khác để giúp xác định xu hướng thị trường chính xác hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Exness tìm hiểu cách phối hợp các đường MA với nhau sao cho hiệu quả nhé!
Hai loại đường trung bình động phổ biến
Có 2 loại đường trung bình động thường được sử dụng trên thị trường, đó là Simple Moving Average và Exponential Moving Average.
Đường Simple Moving Average (SMA), hay còn được gọi là đường trung bình động đơn giản, được tính toán bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, đường SMA (10) được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa trong vòng 10 ngày gần nhất.
Trong khi đó, đường Exponential Moving Average (EMA), hay còn được gọi là đường trung bình động hàm mũ, được tính toán dựa trên công thức:
EMA [hôm nay] = (Giá [hôm nay] x K) + (EMA [hôm qua] x (1 – K))
Trong đó:
- K = 2 ÷ (N + 1)
- N = chu kỳ của EMA (VD: 5 ngày, 10 ngày hoặc 10 giờ, 20 giờ…)
- Giá [hôm nay] = Giá đóng cửa của nến hiện tại
- EMA [hôm qua] = Giá trị EMA của nến trước đó
- EMA [hôm nay] = Giá trị EMA của nến hiện tại
Lưu ý: bạn không cần phải nhớ quá nhiều về công thức tính toán các đường Moving Average, bởi vì các phần mềm giao dịch đã có chức năng tính toán và phác họa những đường này một cách tự động.
Kết hợp các đường trung bình động
Để nắm được cách kết hợp các đường trung bình động sao cho hiệu quả, bạn cần phải hiểu về phương thức thiết lập thời gian cho những đường này. Thông thường, chiến thuật giao dịch càng ngắn hạn, thời gian thiết lập đường MA càng thấp.
Dưới đây là một số thông số thời gian thường được sử dụng:
- MA 5-ngày - thường được sử dụng bởi các tay lướt sóng (Scalper)
- MA 10-ngày - thường được sử dụng bởi những nhà giao dịch trong ngày (Day Trader)
- MA 20-ngày - dành cho các nhà giao dịch ngắn và trung hạn
- MA 50-ngày - mức phổ biến dành cho các nhà giao dịch trung hạn
- MA 200-ngày - mức tiêu chuẩn của các nhà giao dịch dài hạn
SMA (50) và SMA (200) là bộ đường trung bình động thông dụng đối với các nhà giao dịch dài hạn. Bộ MA này thường được sử dụng trên đồ thị Tuần hoặc Tháng. Xu hướng tăng được biểu thị khi đường SMA 50 cắt lên trên đường SMA 200, và ngược lại, xu hướng giảm được biểu thị khi đường SMA 50 cắt xuống dưới đường SMA 200.
SMA (50) (màu vàng) và SMA (200) (màu đỏ). Nguồn: MetaTrader 4 Exness
EMA (5) và EMA (20) là bộ MA hữu ích đối với các nhà giao dịch ngắn hạn. Nó thường được sử dụng trên đồ thị 15 phút; tuy nhiên, cũng có nhiều nhà giao dịch sử dụng bộ MA này trên đồ thị 1 giờ và 4 giờ. Cách sử dụng bộ này cũng tương tự như trên: xu hướng tăng được xác định khi đường EMA 5 cắt lên đường EMA 20, và ngược lại.
EMA (5) (màu vàng) và EMA (20) (màu xanh dương). Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Bộ GMMA (Guppy Multiple Moving Average) là một bộ đường trung bình động gồm 12 đường MA được chia thành 2 nhóm ngắn và dài hạn. Dưới đây là thông số cài đặt:
- Nhóm MA ngắn hạn bao gồm sáu đường MA với các thông số 3, 5, 8, 10, 12, và 15 ngày
- Nhóm MA dài hạn bao gồm sáu đường MA với các thông số 30, 35, 40, 45, 50, và 60 ngày
Nhóm MA ngắn hạn (màu xanh dương) và nhóm MA dài hạn (màu vàng) trong bộ GMMA. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Kết luận
Vậy là bạn đã nắm được cách kết hợp các đường trung bình động. Giờ đây, việc lựa chọn phối hợp các đường MA sẽ tùy thuộc vào chiến thuật và mục đích giao dịch của bạn. Dù kết hợp như thế nào, bạn hãy nhớ backtest hệ thống của mình thật kỹ trước khi thực hiện giao dịch với tài khoản thực nhé!
Theo Exness