(TNO) Giữa trưa nắng gay gắt, người đi đường dừng lại trước cửa tiệm trên con đường Phạm Hùng, quận 8, TP.HCM, uống một ly nước mát rồi lại đi. Người khó khăn, người khuyết tật ghé nhận những hộp cơm trưa miễn phí...
Niềm vui nhỏ nhoi của một người đi đường dừng chân uống nước trước tiệm sửa xe của anh Phúc
Cửa tiệm ấy còn mở rộng cánh cửa dành cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn khác.
Ly nước tình nghĩa, chén cơm tình người
Tiệm sửa xe máy mang tên Tân Phúc Mập trên đường Phạm Hùng, quận 8, TP.HCM, dưới chân cầu Chánh Hưng, có một bình nước trà ngay phía trước kèm tấm bảng đỏ đề dòng chữ: Phát 30 hộp cơm trưa miễn phí cho người nghèo và người khuyết tật từ thứ 2 đến thứ 6; sửa xe miễn phí cho người khuyết tật; nhận người khuyết tật học nghề.
Hỏi ra mới biết đó là tiệm của anh Hoàng Văn Phúc (mọi người quen gọi Phúc Mập) và vợ là chị Lê Thị Thu Hương.
Bình nước trà đá là do chị Hương sáng sáng nấu rồi pha cho cả gia đình, lẫn người đi đường uống.
Khoảng 10 giờ, nhiều người lại đến trước cửa tiệm để lấy những phần cơm miễn phí do anh Phúc và chị Hương phát.
Anh Phúc cho biết ban đầu khi cửa tiệm còn ở đường Phạm Thế Hiển, do biết được một vài hoàn cảnh khó khăn ở xung quanh nhà nên đặt cơm cho họ mỗi trưa. Sau này, nhiều người biết đến hơn nên đặt hơn 30 phần cơm mới đủ.
“Mỗi người đến lấy cơm tôi đều biết hoàn cảnh của họ. Phần lớn những người nhận cơm là người già, người khuyết tật, không có khả năng lao động”, anh Phúc nói thêm. Và theo anh, việc tìm hiểu hoàn cảnh từng người là cách anh có thể giúp đỡ được họ và giúp đúng người cần giúp.
Những người thợ sửa xe trong tiệm anh Phúc, mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn được anh nhận về làm.
Như trường hợp của anh Lê Văn Nhiều, năm nay 21 tuổi, quê ở An Giang, anh đi lại có phần khó khăn vì đã mất đi một chân do tai nạn giao thông năm 18 tuổi.
Lê Văn Nhiều, thợ sửa xe bị mất một chân, chăm chỉ vừa làm vừa học và cũng mơ một ngày được như thầy của mình
“Trước đây tôi đi làm bưng bê trong tiệm cơm, sau khi bị tai nạn thì không đi làm được nữa”, anh Nhiều kể.
Qua người quen giới thiệu, anh Nhiều biết tiệm sửa xe của anh Phúc nhận người khuyết tật thì xin vào làm. “Lúc đó tôi rất vui vì vừa có việc làm, vừa có lương, lại được học nghề”, anh Nhiều nói thêm.
Vì là người nhỏ tuổi nhất nên Nhiều được thương yêu nhất. Những lúc phải đi ra ngoài mua đồ đạc đều có những người khác hỗ trợ.
Những lúc đạp xích lô ngày ấy, có khi bụng đói rã rời, miệng khát khô mà không có lấy ly nước hay hột cơm. Giờ nhìn người qua đường dừng lại trước nhà, uống một ly nước, lấy hộp cơm trưa, tôi nhẹ lòng lắm
Anh Hoàng Văn Phúc chia sẻ
Cùng với anh Nhiều, còn có anh Nguyễn Đức Chí, quê ở Bến Tre, cũng gặp khó khăn với một bên chân khi bị ngã từ tầng 4 cách đây không lâu. Vẫn đi lại bình thường nhưng anh Chí không thể làm việc nặng vì chân đã yếu sau tai nạn.
Với anh Chí, công việc sửa xe ở tiệm anh Phúc không chỉ được nhận lương cao hơn những nơi khác mà còn được học hỏi nhiều thứ cho bản thân khi lập nghiệp sau này.
Hơn 1 tháng nữa, anh Phúc lại nhận thêm một người, cũng bị khuyết tật từ An Giang, để dạy nghề.
Khi hỏi về ước mơ của mình, Nhiều nhìn anh Phúc rồi cười: “Mới học nghề hơn 1 năm, chắc còn lâu mới ra nghề được nhưng tôi cũng mơ một ngày như anh Phúc, có một cửa tiệm nho nhỏ do chính đôi tay mình tạo nên”.
Trên bức tường bên trong tiệm sửa xe là những lời dạy và lời hứa của anh Phúc để lại cho học trò. Anh viết: “Đứa nào sống tốt với chú Phúc, cậu Phúc thì tay nghề trên 4 năm, gia đình khó khăn, ra nghề chú Phúc cho 1 bộ đồ nghề”. Và thực tế đã có một học viên được anh tặng bồ đồ nghề vì chăm chỉ làm việc sau 4 năm.
Anh Phúc còn đề ra 4 điều để làm giàu. Ngoài những điều về siêng năng, chí thú làm ăn, tinh thần thoải mái, anh dặn học trò phải tâm đức, mua bán công bằng, kinh doanh bằng chính khối óc và đôi tay của mình.
Thấy người khó khăn như thấy chính bản thân mình
Sinh năm 1973, nhưng nhìn anh Phúc, nét sương gió, già dặn hơn rất nhiều so với cái tuổi của mình.
“Quá khứ của tôi là những ngày dài hết sức vất vả. Bây giờ nhìn thấy những người nghèo tôi lại nghĩ đến tôi ngày ấy”, anh Phúc bắt đầu câu chuyện cách hơn 20 năm, khi anh mới 16 tuổi.
Anh Phúc đang hướng dẫn học trò
Anh Phúc sinh ra ở Cai Lậy, Tiền Giang, chỉ được đi học đến lớp 3. Hoàn cảnh khó khăn của gia đình khiến mấy anh em phải mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Riêng anh Phúc lưu lạc đến TP.HCM kiếm sống.
Sau lần bị tai nạn lao động khi đang làm việc ở một công ty cao su, anh nhập viện. Cũng lúc đó, ở giường kế bên có một người già nằm liệt giường đang cần người chăm hằng ngày nên anh Phúc nhận chăm. Người ta cũng hứa sẽ cho anh đi học nghề.
“Đời tôi ở đợ đến 2 lần, và đó là lần bắt đầu cho cuộc sống ở đợ của tôi”, anh Phúc kể.
Chăm sóc được 3 năm thì ông già mất và người ta đã giữ lời hứa với anh, cho anh đi học nghề. Thế nhưng, thay vì dạy nghề, người ta lại cho anh đi chợ, nấu ăn, và giữ em bé. Hết em bé này đến em bé khác anh phải chăm cả ngày. Chỉ có buổi trưa, khi em bé ngủ anh mới tranh thủ lên chỗ sửa xe “học lóm”.
Phải mất 2 năm “ở đợ” như thế, anh mới được chính thức học nghề nhưng phải tự lo lấy tiền ăn uống. Vậy là, anh vừa sửa xe, vừa đạp thêm xích lô. Một năm sau thì anh ra nghề.
Từ một anh thợ sửa xe bên đường không mấy ai tin tưởng với bộ đồ nghề đơn sơ, anh Phúc mở 1 cửa tiệm, rồi 2 cửa tiệm, cho đến khi 4 cửa tiệm được hình thành. Không quản lý hết, anh gom 4 tiệm làm một trên con đường Phạm Hùng này.
“Những lúc đạp xích lô ngày ấy, có khi bụng đói rã rời, miệng khát khô mà không có lấy ly nước hay hột cơm. Giờ nhìn người qua đường dừng lại trước nhà, uống một ly nước, lấy hộp cơm trưa, tôi nhẹ lòng lắm”, anh Phúc chia sẻ.
Anh Phúc bộc bạch: “Ngày nào cũng cùng vợ phát cơm cho người ta, hôm nào có việc không phát được, thấy nhớ nhớ…”.
Thi thoảng, khi có người đến uống nước, anh Phúc nhìn ra, trong một thoáng anh cười rồi lại tiếp tục làm công việc của mình.
Bài, ảnh: Khải Đơn
sưu tầm từ thanhnien.com.vn
Niềm vui nhỏ nhoi của một người đi đường dừng chân uống nước trước tiệm sửa xe của anh Phúc
Cửa tiệm ấy còn mở rộng cánh cửa dành cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn khác.
Ly nước tình nghĩa, chén cơm tình người
Tiệm sửa xe máy mang tên Tân Phúc Mập trên đường Phạm Hùng, quận 8, TP.HCM, dưới chân cầu Chánh Hưng, có một bình nước trà ngay phía trước kèm tấm bảng đỏ đề dòng chữ: Phát 30 hộp cơm trưa miễn phí cho người nghèo và người khuyết tật từ thứ 2 đến thứ 6; sửa xe miễn phí cho người khuyết tật; nhận người khuyết tật học nghề.
Hỏi ra mới biết đó là tiệm của anh Hoàng Văn Phúc (mọi người quen gọi Phúc Mập) và vợ là chị Lê Thị Thu Hương.
Bình nước trà đá là do chị Hương sáng sáng nấu rồi pha cho cả gia đình, lẫn người đi đường uống.
Khoảng 10 giờ, nhiều người lại đến trước cửa tiệm để lấy những phần cơm miễn phí do anh Phúc và chị Hương phát.
Anh Phúc cho biết ban đầu khi cửa tiệm còn ở đường Phạm Thế Hiển, do biết được một vài hoàn cảnh khó khăn ở xung quanh nhà nên đặt cơm cho họ mỗi trưa. Sau này, nhiều người biết đến hơn nên đặt hơn 30 phần cơm mới đủ.
“Mỗi người đến lấy cơm tôi đều biết hoàn cảnh của họ. Phần lớn những người nhận cơm là người già, người khuyết tật, không có khả năng lao động”, anh Phúc nói thêm. Và theo anh, việc tìm hiểu hoàn cảnh từng người là cách anh có thể giúp đỡ được họ và giúp đúng người cần giúp.
Những người thợ sửa xe trong tiệm anh Phúc, mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn được anh nhận về làm.
Như trường hợp của anh Lê Văn Nhiều, năm nay 21 tuổi, quê ở An Giang, anh đi lại có phần khó khăn vì đã mất đi một chân do tai nạn giao thông năm 18 tuổi.
Lê Văn Nhiều, thợ sửa xe bị mất một chân, chăm chỉ vừa làm vừa học và cũng mơ một ngày được như thầy của mình
“Trước đây tôi đi làm bưng bê trong tiệm cơm, sau khi bị tai nạn thì không đi làm được nữa”, anh Nhiều kể.
Qua người quen giới thiệu, anh Nhiều biết tiệm sửa xe của anh Phúc nhận người khuyết tật thì xin vào làm. “Lúc đó tôi rất vui vì vừa có việc làm, vừa có lương, lại được học nghề”, anh Nhiều nói thêm.
Vì là người nhỏ tuổi nhất nên Nhiều được thương yêu nhất. Những lúc phải đi ra ngoài mua đồ đạc đều có những người khác hỗ trợ.
Những lúc đạp xích lô ngày ấy, có khi bụng đói rã rời, miệng khát khô mà không có lấy ly nước hay hột cơm. Giờ nhìn người qua đường dừng lại trước nhà, uống một ly nước, lấy hộp cơm trưa, tôi nhẹ lòng lắm
Anh Hoàng Văn Phúc chia sẻ
Cùng với anh Nhiều, còn có anh Nguyễn Đức Chí, quê ở Bến Tre, cũng gặp khó khăn với một bên chân khi bị ngã từ tầng 4 cách đây không lâu. Vẫn đi lại bình thường nhưng anh Chí không thể làm việc nặng vì chân đã yếu sau tai nạn.
Với anh Chí, công việc sửa xe ở tiệm anh Phúc không chỉ được nhận lương cao hơn những nơi khác mà còn được học hỏi nhiều thứ cho bản thân khi lập nghiệp sau này.
Hơn 1 tháng nữa, anh Phúc lại nhận thêm một người, cũng bị khuyết tật từ An Giang, để dạy nghề.
Khi hỏi về ước mơ của mình, Nhiều nhìn anh Phúc rồi cười: “Mới học nghề hơn 1 năm, chắc còn lâu mới ra nghề được nhưng tôi cũng mơ một ngày như anh Phúc, có một cửa tiệm nho nhỏ do chính đôi tay mình tạo nên”.
Trên bức tường bên trong tiệm sửa xe là những lời dạy và lời hứa của anh Phúc để lại cho học trò. Anh viết: “Đứa nào sống tốt với chú Phúc, cậu Phúc thì tay nghề trên 4 năm, gia đình khó khăn, ra nghề chú Phúc cho 1 bộ đồ nghề”. Và thực tế đã có một học viên được anh tặng bồ đồ nghề vì chăm chỉ làm việc sau 4 năm.
Anh Phúc còn đề ra 4 điều để làm giàu. Ngoài những điều về siêng năng, chí thú làm ăn, tinh thần thoải mái, anh dặn học trò phải tâm đức, mua bán công bằng, kinh doanh bằng chính khối óc và đôi tay của mình.
Thấy người khó khăn như thấy chính bản thân mình
Sinh năm 1973, nhưng nhìn anh Phúc, nét sương gió, già dặn hơn rất nhiều so với cái tuổi của mình.
“Quá khứ của tôi là những ngày dài hết sức vất vả. Bây giờ nhìn thấy những người nghèo tôi lại nghĩ đến tôi ngày ấy”, anh Phúc bắt đầu câu chuyện cách hơn 20 năm, khi anh mới 16 tuổi.
Anh Phúc đang hướng dẫn học trò
Anh Phúc sinh ra ở Cai Lậy, Tiền Giang, chỉ được đi học đến lớp 3. Hoàn cảnh khó khăn của gia đình khiến mấy anh em phải mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Riêng anh Phúc lưu lạc đến TP.HCM kiếm sống.
Sau lần bị tai nạn lao động khi đang làm việc ở một công ty cao su, anh nhập viện. Cũng lúc đó, ở giường kế bên có một người già nằm liệt giường đang cần người chăm hằng ngày nên anh Phúc nhận chăm. Người ta cũng hứa sẽ cho anh đi học nghề.
“Đời tôi ở đợ đến 2 lần, và đó là lần bắt đầu cho cuộc sống ở đợ của tôi”, anh Phúc kể.
Chăm sóc được 3 năm thì ông già mất và người ta đã giữ lời hứa với anh, cho anh đi học nghề. Thế nhưng, thay vì dạy nghề, người ta lại cho anh đi chợ, nấu ăn, và giữ em bé. Hết em bé này đến em bé khác anh phải chăm cả ngày. Chỉ có buổi trưa, khi em bé ngủ anh mới tranh thủ lên chỗ sửa xe “học lóm”.
Phải mất 2 năm “ở đợ” như thế, anh mới được chính thức học nghề nhưng phải tự lo lấy tiền ăn uống. Vậy là, anh vừa sửa xe, vừa đạp thêm xích lô. Một năm sau thì anh ra nghề.
Từ một anh thợ sửa xe bên đường không mấy ai tin tưởng với bộ đồ nghề đơn sơ, anh Phúc mở 1 cửa tiệm, rồi 2 cửa tiệm, cho đến khi 4 cửa tiệm được hình thành. Không quản lý hết, anh gom 4 tiệm làm một trên con đường Phạm Hùng này.
“Những lúc đạp xích lô ngày ấy, có khi bụng đói rã rời, miệng khát khô mà không có lấy ly nước hay hột cơm. Giờ nhìn người qua đường dừng lại trước nhà, uống một ly nước, lấy hộp cơm trưa, tôi nhẹ lòng lắm”, anh Phúc chia sẻ.
Anh Phúc bộc bạch: “Ngày nào cũng cùng vợ phát cơm cho người ta, hôm nào có việc không phát được, thấy nhớ nhớ…”.
Thi thoảng, khi có người đến uống nước, anh Phúc nhìn ra, trong một thoáng anh cười rồi lại tiếp tục làm công việc của mình.
Bài, ảnh: Khải Đơn
sưu tầm từ thanhnien.com.vn