Chiến lược giao dịch hàng ngày của FX Trader JP Morgan London

Joined
Feb 11, 2018
Messages
72
Reactions
4
MR
0.000
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 27/03/2020
Học hỏi chiến lược của chuyên gia Forex JPM để có được vị thế giao dịch tốt nhất
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 27/03/2020

Bình luận thị trường Forex của JP Morgan ngày 27/03/2020
GBP
Cable tích luỹ trong biên độ 1.215-1.230 và bắt đầu phiên Mỹ ở vùng 1.224. Sóng hồi lên mức 1.2304 lần này đã kiểm tra lại kháng cự Fibo truy hồi 50% của cầu giảm từ 1.3200 xuống 1.1410. Tôi cảm nhận được đà tăng mạnh mấy hôm nay do tình trạng thiếu thanh khoản đang duy trì (sau một nhịp giảm cực mạnh trước đó) và lực mua từ các quỹ tiền thật và doanh nghiệp. Việc đồng USD giảm trên diện rộng và áp lực thanh khoản vị thế Short GBP/USD khi giá phá qua 1.2 đã khiến đà tăng lên tới thêm 300 pips. Tôi nghĩ biên độ dao động hôm nay là 1.210/1.235, tuy nhiên tôi có thiên hướng giao dịch từ chiều Short hơn.
CHF
EUR/CHF giờ đã duy trì trên vùng 1.06 sau ba ngày tăng mạnh khi tâm lý rủi ro thị trường cải thiện. Khá thú vị nếu tâm lý tích cực của thị trường những ngày qua tiếp tục kéo dài trong hôm nay khi mà cuối tuần đang tới. Nếu có điều gì rút ra được trong quá khứ thì đây có thể là thử thách - mặc dù có thể thừa nhận rằng thị trường đã trở nên đủ sức để hấp thụ những tin xấu. Thời điểm cuối tuần luôn là lúc khó khăn, và các ca nhiễm mới vẫn tăng lên trên nhiều quốc gia. Tôi nghiêng về hướng bán sóng hồi đối với cặp EUR/CHF trong hôm nay. Vùng kháng cự 1.0640/60 có thể hạn chế bất cứ cú đà tăng tạm thời nào, nhưng lại ngăn cản sự hồi phục của tâm lý rủi ro. Vẫn như trước giờ, tôi không có chiến lược cụ thể đối với cặp USD/CHF.
EUR
Đồng EUR có một tuần lễ tăng giá đáng kể khi thị trường chứng khoán và tâm lý rủi ro chứng kiến quãng thời gian ba ngày phục hồi tích cực nhất trong nhiều tuần qua. Điều này dẫn đến sự mất giá trên diện rộng của đồng USD khiến các trạng thái Short EUR lập tức bị thanh khoản. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều nguyên nhân để nhận định rằng đà tăng này có thể bị chững lại, hoặc thậm chí là quay đầu giảm trong hôm nay. Đầu tiên, các vấn đề cốt lõi thực ra vẫn chưa cải thiện thực sự. Đúng là có những dấu hiệu tích cực, nhưng nhìn chung mọi thứ chưa tiến triển tốt hơn. Thị trường có thể đón nhận tin tức một cách bình tĩnh hơn, nhưng ánh sáng phía cuối đường hầm thì vẫn chưa rõ ràng lắm. Các chỉ số futures giảm hiện nay dù không nhiều. Trong bối cảnh đồng EUR thời gian qua phần nào liên hệ đến tâm lý rủi ro thị trường, điều này có thể phải xem xét lại. Thứ hai, các ngày thứ Sáu trong thời gian gần đây, tâm lý risk-off quay trở lại bởi mọi người đều lo sợ về những ngày cuối tuần ập đến. Điều này dễ hiểu, bởi những ngày thứ Hai sẽ là ngày chứng kiến trạng thái risk-off diễn biến tồi tệ. Và yếu tố thứ ba để xem xét chính là hôm nay là ngày giao dịch phát sinh trạng thái spot sẽ rơi đúng vào cuối tháng. Dù tôi chưa bao giờ thích dự vào những kiểu “chỉ dẫn” như thế này, thì lực cung tiềm năng cho cặp EUR/USD vào ngày giá trị cuối tháng luôn luôn là điều đáng suy ngẫm, và phần còn lại của thị trường thì đều biết rõ về xu hướng này, kết hợp với khi chúng ta đang ở quanh vùng giá cao của tuần, thì tất cả có thể bằng cách nào đấy ảnh hưởng hành vi giao dịch và trở thành “lời tiên tri tự hoàn thành”. Cuối cùng, những ngày thứ Sáu thường trải qua việc xu hướng tăng kéo dài trong tuần bị đảo chiều giảm, và nếu mọi người đang tìm kiếm vùng để đóng bớt các trạng thái giao dịch tài sản rủi ro trước khi bước vào cuối tuần thì tôi kỳ vọng hành động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên đồng EUR (hoặc ít nhất là kiềm hãm đà tăng). Yếu tố cuối cùng có thể liên quan đến phân tích kỹ thuật. Với xu hướng tăng hôm qua, chúng tôi truy hồi 50% toàn bộ chu kỳ giảm từ 1.1495 về 1.0636, thêm với đường trung bình giá 200 ngày (MA200) đều quanh mức 1.1080 (đỉnh phiên Á là 1.1087). Với tất cả các điều trên, tôi nghiêng theo chiến lược Short EUR/USD cho hôm nay. Bởi đây là chiến lược duy nhất, bất kỳ đà tăng bền vững nào xuyên qua mức 1.1100/20 thì mới khiến tôi xem xét lại quan điểm.

JPY

Một tuần đáng nhớ với đồng JPY! Thị trường giá lên của chứng khoán Mỹ là xúc tác để ngăn chặn xu hướng tăng giá của USDJPY thử thách mức đỉnh 15 tháng qua. Không có gì mới mẻ rằng cặp USDJPY không được giao dịch cùng với cổ phiếu trong vài tuần qua, bởi trong khi doanh nghiệp Nhật đang trong giai đoạn “nghỉ đông” trước khi năm tài chính của Nhật kết thúc, quỹ hưu trí của Nhật vẫn gia tăng áp lực cho cặp USDJPY và các quỹ tiền mặt bên ngoài nước Nhật ngã quỵ trước sức ép thanh khoản đồng USD, vì vậy nên cặp này tăng lên trong thời gian qua. Khi viết những dòng này tôi nghĩ đến những thứ sắp sửa thay đổi khi tháng mới sắp đến, mang theo năm tài chính mới của Nhật Bản, chúng ta đang thấy diễn biến tăng giá đáng kể của đồng JPY bởi nhu cầu mua vào của các quỹ tiền mặt tại Nhật trong suốt các phiên vừa qua và sự thu hẹp ngày hôm qua trên cơ sở JPY chắc chắn hỗ trợ cho tình huống này bởi chiến lược phòng ngừa rủi ro (đặc biệt đối với trái phiếu chính phủ Mỹ) được cân nhắc. Tuy nhiên thử thách cuối tháng vẫn còn đó, mà hôm nay sẽ có phát sinh giao dịch trạng thái spot rơi vào cuối tháng, sẽ có nhiều diễn biến đáng kể xảy ra hiện nay bởi vì khi mà thanh khoản vẫn còn là dấu hỏi dẫn đến khuếch đại ảnh hưởng của dòng vốn hỗn loạn, tôi cho rằng thu nhập nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ hẳn sẽ rất xấu trong tháng này, đến mức quá khó để phân biệt mức độ dao động của thị trường sẽ đến đâu, nhưng kỳ vọng chung đó là bắt lấy đà giảm của USD. Giữ nguyên trạng thái short USDJPY (thậm chí là giữ nhiều hơn) và hy vọng rằng khả năng có thể gia tăng trạng thái sell on rally trong các phiên kế tiếp. Vùng hỗ trợ tiếp theo là 108.25/35, xa hơn là 107.70/75, trong khi vùng kháng cự gần nhất là 109.10/20 và xa hơn là 110.00/10.

AUDNZDCAD
Trong quá trình suy nghĩ về chiến lược, tôi cho rằng chúng ta cần tách biệt ba phiên giao dịch kế tiếp ra khỏi xu hướng giá tăng. Cuối tháng sẽ là thời điểm nhạy cảm, chúng ta có ngày giao dịch rơi vào cuối tháng phát sinh vào hôm nay, khi mà các doanh nghiệp Mỹ nhìn chung đang thu hồi lợi nhuận từ nước ngoài quay về dưới dạng đồng USD và thị trường dường như kỳ vọng vào chương trình mua vào đồng USD cực lớn vào cuối tháng. Tuy nhiên, thực tế thì lợi nhuận từ nước ngoài hồi hương có thể không nhiều và chúng tôi nghĩ rằng phần lớn các giao dịch mua USD cuối tháng đã được thực hiện khi mà buổi sáng phiên Âu chứng kiến khối lượng giao dịch khổng lồ so với cả tháng. Đồng USD quay trở lại khi thị trường chứng khoán, volume của thị trường ngoại hối, và thị trường thanh khoản đều đang ổn định, và khi cả thị trường đề chờ đợi đồng USD tăng giá, tôi cho rằng nguy cơ đó là chúng ta có thể nhìn nhận sai lầm trong ngắn hạn và đồng USD có thể tiếp tục giảm sâu trong tuần tới hoặc hơn nữa. Trong trung hạn, tôi nghĩ thị trường chứng khoán có thể có vài nhịp giảm, và đồng USD cũng sẽ có vài nhịp tăng cao hơn, khi mà sự hỗn loạn hiện nay vẫn chưa chấm dứt, nhưng đó là câu chuyện khác. Cặp tiền tôi yêu thích để buy on dip đó là USDCAD, khi mà kinh tế Canada sẽ bị hủy hoại phần lớn bởi giá dầu giảm sâu (chỉ số WCS về mức $6.2) và khi kinh tế Mỹ suy yếu, cặp tiền này có thể rơi về vùng 1.38/39. AUDUSD có thể xem xét bán khi chạm vùng 0.6200.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 30/03/2020
EUR (Donal O Cofaigh)

Đồng Dollar Mỹ suy yếu trên diện rộng là nguyên nhân chính đưa cặp EUR/USD tăng lên vùng 1.1144 vào thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên từ lúc mở cửa phiên Á sáng nay, đà tăng đã chậm lại và tỷ giá giảm về dưới ngưỡng 1.1050, dù không có tin tức gì bất ngờ vào hai ngày cuối tuần. Một lần nữa tôi muốn nhắc lại rằng thời điểm gần cuối tháng và cuối quý hiện nay luôn chứng kiến những dòng vốn rất lớn, và với điều kiện thanh khoản tệ như thời gian gần đây, phản ứng của thị trường chắc chắn sẽ khó hình dung hơn. Vì vậy, phương án tốt nhất là vào lệnh với khối lượng nhỏ trong 24 giờ tới, và ưu tiên bán rải khi giá tăng trở lại vùng 1.1150. Tôi không ủng hộ chiến lược Long EUR/USD thời điểm này vì tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm chứng kiến tâm lý lo ngại rủi ro bùng phát một lần nữa, và lần này nguyên nhân chính sẽ đến từ diễn biến xấu của virus Corona ở Mỹ, khi số ca nhiễm mới cũng như tử vong tại đây không ngừng tăng mạnh. Tin tức từ Châu Âu, cụ thể là Italia và Đức có vẻ tích cực hơn một chút, nhưng thị trường trái phiếu toàn cầu, đi cùng với nó là chênh lệch tín dụng và những cẳng thẳng trong funding đồng Dollar Mỹ, sẽ quay trở lại làm tâm điểm thị trường.

GBP (Robert Palladino)

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ bậc tín nhiệm của Vương quốc Anh xuống mức AA- vào thứ Sáu tuần trước, nhưng dường như Bảng Anh không ảnh hưởng nhiều, sau khi đã tăng tới 9% tuần trước, trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu cố gắng phục hồi trở lại, và các nhà làm luật cũng như quan chức y tế đang chiến đấu với đại dịch Covid-19. Bước sang tuần mới, bức tranh về dòng vốn trở nên phân kỳ rõ rệt, khi khối lượng bán ra đồng Bảng Anh của các quỹ tiền thật trong tuần trước đã vơi dần, trong khi lực mua GBP/USD của các quỹ phòng hộ và các tập đoàn bắt đầu xuất hiện. Tốc độ gia tăng các ca nhiễm Covid-19 tại Anh có vẻ chậm pha hơn so với khu vực Tây Âu và nước Mỹ: Liệu Anh sẽ trở thành tấm gương điển hình về thành công của biện pháp cách ly cộng đồng, hay thời gian tới số ca nhiễm tại đây sẽ tăng tiếp? Câu trả lời sẽ quyết định số phận của đồng Bảng Anh tuần này. Hai ngày tới, thị trường sẽ bước vào giai đoạn các tổ chức cân đối dòng tiền cuối tháng và cuối quý đối với cổ phiếu và trái phiếu. Điều này có thể sẽ dẫn tới những giao dịch khối lượng lớn và độ biến động cao trên thị trường Forex. Hiện nay, chúng tôi giữ quan điểm ra vào lệnh với chiến lược ngắn hạn, ưu tiên bán rải khi giá tăng lên vùng 1.25-1.26, và mua vào khi giá giảm xuống 1.21-1.22. Mặc dù xu hướng chính của Bảng Anh hiện nay rõ ràng vẫn là giảm, nhưng chúng ta đang ở trong giai đoạn mà những chính sách can thiệp có thể được đưa ra bất ngờ dẫn tới phản ứng khó lường của thị trường, vì vậy cần hết sức linh hoạt khi lên kế hoạch và thực hiện giao dịch.

JPY (Shalin Patel)

Các quỹ nội địa tại Nhật Bản sáng nay đã Short cặp USD/JPY, do tâm lý đề phòng rủi ro sau khi tổng thống Trump kéo dài việc thực thi chính sách phòng chống virus Corona của trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm CDC tới hết 30/4, cặp USD/JPY mở cửa phiên Á gần 108.00 đã giảm xuống 107.14. Tuy nhiên, lực mua bắt đáy đã xuất hiện và đẩy cặp tiền lên mốc 108.24, ngay dưới đường MA200 ngày. USD/JPY trong vài ngày tới có thể sẽ xảy ra những cú tăng giảm mạnh cả hai chiều, vì ngoài yếu tố dòng tiền cuối tháng/quý, thời điểm này còn đánh dấu kết thúc năm tài chính của Nhật. Sẽ không có gì nhiều để nói nếu thị trường ở điều kiện bình thường, nhưng với tình trạng thanh khoản thấp hiện nay, bất kỳ điều tồi tệ nào cũng có thể xảy ra. Chúng tôi duy trì quan điểm bán rải cặp USD/JPY. Hiện nay, 108.3 đang là vùng kháng cự gần nhất (đường MA 200), cao hơn là 109.00/20. Mặc dù chính phủ Nhật đã thông qua các gói kích thích tài khóa, nhưng tâm lý ưa chuộng rủi ro chỉ thực sự phục hồi khi có tín hiệu tốt về kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, thị trường đang kỳ vọng đỉnh dịch sẽ ở đâu đó giữa tháng 4.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 31/03/2020

EUR (Donal O Cofaigh)

Những đồn đoán xung quanh dòng tiền cân đối khổng lồ của các tổ chức giai đoạn cuối tháng/cuối quý, cho tới đầu phiên New York hôm nay đã biến thị trường thành một mớ hỗn loạn. Không có gì phải nghi ngờ về khối lượng của các giao dịch giai đoạn này lớn hơn rất nhiều so với bình thường, và sẽ tạo ra tác động lớn trong điều kiện thanh khoản nghèo nàn hiện nay. Diễn biến giá thời điểm Tokyo fixing sáng nay là khúc dạo đầu cho những gì chúng ta sắp trải qua trong phiên Mỹ. Như hôm qua đã đề cập, tôi không ủng hộ việc cố gắng đoán xem dòng vốn sẽ chảy về đâu trong giai đoạn này, dựa vào những kinh nghiệm xương máu trong qúa khứ, mặc dù hiện nay thị trường đang nghiêng về hướng mua vào Dollar Mỹ. Tỷ giá EUR/USD từ lúc mở cửa phiên Á ngày thứ Hai đầu tuần, đã liên tục giảm và hôm nay có lúc chạm mốc 1.0927, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng đây chỉ là một nhịp giảm điều chỉnh của sóng tăng hơn 500 pip tuần trước. Biên độ dao động của cặp EUR/USD giờ đây khá rộng: từ 1.0630/50 tới 1.1150, và chúng ta đang ở gần giữa vùng giá này, vì vậy chúng tôi khuyến nghị nên đứng ngoài, chờ mọi thứ ổn định trở lại và xu hướng giá trở nên rõ ràng hơn trước khi đưa ra chiến lược giao dịch.

GBP (Robert Palladino)


Đây là phiên giao dịch cuối cùng trong tháng/quý của đồng Bảng Anh, đồng bạc mà trong suốt 10 năm sự nghiệp trading của tôi, đây là khoảng thời gian nó tạo ra biến động lớn nhất, nhiều bất ngờ và sự kiện hy hữu nhất. Cặp GBP/USD giảm 90pip chỉ trong 1 phút và tạo đáy hôm nay tại 1.2241 thời điểm Tokyo fixing sáng nay. Kỳ vọng hôm nay của thị trường vẫn là nhu cầu lớn của các doanh nghiệp/tập đoàn đối với đồng Dollar, nhân tố này sẽ khiến hành động giá của GBP/USD có nét giống với những gì chúng ta chứng kiến giữa tháng 3. Tuy nhiên cần chú ý rằng Dollar Mỹ lại bị bán nhiều hơn trong 3 phiên New York gần đây. Vì vậy việc dự đoán dòng tiền thời điểm này đi theo hướng có lợi cho đồng Dollar mang tính may rủi nhiều hơn, và thậm chí yếu thế hơn. Biên độ của cặp GBP/USD hiện nay là 1.18-1.27, trong biên độ đó, chúng tôi ưu tiên chiến lược Long GBP/USD quanh vùng 1.20/1.2150, và Short tại 1.26 hoặc cao hơn. Ngoài ra chúng tôi sẽ tập trung quan sát xem khối lượng giao dịch hôm nay có ngang bằng hay lớn hơn so với các phiên trước đó cũng như các giao dịch cuối tháng kể từ đầu năm nay hay không.

JPY (Shalin Patel)

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm tài chính tại Nhật Bản, và dòng vốn đổ vào thị trường khá lớn như nhân định của chúng tôi. Cặp USD/JPY tăng lên vùng 108.7 và nguyên nhân chủ yếu do các tổ chức nội địa của Nhật Bản gia tăng nắm giữ đồng Dollar. Động thái này diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn và gần như ảnh hưởng mạnh tới cả các đồng G10 khác, bao gồm AUD/USD. Vào cuối phiên, thị trường lại chứng kiến dòng tiền nội địa bán ra USD/JPY và đưa cặp tiền này về 108.10, nhưng sau đó phiên London quay trở lại mua vào USD và đẩy USD/JPY tăng ngược trở lại. Chúng tôi nhận định phiên New York hôm nay cặp USD/JPY tiếp tục dao động mạnh 2 chiều, đặc biệt quanh khoảng thời gian London fixing (10pm giờ Việt Nam). Cần chú ý rằng thanh khoản thị trường hiện nay thấp hơn bình thường, nên dòng tiền lớn sẽ tạo hiệu ứng mạnh hơn lên tỷ giá. Vùng 109.00/20 đang là kháng cự gần nhất, phía trên là mốc 109.80 (đường MA 200 trên khung H1). Chúng tôi ưu tiên chiến lược canh bán đỉnh USD/JPY.

Hôm nay, quỹ hưu trí của chính phủ Nhật (GPIF) cũng chính thức tuyên bố phân bổ lại các danh mục đầu tư, và sẽ tăng năm giữ trái phiếu nước ngoài lên đến 25%, sai số cho phép trong khoảng cộng trừ 6%. Động thái này có nghĩa GPIF dường như là một trong những nguyên nhân chính tác động tới thị trường hôm nay, tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng các quỹ hưu trí nhỏ hơn của Nhật có thể sẽ bắt chước cách tiếp cận này của GPIF khi năm tài chính mới sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai.

Nguồn: dubaotiente.com
 
JPMorgan cảnh báo: Còn quá sớm để quay lại thị trường chứng khoán!
JPMorgan Asset Management đang cảnh báo các nhà đầu tư không nên vội vã mua cổ phiếu lúc này, vì thị trường vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những diễn biến tiêu cực do cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 gây ra.
JPMorgan cảnh báo: Còn quá sớm để quay lại thị trường chứng khoán!
Chuyên gia quỹ đầu tư của JPMorgan cảnh báo khoan vội bắt đáy thị trường ngay lúc này.
“Tôi chưa tự tin ủng hộ việc nắm giữ tài sản rủi ro lúc này, bởi các trạng thái sẽ rất dễ tổn thất khi có tin tức tiêu cực liên quan tới vấn đề dịch bệnh được tung ra”, ông Hugh Gimber, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Các biện pháp chính sách đang hỗ trợ phần nào nhưng vẫn không đủ để chúng ta đánh giá chắc chắn rằng thị trường chứng khoán đã tạo đáy” ông cho hay.
Cổ phiếu toàn cầu đã tăng điểm vào tuần trước và phiên giao dịch thứ Hai vừa rồi trong bối cảnh giới đầu tư lạc quan cho rằng các biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ có thể hạn chế suy giảm kinh tế bởi đại dịch, nhưng trên thực tế diễn biến của Covid-19 vẫn rất trầm trọng, các công ty vẫn đang tiếp tục hạ triển vọng doanh thu của họ. Toàn bộ thiệt hại về kinh tế vẫn chưa tính toán được hết, vì thế sẽ vô cùng nguy hiểm nếu thị trường quay lại trạng thái risk-on quá sớm, ông Gimber nhận định.
Quá sớm để nhận định rằng thị trường đã tạo đáy? (Nguồn: Bloomberg)
Quá sớm để nhận định rằng thị trường đã tạo đáy? (Nguồn: Bloomberg)
Chiến lược gia của quỹ quản lý trị giá 1.9 nghìn tỷ USD đang theo dõi chặt chẽ sức mạnh của thị trường lao động ở Mỹ và châu Âu để nắm bắt các dấu hiệu về việc các nền kinh tế sẽ có thể hồi phục nhanh như thế nào sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Dữ liệu này có thể cung cấp một tín hiệu để quay trở lại mua cổ phiếu, ông nói.
Trong thời gian thử thách này, Gimber khuyên rằng nên tập trung vào các công ty chất lượng với bảng cân đối kế toán rõ ràng và đòn bẩy thấp cả về cổ phiếu và trái phiếu.
“Bạn sẽ muốn đầu tư vào các công ty có bảng cân đối kế toán linh hoạt để có thể vượt qua sự suy giảm hoạt động trong ngắn hạn như hiện nay và trở lại đầy mạnh mẽ khi dịch bệnh qua đi”, ông Gimber nhận định.
Trong thị trường trái phiếu, ông ưu tiên những trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn, vì ông nhận thấy lợi nhuận của những trái phiếu kỳ hạn dài giai đoạn này sẽ hạn chế hơn. Ông đặc biệt quan tâm đến nhóm trái phiếu xếp hạng tín nhiệm cao (investment-grade bonds) đang được hưởng lợi từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác mua lại.
Ngoài ra ông cũng cẩn trọng đối với các trái phiếu rủi ro tín dụng (high-yield bonds) phát hành bởi các công ty có bảng cân đối kế toán thiếu chặt chẽ. “Các ngân hàng trung ương sẽ giúp giải quyết thách thức thanh khoản cho các doanh nghiệp, nhưng họ không thể hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan đến khả năng thanh toán nợ cho những công ty chịu áp lực xoay xở vốn”, ông Gimber khẳng định.
Tuy nhiên, mức chênh lệch hiện nay của các trái phiếu có lợi suất cao mang đến cơ hội hấp dẫn cho những ai muốn đầu tư trong một hoặc hai năm tới, bởi trong ngắn hạn biến động có thể là rất đáng kể.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng vào thứ Ba vừa qua sau khi dữ liệu kinh tế lấn át những ước tính khác và Trái phiếu Kho bạc 10 năm tăng. Tuy nhiên, dịch bệnh Coivid-19 vẫn là thứ ám ảnh tâm trí các nhà đầu tư, khi mà Tây Ban Nha phải trải qua ngày tang thương nhất trong cuộc chiến với đại dịch và chính phủ các nước châu Âu đã nhân đôi nỗ lực để duy trì các lệnh phong tỏa toàn quốc.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 01/04/2020
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 01/04/2020
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 01/04/2020
EUR
Thị trường ngày cuối tháng khá trái chiều, khi kỳ vọng nhu cầu mua USD đặc biệt tăng chỉ xảy ra đối với một số đồng, nhưng lại xuất hiện tình trạng ngược lại đối với các ngoại tệ khác. Nhìn chung, dù có biến động (hoàn toàn dễ hiểu), nhưng sự kiện cuối tháng chưa đến mức hỗn loạn và trở nên hoàn toàn mất kiểm soát như cái cách mà nhiều người lo sợ. Tôi nhận định rằng hầu hết dòng chảy vốn cuối tháng đều đã luân chuyển xong trước buổi trưa phiên Âu hôm qua. Đồng EUR hiện đang quanh vùng 1.10 sau khi nhúng sâu về mức 1.0950 ngày hôm qua. Trong trường hợp này thì thà rằng tôi chọn hướng Long EUR, khi Châu Âu đang tiến gần đến điểm chuyển biến tích cực trong phòng chống dịch bệnh hơn là Mỹ, mặc dù tương quan của cặp EUR/USD đối với những biến động giá/tâm lý như thế này là không rõ ràng. Với những phản ứng mạnh tay trong 3,4 tuần vừa qua được triển khai bởi chính phủ để thỏa mãn nhu cầu tài khóa và tiền tệ, tôi nghi ngờ rằng nhu cầu mua USD tăng vọt mà chúng ta chứng kiến trong tháng rồi đã chấm dứt hẳn và điều kiện thị trường bình ổn trở lại. Nếu xu hướng này của USD diễn ra, đồng EUR có thể hưởng lợi. Mặc dù vậy, tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của sự kiện này, mà đã đang và tiếp diễn lên kinh tế toàn cầu là không thể xem thường, và từ đó có thể dẫn đến việc USD mạnh lên trong dài hạn. Ngay lúc này, tôi ưu tiên Long EUR trong ngắn hạn (với các lý do nêu trên), nhưng tôi không nhìn thấy xu hướng tăng vượt được mức 1.12 hay xa hơn. Và nếu chúng ta có thấy được đà tăng đó, thì tôi chọn Short khi giá chạm những mức giá này. Khá thú vị để xem xét dòng chảy vốn phát triển đến đâu khi chúng ta bước vào quý mới, và chúng ta chắc hẳn sẽ phải quan sát kỹ lưỡng diễn biến dịch bệnh tại khu vực Châu Âu và Mỹ (cũng như những phần còn lại của thế giới).
GBP
Ngày cuối tháng hôm qua gây bất ngờ khi đi ngược lại những dự đoán về lượng mua USD khổng lồ và cho thấy rằng tất cả hành động dự báo đều là phí thời gian. Đồng Bảng Anh đã tăng mạnh trong ngày mà khối lượng lớn bán ra EUR và GBP rất đáng kể, nhưng điều này lại đang diễn ra hôm nay, khi mà GBP vượt đỉnh 1.2450 một lần nữa, và thị trường biến động biên độ rộng có thể diễn ra trong tháng mới này. Chúng tôi không có nhận định cụ thể nào đối với GBP, nhưng có thể chúng ta đang tiến gần đến vùng đỉnh hơn là vùng đáy. Quan sát mức 1.2240 và 1.2485, là hai vùng hộ trợ và kháng cự gần nhất
CHF
Các hoạt động cuối tháng hôm qua chứng kiến đà tăng khá ấn tượng của cặp EUR/CHF (mức đỉnh của ngày là 1.0622). Như đã đề cập hôm qua, chúng tôi ủng hộ việc bán rải trong tình huống này, và hôm qua là một cơ hội rõ nét. Với những ai đã bán rải quanh đỉnh vào hôm qua, tôi nghĩ là hợp lý khi tiếp tục Short khi giá giảm thêm 20-25 pips (hiện giờ là 1.0592), nhưng chỉ như thế và không hơn nữa, trừ phi bạn có chiến lược trung hạn cụ thể. Trong quá khứ, chúng tôi luôn yêu thích nắm giữ CHF, nhưng NHTW Thụy Sĩ (SNB) rõ ràng đang can thiệp sâu vào thị trường ngoại hối, rất khó để đồng CHF tăng giá quá mạnh trong tương quan của cặp EUR/CHF, nên cặp này chỉ giảm khoảng 50-60 pips. Bạn có thể tiếp tục Short cặp EUR/CHF, nhưng mà khi biến động giá và cơ hội đang ở khắp mọi nơi, tôi không chắc đây là điều đáng để đầu tư công sức và vốn vào. Dĩ nhiên, cú huých như hôm qua hay một ngày nào khác chắc chắn là cơ hội đáng để vào trạng thái, và cũng phải thừa nhận rằng nên giao dịch một cặp tiền tệ mà hành động giá ổn định khi mà cả thị trường hỗn loạn.
AUDNZDCAD
Một tháng với nhiều cung bậc cảm xúc nhất trong lịch sử đã trôi qua, và vào ngày cuối tháng hôm qua chúng ta chứng kiến những biến động ấn tượng của đồng Loonie. Tỷ giá USDCAD tăng vọt lên mức 1.4350 trong suốt phiên Á và phiên Châu Âu khi các quỹ tiền mặt ở cả trong và ngoài nước mua vào, để rồi đến cuối phiên London lúc 4pm (22h Việt Nam) tất cả đà tăng bị xóa sạch với các tập đoàn lớn bán ra, và sau đó cặp tiền này được giao dịch ở mức 1.4011 khi về cuối phiên New York. Chúng ta có thể liên tưởng hành động giá ngày hôm qua đến những bước chạy của loài Kangaroo, chúng nhảy nhót lên xuống khắp mọi nơi! Chúng tôi kỳ vọng mọi thứ sẽ tiếp tục lắng xuống khi tháng 3 đã qua, và thật khó có thể dự đoán được hướng đi chính xác của đồng USD hay thị trường chứng khoán trong những tuần tới. Tôi có một dự cảm mãnh liệt rằng chúng ta vẫn chưa thấy được đáy của thị trường chứng khoán hay đỉnh của đồng Dollar Mỹ trong trung hạn, tuy nhiên chỉ với quan điểm như vậy thì sẽ rất khó để có thể giao dịch trong ngày hiệu quả. Điều tôi cảm thấy chắc chắn nhất đó là sự yếu đi của đồng CAD bởi Canada luôn là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, nền kinh tế của nước này chắc chắn bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu thô Canada (WCS) giờ chỉ còn 5 USD/thùng, cùng với đó mảng xuất khẩu và dịch vụ của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn do mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế đang hỗn loạn của Mỹ. Tại một diễn biến khác, Thủ tướng Úc Scott Morrison cuối cùng cũng đã mở ngân khố với gói hỗ trợ tài khóa khổng lồ cho nền kinh tế đang gặp vô vàn khó khăn, và nếu đó không phải vì sự hỗn loạn khó lường ở thời điểm cuối tháng, Aussie nhiều khả năng đã bị bán tháo sâu hơn vào ngày hôm qua. Tôi ưu tiên bán CAD so với các đồng USD, JPY, AUD với tầm nhìn về trung hạn.
JPY
Trong khi xu hướng dòng tiền không thật sự tương xứng với khối lượng giao dịch cuối tháng ngày hôm qua, thì độ biến động cao đã tạo ra những hành động giá ấn tượng trong nhóm các đồng tiền G10. Cặp USDJPY tạo đỉnh trong ngày tại phiên Tokyo nhưng sau đó đã không giữ được đà tăng và kết thúc năm tài khóa 2019 ở dưới mức 108. Phiên giao dịch Tokyo đầu tiên của năm tài khóa 2020 bắt đầu với kỳ vọng lẫn lộn từ tất cả các bên tham gia thị trường và không có nhiều điều đáng chú ý từ các chi nhánh của chúng tôi tại Nhật Bản, tuy nhiên nếu góc nhìn của tôi là đúng thì có lẽ nguồn cung JPY sẽ rải ra trong tháng chứ không tập trung vào thời điểm đầu tháng. Có môt số tin xấu cho đồng JPY đến từ các thương vụ M&A với việc tập đoàn Asahi đang tìm cách mua lại một số mảng kinh doanh của AB INBEV với trị giá khoảng 11 tỷ Dollar, điều này phải thú thực là đang đi ngược lại với dự báo của chúng tôi tuy nhiên một mẩu tin tức thì chưa thể nói lên điều gì. Thêm vào đó, đồng Yên tiếp tục được củng cố trong bối cảnh các nỗ lực để làm dịu thanh khoản USD liên tục được đưa ra và chúng tôi đã thấy cặp USDJPY đang có dấu hiệu quay lại với tương quan tâm lý rủi ro vốn có của nó. Chúng tôi sẽ tiếp tục bán ra cặp tiền này từ đây, 107.10/20 vẫn đang là mức hỗ trợ trước mắt và sâu hơn bên dưới là vùng 106.70/75, ở chiều ngược lại kháng cự phía trên nằm ở 108.00 và 108.70/80. Chú ý tin tức Bảng lương phi nông nghiệp ADP và ISM Sản xuất của Mỹ vào tối nay.
JPMorgan

Nguồn: dubaotiente.com
 
Nhận định của FX Trader JP Morgan London ngày 2/4
Dưới đây là nhận định của các Big Boys của J.P. Morgan trụ sở London. Cùng xem họ có quan điểm ra sao trong điều kiện thị trường hiện tại.
Nhận định của FX Trader JP Morgan London ngày 2/4
Trụ sở JP Morgan tại London
AUD-NZD-CAD (James Clark)
Mở đầu sáng nay, các đồng tiền xăng dầu được đánh lên với thông tin OPEC có ý định thỏa hiệp và Trung Quốc mua dầu dự trữ, khiến tỷ giá USD/CAD rơi xuống 1.41. Cá nhân tôi chưa thấy đây là điểm đảo chiều cho câu chuyện về dầu trong vòng từ 1-2 tháng tới, sẽ không có nghĩa lý gì để đẩy giá dầu xuống mức thấp như thế này nếu chưa ép được những nhà sản xuất dầu với chi phí cao như Canada dừng hoạt động. Mặc dù vậy, giá dầu đã rất thấp và khối lượng giao dịch thị trường mỏng, do đó không thể loại trừ khả năng các đồng tiền liên quan tới xăng dầu tăng cao trở lại vào một ngày không nhiều tin tức. Chiến lược giao dịch của tôi là bán đồng CAD khi giá tăng. Tôi đang trông chờ cặp USD/CAD xuống tới mức 1.39/40 để mở vị thế mua vào và rổ lý tưởng gồm các đồng JPY, USD, NOK và RUB, nhưng tôi đã đóng phần lớn lệnh các lệnh mua vào trong sáng nay.
Cặp AUD/USD đã có cú bật tăng bất ngờ vào trước 4h chiều qua (theo giờ London) và cũng khá khó giải thích. Tôi cho rằng nguyên nhân do thanh khoản mỏng và lực mua theo quán tính bởi tất cả những gì tôi thấy là rất nhiều vị thế bán khống bị cắt lỗ. Hôm qua tôi đã gợi ý việc mua vào đồng AUD như một phần của rổ tiền tệ đối ứng với trạng thái bán CAD nhưng tôi đã thay đổi quan điểm sau đó. Mặc dù gói kích thích kinh tế của Úc khá lớn, tôi vẫn duy trì quan điểm thị trường cổ phiếu vẫn trong xu hướng giảm giá từ 3-6 tháng tới và cảm giác chắc rằng chúng ta vẫn chưa được chứng kiến mức đáy tồi tệ nhất, vì vậy trong điều kiện Price Action của AUD/USD vào tháng ba vừa qua và thị trường cổ phiếu giảm mạnh, rất khó để thực hiện vị thế mua vào Aussie ngay cả khi câu chuyện cơ bản đã có tín hiệu tích cực. Duy trì canh bán AUD/USD quanh mức 0.62, từ bây giờ trở đi, khoảng 0.60-0.62 là kháng cự mạnh.
GBP (Karim Mir)
Hiện tại không có nhiều câu chuyện để nói về đồng Sterling. Cặp EUR/GBP lại một lần nữa bị bán tháo trong phiên London hôm qua (trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên), nhưng đồng Cable gần như đi ngang, so với biên độ giá biến động rất lớn 3 tuần vừa qua. Số ca nhiễm Covid-19 tại Vương quốc Anh đang trong cảnh báo gia tăng nhưng đại dịch này vẫn chưa thực sự tác động tới yếu tố cơ bản của đất nước này. Thay vào đó, việc thị trường cổ phiếu và hàng hóa biến động mạnh hơn và dòng tiền ra vào mới là những động lực chính. Dựa trên phiên giao dịch hôm qua, hãy để ý vùng giá 1.2240 và 1.2485 đối với gặp GBP/USD, còn đối với EUR/GBP, các mốc 0.8780/90 có thể là mốc hỗ trợ.
CHF (Jeffrey Simmons)
Cặp tiền EUR/CHF đang tích lũy trong biên độ hẹp. Dòng tiền vào cuối tháng đã đẩy cặp tỷ giá lên trên mức 1.0620 vào thứ Ba vừa qua, trong khi đó phiên giao dịch ngày hôm qua đồng Euro suy yếu trên diện rộng khiến cặp tiền quay trở lại về mốc 1.0558, nhưng sau đó lại bật lại ngay. Tôi không có nhiều quan điểm mới đối với cặp tiền này và hôm qua tôi đã không thực hiện giao dịch liên quan, nhưng trong ngắn hạn, vùng giá hiện tại có vẻ thích hợp để giao dịch ở cả hai chiều. Tuy nhiên, theo tôi thì vẫn nên canh bán EUR/CHF khi giá tăng, tuy nhiên với mức độ mà ngân hàng trung ương Thụy Sỹ đang can thiệp (ít nhất ở thời điểm này) đủ để khiến quan điểm giá giảm trở nên vô nghĩa một khi giá đã xuống tới mức 1.0550 hoặc thấp hơn, trừ khi bạn là nhà giao dịch dài hạn. Thực tế là, mua bắt đáy gần đây cũng có hiệu quả tương đương với bán dò đỉnh. Mặc dù việc giao dịch trong khoảng 70-80 pips trong thị trường mà có rất nhiều cặp khác biến động cao hơn thế vài phần trăm có vẻ như khá phí thời gian, chiến lược giao dịch vẫn đang đi đúng hướng trong điều kiện không có quá nhiều xáo trộn xảy ra. Một ngày nào đó chiến lược này sẽ không còn đúng, nhưng chúng ta vẫn chưa đi đến mức đó.
EUR (Jeffrey Simmons)
Hôm qua chứng kiến Euro khá nặng nề, cũng hơi ngạc nhiên mặc dù ở thời điểm hiện tại, Euro chưa có nhiều câu chuyện về dòng tiền. Lực bán EUR/GBP và EUR/JPY rõ ràng là nguyên nhân Price Action hôm qua, nhưng tôi vẫn chưa thấy có gì đáng chú ý ở cả hai cặp trên. Chúng ta tiếp tục có ‘tương đối’ thông tin tích cực từ các nước trong khu vực Châu Âu về đại dịch Covid-19 như số ca nhiễm và tỷ lệ tỷ vong đang giảm dần, nhưng tôi nhấn mạnh mức độ ‘tương đối’ ở đây. Mặc dù Price Action của phiên hôm qua theo hướng giảm, tôi vẫn có chút thiên vị phe mua đồng Euro trong hôm nay, nhưng hiện tại dòng tiền vẫn chưa đủ chắc chắn để biết phe nào đúng.
JPY (Charlie Cass)
Đồng JPY tăng ấn tượng trong phiên hôm qua trong các cặp tỷ giá chéo do tài sản rủi ro chịu áp lực. Tất nhiên, chỉ một/ hai ngày thôi chưa có ý nghĩa nhưng nó chắc chắn khiến chúng ta phải chú ý lại tương quan truyền thống giữa tâm lý rủi ro và giá JPY để có ý tưởng giao dịch. Mặc dù có rất ít sự thay đổi trong phiên Tokyo nhưng chi nhánh chúng tôi tại đó bắt đầu nhận thấy lực mua JPY từ các quỹ tiền thật trong nước tuy khối lượng tương đối nhỏ. Tôi vẫn duy trì quan điểm bán cặp USD/JPY ở thời điểm này, câu chuyện trong nước Nhật có thể chưa đủ mạnh để dẫn dắt tỷ giá nhưng tôi vẫn tự tin rằng nó sẽ là động lực chính dẫn dắt tỷ giá USD/JPY (đặc biệt là khi giá đang biến động khá hẹp). Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng tâm lý rủi ro sẽ gặp trở ngại trong vài tuần tới bởi sự chú ý đang dồn về nước Mỹ thay vì châu Âu và cùng với nguy cơ dịch bệnh lại bùng phát ở Tokyo. Số đơn thất nghiệp tại Mỹ có thể là tin xấu trong hôm nay khi chúng ta trông chờ tin non-farm vào tuần này, mặc dù tin tức kinh tế sẽ có ít tác động tới thị trường. Các mốc giá 106.70/75 là các mốc hỗ trợ đầu tiên, sau đó đến 106.10/20 phía bên dưới. Trong khi đó, 108.00/10 là kháng cự gần nhất và trên đó là 108.70/80.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Nhận định của JP Morgan London ngày 3 tháng 4.
Tiếp tục chuyên mục nhận định của các Big Boy, hôm qua đã có rất nhiều nhận định chính xác. Quan điểm của một 'cá mập' trong cuộc trong phiên tối nay sẽ như thế nào? Cùng đọc qua bài viết dưới đây.
Nhận định của JP Morgan London ngày 3 tháng 4.
Trụ sở JP Morgans tại London.
JPY (Charlie Cass)
Hôm qua là một phiên khá yên ắng trong bối cảnh tâm điểm là giá dầu, hiển nhiên rằng sẽ có một vài động thái đang diễn ra ngầm phía sau hậu trường nhưng tôi không chắc rằng có thể tin tưởng lời nói của Trump, và mặc dù giá dầu biến động khá lớn tính theo phần trăm nhưng điều đó cũng không thay đổi bức tranh tổng thể. Những điều trên đã không cản được đà tăng của USD/JPY test lại các vùng giá cao hơn, và thật đáng thất vọng là tôi vẫn chưa thấy xu hướng rõ ràng nào trong phiên Tokyo vào tối qua. Có một tin an ủi từ chi nhánh của chúng tôi rằng bắt đầu chứng kiến lực bán khống từ các quỹ tiền thật trong nước đối với cặp USD/JPY và cơ sở hoán đổi tiền tệ thu hẹp hơn trong tuần này nhưng câu chuyện Price Action gần đây thường không theo kỳ vọng bằng cách nào đó khi đến gần thời điểm cuối tuần. Nói đơn giản thì cú sốc về số lượng đơn tuyên bố thất nghiệp vào tối qua có rất ít tác động tới thị trường, nhưng chiến thuật vẫn là bán bởi tin tức về dữ liệu kinh tế trong ngày hôm nay gồm bảng lương phi nông nghiệp (non-farm payroll) và chỉ số dịch vụ ISM sẽ được công bố. Các mốc hỗ trợ hướng tới là 107.50/60, thấp hơn đó gồm 106.90/00; trong khi đó, các mốc 108.20/30 (đường trung bình động 200 ngày) sẽ là kháng cự gần nhất, trên đó sẽ là 108.85/90 (đường trung bình động 100 ngày). Đáng chú ý rằng cặp tiền EUR/JPY cũng đang tiến tới các mốc hỗ trợ quan trọng là 115.90/10 và 114.80/00.
AUD-NZD-CAD (James Clark)
Nếu tôi đã nói trong ngày hôm qua rằng tại một thời điểm nào đó, dầu tăng 38% từ đáy hôm trước nhưng mức đáy của USD/CAD sẽ cao hơn 50% so với mức đáy gần nhất trước đó, chắc hẳn nhiều người sẽ không tin tôi. Tuy nhiên, đó là tình huống đã xảy ra và biến động USD so với EUR và CAD quyết định xu hướng cho các đồng tiền trong nhóm G-10. Như tôi đã nói trong bài nhận định hôm qua, chưa hề xuất hiện điểm đảo chiều cho câu chuyện về dầu trong thời gian gần, mục tiêu là tranh giành thị phần và ép buộc các nhà sản xuất có chi phí cao phải đóng cửa; trừ khi tất cả nhà sản xuất đều đồng lòng cắt giảm sản lượng (gồm có cả Mỹ, Canada và cả Na Uy), còn không thì vẫn chưa đến hồi kết. Tuy nhiên có một điều đang được kỳ vọng rằng Mỹ đang đề nghị dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cho phía Nga và đổi lại, Nga cần phải xin lỗi Ả Rập Xê Út. Thêm vào đó, tôi đang không chắc chắn rằng Tống thống Trump sẽ ép cắt giảm sản lượng như thế nào tại Mỹ trong điều kiện các công ty dầu mỏ là tư nhân. Nghe có vẻ buồn, nhưng việc các tin tức về giá dầu bật tăng từ đáy đang chiếm sự chú ý có thể có tác động trong vòng từ 24-48 tiếng, nhưng chiến lược vẫn là mua bắt đáy USD/CAD. Mặc cho giá dầu Canada (WCS) rơi xuống $5 hay $8, Canada vẫn là đất nước sản xuất dầu mỏ với chi phí cao vì thế các công ty khai thác sẽ sắp phá sản trong vài tháng tới trừ khi giá dầu hồi phục mạnh. Câu chuyện về Canada vẫn trong giai đoạn đầu và chiến lược sẽ bán đồng CAD đối với rổ đồng tiền JPY, USD, NOK và RUB và trọng tâm đang xoay quanh đồng USD.
Quan điểm về thị trường cổ phiếu giá xuống trong vài tuần tới và đồng USD đang mạnh lên sẽ là lý do cốt lõi bán khống AUD/USD nếu nó tăng đến 0.6150. Mặc dù câu chuyện về yếu tố cơ bản của Úc đã được cải thiện gần đây với chính sách tài khóa, nhưng tình trạng thanh khoản kém trên thị trường ngoại hối về dòng tiền vốn sắp quay lại như chúng ta đã chứng kiến trong tháng trước. AUD/USD sẽ là một trong những cặp tiền cơ bản đầu tiên bị tác động khi thị trường cổ phiếu giảm giá và đồng Dollar tăng lên.
GBP (Karim Mir)
Nhắc lại một lần nữa, GBP/USD (tăng nhẹ lên khoảng 1.2400) không được chú ý bằng cặp EUR/GBP, chứng kiến lực bán tháo trong phiên London hôm qua xuống mức đáy mới là 0.8738. Mốc giá này đánh dấu mức hỗ trợ tiếp theo biểu đồ kỹ thuật do đó tôi sẽ không loại trừ khả năng sẽ có một nhịp hồi tại đây mặc dù trong điều kiện thanh khoản giảm sẽ có khả năng xu hướng vẫn giảm cho đến khi một mức đáy thật sự được hình thành. Tổng kết lại, quan điểm của tôi đối với GBP là trung lập tại thời điểm này, và với việc khách hàng giảm bớt trạng thái lệnh, tôi cảm giác rằng rất nhiều người tham gia giao dịch GBP sẽ đứng ngoài trong cả tuần này, dự đoán rằng hôm nay đồng GBP sẽ khá yên ắng.
CHF (Jeffrey Simmons)
Ngày hôm nay vẫn chưa đón nhận thêm điều mới mẻ nào cho đồng CHF. Đồng tiền này vẫn được giao dịch trong khung hẹp khi mà xu hướng giá xuống bị chặn bởi sự can thiệp từ phía ngân hàng TW Thụy Sĩ và xu hướng giá lên bị kéo lại bởi tâm lý đề phòng rủi ro cũng như nhu cầu bán CHF từ các quỹ tiền thật. Tôi vẫn ủng hộ chiến lược mua bán hai chiều đối với biên độ giao dịch này bởi đặt trong bối cảnh hiện tại, khi mà mọi thứ trở nên kém rõ ràng hơn so với tháng Ba trước đó, chiến lược này đang khá hiệu quả. Thiên hướng trong thời gian ngắn của tôi nghiêng về tâm lý ‘Risk-off’ hơn, vì thế nên tôi sẽ canh bán dò đỉnh, nhưng với mức giá hiện tại (1.0563), chúng ta đang ở gần vùng canh mua (1.0535/50) hơn vùng giá canh bán (1.0600/20)
EUR (Jeffrey Simmons)
Ngày hôm qua là một ngày rất phức tạp với Euro, giá biến động thất thường và có vẻ không theo một logic nào, và vấn đề thanh khoản vẫn rất kém. Đồng Euro lại suy yếu lần nữa và chú ý rằng điều đó tác động đến các đồng tiền khác. Việc đồng Dollar mạnh lên không thể hoàn toàn là lý do cho việc giá xuống, trong khi đó các đồng tiền khác (như đồng Cable) không bị giảm mạnh như Euro. Việc đồng Euro yếu đi có thể do tình cảnh các nước trong khu vực đang phải chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, đặc biệt là khi xuất hiện ý tưởng về bảo hiểm Coronabond. Đây là vấn đề gây tranh cãi cùng với tâm lý chung rằng không đủ các biện pháp giúp đỡ hầu hết các nước bị nhiễm có vẻ như là yếu tố dẫn dắt chính ở thời điểm này. Tôi đã có quan điểm nghiêng về phía tăng thận trọng đối với cặp EUR/USD trong vài ngày trước, mặc dù nó không phải là quan điểm mạnh mẽ lắm. Tuy nhiên, dù thế nào thì đấy là một quan điểm sai lầm chết người, và chúng tôi đứng ngoài đối với Euro hiện tại bởi dòng tiền gần đây không rõ ràng và không có câu chuyện thực sự nào đối với chúng tôi. Tổng thể rủi ro, chúng ta đang gần như cân bằng nếu như không muốn nói là có đôi chút thiên về xu hướng giảm vào sát ngày cuối tuần.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 06/04/2020
EUR

Đồng EUR mở cửa đầu tuần với giao dịch trầm lắng suốt phiên Châu Á, trong khi thị trường chứng khoán khởi sắc ấn tượng. Những tin tức tích cực xoay quanh các điểm nóng liên quan đến virus Corona như Ý, hay các phần khác của Châu Âu, và New York khiến cho nhiều nhà đầu tư như tìm thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù thông tin gần như chỉ tương đối tốt và tình hình cơ bản vẫn đặc biệt ảm đạm, chúng ta cần phải ghi nhớ về hàng loạt các động thái đáng kể mà các chính phủ và các Ngân hàng trung ương đã thực hiện để giải cứu thị trường. Dù vậy, sự tác động của điều này lên nền kinh tế vẫn còn là dấu hỏi chưa rõ, và khi phần lớn thế giới vẫn trong tình trạng phong tỏa, khó để quay lại vị thế mua vào mạnh mẽ. Chúng tôi gần đây vẫn giữ tâm lý cân bằng và có thể duy trì quan điểm trong thời điểm này, nhưng ngắn hạn vẫn đang nghiêng về cảm giác rủi ro dịu bớt. Vào thứ Sáu rồi, chúng tôi đã ghi nhận những trường hợp các quỹ tiền mặt của Châu Âu bán ra EUR, dù khối lượng không lớn như từng xảy ra vào tháng Ba. Hiện tại, shúng tôi sẽ giữ góc nhìn trung lập và tiếp tục quan sát dòng chảy vốn, cùng với các thông tin tiến triển của dịch bệnh. Về mặt kỹ thuật, cần chú ý mức hỗ trợ 1.0770/75 và mức kháng cự 1.0890/00.

CHF

Cặp tỷ giá EUR/CHF duy trì giao dịch trong biên độ hẹp, khi vùng hỗ trợ 1.0540/50 tiếp tục duy trì ổn định, và bất cứ lực đẩy giá nào lên cao hoặc vượt khỏi mức 1.06 đều nhanh chóng bị ngăn chặn. Tình huống này đã diễn ra trong thời gian này, và tôi không thấy có lý do cấp bách gì để thay đổi điều ấy. Thị trường chứng khoán tăng đáng kể, nên có thể vùng kháng cự của cặp tỷ giá này sẽ được kiểm tra trong hôm nay. Chúng tôi ưu tiên chiến lược bán khi giá quanh mức 1.0600/20. Đối với cặp USD/CHF chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm trung lập. Dữ liệu về số lượng tiền gửi trong nước của Thụy Sĩ đáng để quan sát, đặc biệt là sau con số khổng lồ của tuần trước.

GBP

Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm xuống vào phiên thứ 6 tuần trước và đó cũng là ngày thị trường im ắng nhất kể từ tháng 2. Tuy vậy Sterling đã có một sự sụt giảm khá đáng kể trong bối cảnh đồng Dollar tăng giá trên tất cả các cặp tiền. Chúng tôi vẫn trung thành với quan điểm lõi rằng giờ đây Cable đang được giao dịch trong một biên độ rộng từ 1.20-1.25, và với việc tỷ giá đã vài lần “ghé thăm” mức kháng cự 1.25 trong tuần vừa rồi, thì tuần này hành động test hỗ trợ 1.20 là có thể. Tuy nhiên với xu hướng thanh khoản nhiều khả năng vẫn sẽ ở mức thấp trong vài tuần tới thì rất có thể xu hướng dòng tiền mua bán sẽ là nhân tố chính dẫn dắt tỷ giá trong ngày, và chúng ta nên chuẩn bị tinh thần cho những biến động lớn và khó lường có thể xuất hiện trong khoảng giá này.

JPY

Một tâm lý lạc quan lan tỏa trên toàn thị trường sáng nay với những con số tích cực hơn (mặc dù vẫn còn tệ) đến từ điểm nóng Covid 19 Châu âu và Mỹ, cùng với đó, Dầu thô đã giữ được đà tăng của tuần vừa rồi mặc dù cuộc họp OPEC + đã bị lùi lịch do những cãi vã qua lại. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy cặp USDJPY bị bán ra trong phiên giao dịch Tokyo khi thời điểm cuối năm tài chính đã qua đi và trong khi đó các chi nhánh của chúng tôi đang cho thấy các quỹ tiền mặt nước ngoài đang mua vào JPY một cách rõ rệt. Nhìn một cách tổng thể, động lực thị trường hiện tại không phải là điều chúng tôi mong đợi và với việc tỷ giá đóng cửa tuần vừa rồi trên đường trung bình 200 ngày và bây giờ lại tiếp tục vượt qua đường trung bình 100 ngày, chúng tôi quyết định giữ quan điểm đứng ngoài trên cặp tiền này một lần nữa. Các level cần chú ý là 109.20/30 và 110.00/10 cho kháng cự, hỗ trợ nằm ở các mức 108.75/80 và 108.10/20 phía bên dưới.

AUDNZDCAD

Tôi nghĩ rằng việc Singapore thông báo phong tỏa toàn quốc hôm thứ 6 vừa qua và phản ứng của thị trường sau đó là một dẫn chứng quan trọng cho thấy giờ đây giới tài chính đang khá “bình tâm” trước các tin tức về phong tỏa và các kịch bản tương tự như ở châu âu sẽ còn tiếp tục xảy ra, đó cũng là một ví dụ điển hình cho thấy việc đóng cửa trên toàn quốc có thể kéo dài trong bao lâu. Quan điểm của tôi đó là các tin tức tồi tệ tới đây cuối cùng cũng sẽ đẩy thị trường chứng khoán vào một đợt giảm điểm tiếp theo cũng như xuất hiện đợt sóng tăng mới ở đồng USD, nhưng dường như kich bản đó sẽ không xảy ra sớm trong tuần này khi mọi thứ có vẻ như đang bình lặng hướng đến lễ phục sinh cuối tuần. Dù sao đi nữa, tôi vẫn ưu tiên đứng ở phía bên mua đối với đồng Dollar Mỹ so với các đồng AUD, GPB và CAD. Như chúng ta đã được chứng kiến trong tháng 3 vừa rồi, AUDUSD và GBPUSD sẽ là hai cặp tiền có khả năng bị giảm giá nhanh nhất nếu chứng khoán tiếp tục bị tổn thương và lực cầu trên đồng USD quay trở lại do nhu cầu phòng hộ trong nước. Về phía cặp tiền USDCAD, những ngày qua hành động giá vẫn đang tiếp tục giật qua lại, giá dầu thô quay đầu tăng trở lại vào thứ 6 tuy nhiên tỷ giá vẫn được hỗ trợ khi ở trên mức 1.4080/00. Tôi sẽ tiếp tục short đồng CAD so với các đồng tiền khác, đối trọng phần lớn là đồng USD và một phần nhỏ các đồng RUB và NOK để phòng ngừa rủi ro đạt được thỏa thuận giữa các quốc gia dầu mỏ.

Bài gốc: https://dubaotiente.com/chien-luoc-giao-dich-cua-fx-trader-jp-morgan-london-ngay-06042020-20671.html
 
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan sáng ngày 07/04/2020
JPY

USDJPY tiếp tục tích lũy với lực bid nhẹ từ ngày hôm qua, hành động giá này được hỗ trợ một phần từ lực mua USD trên các cặp USD/EM (USD/các đồng tiền thị trường mới nổi) khi các cặp này có động thái tăng vọt trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ 2. Quan điểm “bearish” vẫn đang là tông chủ đạo trên thị trường khi giá vẫn đang giao dịch ở trong biên độ 107/111 và tôi nghi ngờ rằng việc tỷ giá tăng lên đến khoảng giữa vùng giá 109.xx (vùng 38.2% fibonacci truy hồi từ đỉnh 125.86 đến 99.00) sẽ kích hoạt các hành động siết giá cắt lỗ đẩy tỷ giá lên cao hơn. Hôm qua, Nhật bản đã tung ra gói cứu trợ khổng lồ 108 nghìn tỷ Yên tương đương với 20% GDP trong đó bao gồm 6 nghìn tỷ yên được gửi trực tiếp đến các gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thời điểm hiện tại, tôi vẫn giữ quan điểm chiến thuật short JPY đối trọng với đồng CHF trong khi chờ đợi quan sát hành động giá trên cặp USDJPY khi tỷ giá tiến về 109.50 để quyết định xem có nên quay trở lại để long cặp tiền này hay không.

GBP

Cable đang chịu áp lực trong bối cảnh quan ngại gia tăng về tình trạng sức khỏe của thủ tướng Johnson. Sáng nay GBPUSD tiếp tục giảm xuống mức 1.2166 trong điều kiện thanh khoản mỏng manh trên thị trường. Căp tiền này hiện tại đang giao dịch ở mức thấp 1.22xx – đây cũng là mức 38.2% fibonacci truy hồi của đợt sóng giảm từ 1.3516 đến 1.1413. Sterling vẫn đang được đánh giá rất dễ bị tổn thương trong hoàn cảnh mịt mờ như hiện tại. Hỗ trợ cần chú ý nằm ở 1.1910/00 và kháng cự cần quan sát tại khoảng giữa 1.24xx
 
Nhận định của JP Morgan London ngày 8 tháng 4
Trải qua một tuần sau khi tâm lý 'Risk-on' trở lại, các Big Boys đang toan tính gì. Cùng dubaotiente đón đọc các nhận định của từng đồng tiền trong nhóm G-7 dưới đây.
EUR

Đồng Euro đã có một phiên tăng giá mạnh vào ngày hôm qua khi nhu cầu mua Euro từ công ty khá tốt, và thị trường mua ròng Dollar ngắn hạn tuần trước phần nào cover trạng thái. Như đã đề cập trong các bài viết gần đây, đồng Euro hiện đang thiếu đi xu hướng dẫn dắt tỷ giá và phụ thuộc luồng tiền diễn ra hàng ngày. Trong bối cảnh hiện tại, chính bản thân các công ty nhận ra đang phòng ngừa rủi ro tỷ giá quá xa, có vẻ điều này đóng vai trò quan trọng tới tỷ giá cặp EUR/USD. Trong khi đó, tài sản rủi ro đã hồi mạnh mẽ và rất đáng chú ý, tuy nhiên với các mốc kháng cự quanh 2700/2800, tôi không nghĩ rằng chỉ số S&P500 còn cơ hội để tăng đặc biệt tình hình xung quanh vẫn còn chịu tác động do triển vọng kinh tế kém. Đóng cửa đêm qua chắc chắn không phải là một tín hiệu tăng giá. Ngoài ra, tôi đặt ra câu hỏi rằng các vị thế mua tài sản rủi ro có phải cắt lỗ hay không trước khi kết thúc tuần giao dịch này. Cuối cùng, điểm tin cách đây vài giờ cho thấy rằng các nhà kinh tế trưởng của EU đã thất bại trong việc đạt được các thỏa thuận đối phó với Covid-19, đây chính là thứ tô đậm thêm tình hình căng thẳng trong khu vực châu Âu cũng như sự bất đồng lớn giữa các quốc gia thành viên ở phía nam và phía bắc. Quan điểm của tôi rằng nên thận trọng hơn một chút vào lúc này. Chúng tôi cũng đang có xu hướng tận dụng giá trị tương đối hấp dẫn ở các thị trường mới nổi (EM) và chiến lược vẫn đang tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, tập trung vào các vấn đề chính trị nóng ở châu Âu trong bối cảnh hiện tại, tôi hiện đang ủng hộ một chiến lược short thận trọng cặp EUR/USD khi nó tăng giá. Mốc 1.0900/10 là mức thích hợp để cân nhắc trong ngày. Mặc dù vậy, như đã giải thích tôi đang đặc biệt tập trung vào câu chuyện dòng tiền ra vào hiện tại và không quá quan tâm đến một bên nào so với bên kia.

JPY

Việc chứng khoán Mỹ đêm qua kết thúc phiên giảm điểm cùng với sự bất đồng quan điểm giữa các nhóm nước châu Âu trong việc thống nhất chính sách tài khóa chung cho cả khu vực đã khiến tâm lý rủi ro giảm nhẹ vào sáng nay, nhưng nhìn chung phiên Á diễn ra một cách tương đối yên tĩnh cùng với nhu cầu từ trong nước được ghi nhận tăng lên từ mức thấp đối với cặp USD/JPY. Tôi vẫn chưa nhìn thấy xu hướng tăng giá của tài sản rủi ro tại thời điểm này mặc dù đồ thị đường cong Corona đang lập đỉnh, do quan điểm sự suy giảm kinh tế sẽ kéo dài hơn nhiều so với góc nhìn của đại đa số. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ để xem các điểm nóng về dịch bệnh diễn biến như thế nào khi các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội được dỡ bỏ (Vũ Hán bỏ phong tỏa hôm nay) nhưng điều này vẫn cần thời gian để chứng minh. Duy trì quan điểm đứng ngoài đối với đồng JPY tại thời điểm này. Các mốc 108.50 là mốc hỗ trợ đầu tiên, sau đó là các mốc 108.10/20 bên dưới; trong khi đó các mốc 109.25/35 vẫn là kháng cự cứng, nếu bị phá thì vẫn còn mốc kháng cự 110.00/10 ở trên.

GBP

Thêm một phiên giao dịch với Price Action khó lường của GBP nhưng cuối cùng đồng Sterling đang mở cửa ở gần mức giá đóng cửa ngày hôm qua và lực cầu không rõ ràng. Chúng tôi đã khuyến nghị bán GBP/USD vào ngày hôm qua và việc giá có lúc tăng lên 1.2380 là cơ hội rất tốt để mở vị thế. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng ta từng thỉnh thoảng chứng kiến khung giao dịch rất lớn dao động từ 1.20 tới 1.25 đối với cặp tiền này và nếu xu hướng ‘rung lắc’ này vẫn còn, xu hướng rõ ràng sẽ khó xuất hiện. Rõ ràng tất cả sự tập trung đang hướng đến dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, ngoài ra tác động của dịch bệnh đối với chính trị Anh (Johnson vẫn trong giai đoạn điều trị tích cực) nói riêng và nền kinh tế Anh rộng nói chung (khả năng phong tỏa vẫn còn trong vài tuần nữa).

CHF

Câu chuyện của CHF vẫn như cũ. EUR/CHF đang giao dịch trong biên độ hẹp, nhưng như tôi đã đề cập trong các bài viết trước đó, vùng giá này vẫn có thể giao dịch được. Do cặp EUR/CHF không có nhiều biến động, nên cặp USD/CHF diễn biến gần như giống với với EUR/USD. Tôi thiên về xu hướng tài sản rủi ro điều chỉnh xuống phần nào hướng tới dịp lễ dài cuối tuần. Mặc dù điều đó đồng nghĩa với USD sẽ tăng giá, chúng tôi không muốn mua USD/CHF bởi đồng Franc Thụy Sỹ tương quan ngược với tâm lý rủi ro. Do đó, giữ khuyến nghị trung lập với USD/CHF và cân nhắc giao dịch trong biên độ với cặp này.

AUD-NZD-CAD

Tôi đã nhận định rằng tuần này sẽ có một chút yên bình trước khi cơn bão đổ bộ trước lễ Phục sinh và USD có thể giảm giá trong khi thị trường cổ phiếu tăng giá và khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối giảm. Tuy nhiên, sáng nay, tâm điểm về việc khối EU thất bại trong việc đạt được một gói kích kích tài khóa và đồng Euro giảm mạnh trong khi USD tăng lên ngay sau đó đã nhắc chúng ta nhớ lại bản chất mong mạnh của giai đoạn tài sản rủi ro hồi phục. Ba thứ tôi đang theo dõi có thể khiến tài sản rủi ro sụt giảm lần lượt là (1) các công ty sẽ ngừng hoạt động, (2) một vài thị trường đang cân nhắc kéo dài thời gian phong tỏa (Singapore) và (3) tỷ lệ tái nhiễm hay đột biến (Hồ Bắc dỡ bỏ phong tỏa ngày hôm nay). Bán AUD/USD quanh vùng giá 0.62 và bán thêm đồng CAD khi tỷ giá USD/CAD đang ở mức 1.39 có vẻ hợp lý. Có vẻ như thị trường đang chuẩn bị một sự thất vọng dành cho cuộc họp của OPEC + vào ngày mai. Tôi mới nghe được rằng Louisiana và Oklahoma đang chờ đợi một cuộc họp trở lại vào ngày 14/4 trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm sản lượng, do đó tốt nhất tôi nghĩ rằng sẽ có khả năng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cắt giảm sản lượng, tương đương với giá dầu giảm khoảng từ $2-3. Mua ròng Dollar ở mức khiêm tốn tại thời điểm này.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 09/04/2020
GBP

Mặc cho sự thờ ơ của thị trường nói chung và khối lượng giao dịch ở mức rất thấp, đồng Bảng Anh đã tăng vọt đầy ấn tượng vào hôm qua, khi chạm mức 1.2419 (USDGBP) và 0.8747 (EURGBP) lúc phiên Âu kết thúc. Dù hiện tại GBP đã hạ nhiệt và rơi khỏi vùng đỉnh, nhưng Sterling nhìn chung vẫn tiếp tục giao dịch ổn định, làm dấy lên các cuộc tranh luận về nguyên nhân xoay quanh đà tăng này là do yếu tố mùa vụ. Từ trước đến nay, tháng Tư luôn là tháng mà đồng Bảng tăng giá mạnh mẽ, dù là cũng không thể quá tin tưởng vào điều này trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành hiện nay. Chúng tôi vẫn giữ biên độ giao dịch quanh 1.20/1.25 vào lúc này, và trước khi bước vào cuối tuần, hôm nay có thể là một ngày giao dịch trầm lắng.

EUR

Đồng EUR vận động tích lũy ở vùng 1.08 trong tuần này, với dòng chảy vốn đáng kể chính là yếu tố thúc đẩy xu hướng tăng. Sự hằn học giữa các quốc gia với nhau xoay quanh chủ đề về phản ứng trước virus Corona tiếp tục là trọng tâm, khi bà Lagarde gần đây đổ lỗi khu vực Châu Âu không sẵn sàng hợp tác với nhau trong thời điểm khủng hoảng. Cuộc họp của Bộ trưởng tài chính các nước tiếp tục diễn ra hôm nay và thị trường kỳ vọng một thỏa thuận chung sẽ sớm đạt được, nhưng sự chia rẽ giữa hai phía Bắc và Nam của châu Âu vẫn là điều đáng lo ngại. Ngoại trừ điều này, và không tính đến diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thì tiêu điểm hôm nay sẽ là hội đàm OPEC. Trên 50% khả năng rằng sẽ có một thỏa thuận đạt được, nhưng xác suất cho kịch bản tốt nhất, với việc sản lượng dầu giảm còn 10-15 triệu thùng/ngày, khó có thể xảy ra. Tôi không kỳ vọng điều này gây ảnh hưởng lớn đến đồng EUR, mặc dù nhìn chung đồng EUR hiện đang dao động ngược chiều với tâm lý rủi ro. Chúng tôi giữ quan điểm trung lập với EUR ở vùng giá này, nhưng nghi ngờ khả năng EUR khó tăng cao hơn khi rủi ro vẫn còn kéo dài, do đó, ưu tiên Sell on rally. Trong ngắn hạn, vùng kháng cự 1.0890/10 cần được chú ý.

JPY (Charlie Cass)

Không nhớ chắc tuyệt đối nhưng có lẽ là lâu lắm rồi chúng ta mới thấy USD/JPY chạy trong biên độ 20 pips vào phiên Á kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra. Có vẻ như thị trường đang mong đợi kỳ nghỉ Easter sau 6 tuần biến động mệt mỏi. Cuộc họp của OPEC+ là điều mọi người đều đang chú ý hiện tại và đang có những đồn đoán về việc cắt giảm 10 triệu thùng/ngày. Thị trường vẫn hoài nghi về việc động thái này liệu có đủ để bù đắp cú shock về nhu cầu tiêu thụ toàn cầu không, do đó nếu việc cắt giảm ít hơn mức này có thể làm giảm tâm lý đầu tư rủi ro của thị trường. Biên bản cuộc họp của FED đã công bố nhưng có vẻ không có gì đáng quan tâm ở thời điểm này, trong khi EU sẽ triệu tập lại cuộc họp của các bộ trưởng để giải quyết bế tắc về phương thức hành động với Covid-19 – tuy nhiên tôi kỳ vọng không có nhiều triển vọng tích cực vào hôm nay. Ở một diễn biến khác, số liệu của Nhật đang ngày càng tệ. Chính phủ Nhật cũng đã công bố gói cứu trợ gần 1,000 tỷ USD tương đương 20% GDP của nước này nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Tựu chung lại thì tôi sẽ duy trì việc giao dịch một cách chiến thuật cả 2 chiều ở thời điểm hiện tại do dòng tiền mua bán của khách hàng cũng đang khá èo uột, chưa thể hiện cho một xu hướng tâm lý rõ rệt. Lưu ý mức hỗ trợ đầu tiên sẽ là 108.50, sau đó là 108.10, trong khi đó kháng cự lần lượt là 109.30 và 110.

CHF

Ngày hôm qua, đồng CHF tăng tốt khi cặp EUR/CHF tiến về 1.0550 và xoay quanh vùng này vào cuối phiên Âu. Chúng tôi khuyến nghị mua tại mức 1.0530/50 và bán khi chạm mức 1.0600/20 cho đến khi nào chiến lược này không còn phù hợp. Đây là quan điểm của chúng tôi, và khi thực hiện theo chiến lược này thì hành động giá ngày hôm qua chính là điểm mua vào. Tôi có chút e ngại rằng EUR/CHF có thể giảm vào tuần tới khi tâm lý rủi ro xấu trở lại và/hoặc sự bất hòa giữa các quốc gia Châu Âu liên quan đến cách ứng phó trước virus Corona ngày càng trầm trọng hơn. Dù vậy, tôi dự đoán bất kỳ xu hướng giảm nào cũng chỉ ngắn hạn, bởi NHTW Thũy Sĩ (SNB) có vẻ sẵn sàng can thiệp mạnh tay ngay khi cần thiết. Điểm dừng lỗ ở 1.0520 cho chiến lược mua là phù hợp khi mà mức chốt lời khá hạn chế. Cặp USD/CHF chính là sự phản chiếu giữa biến động của cặp EUR/USD và EUR/CHF trong biên độ hẹp. Tôi không có chiến lược rõ ràng đối với cặp USD/CHF.

AUDNZDCAD

Tuần lễ Phục sinh đến gần và thiếu vắng xu hướng đồng USD mạnh, thị trường nhắc nhở chúng ta về việc thị trường có thể quay lại với những ngày trước đây nhanh như thế nào, khi AUDUSD tăng hơn 2% chỉ trong phiên Á. Điều này cho thấy rằng chúng ta không nên quá phụ thuộc vào hành động giá của USD trong ngày hôm trước. Do đó, tôi sẽ tập trung vào phiên giao dịch hôm nay và để những đánh giá tiêu cực cho thị trường chứng khoán lại cho tuần sau. Trọng tâm của tôi là cuộc họp OPEC+ đêm nay và rủi ro có vẻ đang gia tăng đối với giá dầu. Đành rằng Nga thông báo họ sẵn sàng cắt giảm 1.6 triệu thùng/ngày, nhưng điều kiện đi kèm mà Nga đã nhấn mạnh nhiều lần chính là Mỹ cũng phải cắt giảm, và thậm chí chỉ mới hôm qua, có thông tin cho rằng Nga bác bỏ quan điểm rằng thị trường giảm giá do sản lượng của Mỹ thì có thể trông cậy vào việc Mỹ cắt giảm sản lượng. Dù tôi đồng ý rằng có yếu tố chính trị ảnh hưởng đến việc đàm phán, thì khả năng Mỹ hứa hẹn cắt giảm mạnh sản lượng dầu là khó xảy ra, bởi theo tôi được biết, các ủy viên của bang Oklahoma và Louisiana sẽ hoãn các quyết định của mình cho đến ngày 14/4. Thỏa thuận miệng giữa Nga và Mỹ có vẻ không dựa trên quan điểm ngoại giao, vậy thì vấn đề ở đây là gì? Họ vốn đã có thể cắt giảm vào cuộc họp cuối tháng trước. Có một báo cáo hôm qua đã dẫn lời người đứng đầu của công ty dầu đá phiến Texas cho hay nếu OPEC+ không đạt thỏa thuận, giá dầu sẽ giảm còn $10/thùng và sản lượng của Mỹ sẽ giảm từ 13 triệu về 7 triệu thùng/ngày. Chẳng phải điều tương tự cũng sẽ xảy đến với Nga? Dù sao, tôi nghĩ Mỹ có thể thỏa thuận miệng và mở đường tới việc thống nhất thỏa thuận chung trong bối cảnh dầu đã giảm hơn 35%. Tôi ưu tiên Short CAD, NOK, và RUB vào lúc này.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Á] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan Tokyo ngày 14/04/2020

JPY

Tỷ giá USDJPY tiếp tục giảm xuống mức thấp 107.505 trong điều kiện thanh khoản khá thấp. Price Action hiện nay không thể hiện xu hướng chắc chắn, dù vị thế thị trường đang tăng Short. Tôi ưu tiên chiến thuật mua bán trong ngày ở thời điểm hiện tại và canh Long quanh vùng dưới 107.5 hôm nay. Hỗ trợ nằm ở 106.80/70 và kháng cự tại 108.90/109.30.

GBP

Cable vẫn tiếp tục được giao dịch ở chiều "Bid" mặc dù động lượng tăng của đồng tiền này dường như đã chậm lại so với Dollar Mỹ. Tôi ưu tiên vị thế Short một cách có chiến thuật và sẽ tăng trạng thái nếu giá lên được 1.2630/50. Kháng cự cần chú ý tại 1.2670/1.2710, hỗ trợ nằm tại vùng 1.2300/1.2215.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 14/04/2020

GBP

Đồng Bảng Anh tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ lễ dài, dù khối lượng giao dịch cực kỳ thấp và đồng tiền này đã phá vỡ vùng 1.2500. Cable cho thấy đà tăng mạnh mẽ gần đây là điều bất ngờ, tuy nhiên, giống như khi giá giảm trong tháng Ba, việc ngay lập tức chống lại xu hướng hiện tại là điều rất rủi ro. Chúng tôi ưu tiên bán khi giá tăng lên vùng 1.2650/1.2700, với quan điểm đánh giá tiêu cực đối với đồng này trong dài hạn.

EUR

Đồng EUR tăng nhẹ trở lại trong phiên Á, đồng pha với sự phục hồi của thị trường chứng khoán khi thị trường này quay lại mức đỉnh cuối tuần trước. Chỉ số S&P500 đã bật tăng gần 30% kể từ mức đáy của tháng Ba. Tôi thừa nhận về sự mâu thuẫn của bản thân. Một mặt, cảm giác cũng hợp lý khi cho rằng với tình hình thiệt hại kinh tế đáng kể mà khủng hoảng Covid-19 đã và đang gây ra thì đà tăng giá của EUR có lẽ “chỉ đến đây thôi”. Tuy nhiên rõ ràng là với các gói kích thích và nới lỏng tiền tệ đã được bung ra, gánh nặng từ những tin khó lường gây áp lực cho những người nắm giữ trạng thái bán ròng EUR nhiều hơn. Tôi cảm giác rằng thị trường chứng khoán sẽ không tự đảo chiều nếu không có những tin tức tiêu cực. Việc đánh giá chính xác đỉnh và đáy của thị trường chứng khoán và của tài sản rủi ro nói chung rất khó và là cuộc chơi tốn kém, và chắc chắn điều này không thuộc phạm trù mà chúng tôi hướng đến. Dù vậy, tôi nhận định rằng USD hẳn sẽ đối mặt với áp lực giá giảm sâu hơn nếu thị trường chứng khoán không thực sự đảo chiều. Chúng tôi gần như đã đóng hết trạng thái đối với EUR tại thời điểm này. Vùng kháng cự tại 1.0970/80 là mức đáng xem xét nếu EUR tiếp tục tăng, trong khi vùng hỗ trợ gần nhất vẫn là 1.0890/00.

AUDNZDCAD

Cặp AUDUSD, cũng như đồng USD, giao dịch ở vùng giá khá thú vị khi thị trường phiên Âu mở cửa, nhưng tôi không bán ngay lúc này. Thị trường chứng khoán có lúc giảm 2.5% hôm qua, cặp AUDUSD đã tăng giá lên vùng cao hơn nhưng sau đó giảm trở lại khi thị trường chứng khoán phục hồi. Tôi đã trong trạng thái bán AUDUSD trước khi nó lên vùng 0.6310/25 của thứ Năm tuần trước, và tôi cho rằng có rất nhiều những nhà đầu tư ngắn hạn ngoài kia vẫn đang gồng lỗ trạng thái bán cặp tỷ giá này bởi nó đã bị đẩy lên cao trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, mặc dù nó đã tăng giá mạnh mẽ kể từ vùng giá đó. Thực ra, dòng chảy vốn đáng kể đã bắt đầu kể từ đầu tháng Ba, và tôi đã có một cuối tuần dài để suy ngẫm và tìm hiểu kỹ hơn về điều này. Bạn đọc cần chú ý đến việc các quỹ tiền mặt mua một lượng USD rất lớn trong tháng trước, điều mà chúng tôi giả định rằng có liên quan đến việc phòng vệ các trạng thái chứng khoán tránh khỏi tình trạng sụt giá hàng loạt. Hiện nay, chứng khoán đã phục hồi khoảng một nửa so với những gì đã đánh mất, và chúng tôi nhận thấy trạng thái mua USD phòng vệ từ các quỹ nói trên mới giảm chưa đáng kể. Trong ngắn hạn, đồng USD chỉ phục hồi khi có một đợt bán tháo chứng khoán diễn ra và khả năng dễ xảy ra hơn của cặp AUDUSD đó là tăng giá nếu chứng khoán giữ quanh mức hiện tại. Buổi sáng phiên Âu có thể chứng kiến một nhịp hồi của AUDUSD khi các nhà đầu tư đều đánh giá rằng cặp này đã bị đẩy lên vùng giá cao trong suốt kỳ nghỉ và họ cố thực hiện việc bán rải. Tuy nhiên tôi lại đang chờ mua khi giá giảm về vùng 0.6340/60. Đây là nhận định chiến lược ngắn hạn bởi tôi không nghĩ vùng đáy trung hạn của thị trường chứng khoán đã thiết lập xong, nhưng đây sẽ là câu chuyện được bàn đến lúc khác. Tôi cũng giữ quan điểm mua khi giá giảm đối với USDCAD bởi tôi vẫn đánh giá tiêu cực cho kinh tế Canada trong trung hạn, nhưng sẽ chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa, nhất là trong bối cảnh USD như được đánh giá ở trên.

JPY

Những ngày giao dịch trầm lắng suốt kỳ nghỉ lễ Phục sinh vừa qua chứng kiến sự sụt giảm sâu của đồng USD, và USDJPY không phải ngoại lệ. Khối lượng giao dịch và thanh khoản khá mỏng, nhưng vùng hỗ trợ tại 108.50 và 108.10 đã bị thổi bay. Với việc các tương quan thuận chiều trước đây dần trở nên không còn liên quan nữa, thì vẫn nên giữ quan điểm chiến thuật theo từng thời điểm, và chúng tôi có cái nhìn trung lập với đồng JPY vào lúc này. Điểm hỗ trợ xa hơn sẽ là 106.80/90, vùng mà nếu phá vỡ sẽ là tín hiệu cho việc thiết lập xu hướng giảm trở lại.

CHF

Cặp EUR/CHF giao dịch trầm lắng và không thay đổi nhiều trong phiên nghỉ lễ Phục sinh hôm qua. Cặp tỷ giá này hoàn toàn di chuyển trong vùng giá nhất định, dù có vẻ như đang bám chặt quanh mức 1.0550. Các cú hồi mạnh dần bớt xuất hiện khiến tôi tự hỏi liệu vùng giá giao dịch có phải đang hạ dần xuống vùng thấp hơn hay không. Cho đến hiện nay, điều này vẫn chưa xảy ra, và có thể khi mà thị trường chứng khoán phái sinh đang quay lại các mức đỉnh cũ trước đây, chúng ta có thể nhìn thấy sự điều chỉnh giá tăng lên trong buổi sáng phiên Âu. Cũng trong thời gian đầu phiên, hôm nay sẽ công bố số liệu về tài khoản tiết kiệm của Thụy Sĩ, và sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về mức độ can thiệp tiền tệ của nước này thời gian gần đây. Nếu có sự bật tăng của EUR/CHF, tôi kiến nghị bán từng phần, bắt đầu từ vùng giá 1.0590. Cặp USD/CHF đang gặp áp lực do đà tăng của EUR, nhưng lại không có cơ hội rõ ràng nào để giao dịch cặp tỷ giá này.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên giao dịch Châu Á] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan Tokyo ngày 15/04/2020
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-quang-son-1007.html
JPY

Sự mất giá trên diện rộng của đồng Dollar Mỹ đẩy tỷ giá cặp USDJPY xuống dưới 107 trong chốc lát, trong khi đó một số cặp chéo JPY khác (AUDJPY, NZDJPY, GBPJPY) tương đối giữ giá với việc chứng khoán vẫn đang tạm thời ổn định. Các vị thế mua ròng đồng Yên Nhật vẫn đang tiếp tục được tích lũy và thật sự thì tôi không tin tưởng lắm vào xu hướng giảm hiện thời này của cặp USDJPY. Tôi tiếp tục tìm kiếm cơ hội để mở lại vị thế mua trên cặp CHFJPY và sẽ vào thêm lệnh nếu tỷ giá vượt qua mức 111.75 một cách dứt khoát.

GBP

Xu hướng tăng bền của cặp GBPUSD vẫn tiếp diễn và bây giờ cặp tiền này đã quay lại vùng giá hấp dẫn để canh bán. Không có sự thay đổi trong kế hoạch bán chiến thuật của chúng tôi khi giá đang ở ngay trước vùng kháng cự từ giữa 1.26x đến 1.2710.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 15/04/2020


EUR

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực khi thị trường chứng khoán đón nhận cầu mua mạnh mẽ. Thị trường futures đang giảm mạnh trước khi phiên London mở cửa, nhưng mỗi nhịp giảm gần đây đều đi kèm với lực mua chờ sẵn. Chúng tôi nhận thấy nguồn cung USD đáng kể của các quỹ tiền mặt với nhu cầu bán USD lấy GBP và AUD trong các phiên vừa qua, trái ngược hoàn toàn với những gì đã diễn ra trong tháng Ba. Mặc dù tôi có đủ sự thận trọng hợp lý để không đưa ra dự báo thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro tiếp tục tăng mạnh sau sóng tăng vừa qua, thì việc đi ngược lại xu hướng là cách làm đau thương, và như đã nói hôm qua, gánh nặng từ những tin khó lường gây áp lực cho những người nắm giữ trạng thái bán ròng EUR nhiều hơn. Điều này khá hợp lý trong bối cảnh kích thích và nới lỏng tiền tệ được bơm ra đáng kể trên thị trường, nhưng sự thật cần phải ghi nhớ đó là chứng khoán đã hồi phục khoảng 30% rồi và những con số không mấy khả quan của mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang đến gần. Đồng EUR không hưởng lợi đáng kể từ đà suy yếu của USD như những đồng trong nhóm G10 khác. Thực ra cũng không có lý do rõ ràng để lý giải điều này, dù rằng không quá đáng nếu cho rằng đây khu vực Châu Âu đang trải qua giai đoạn tăng trưởng thấp nhất trong các nước phát triển ngay cả trước khi có dịch bệnh, nên có lý do để lý luận rằng bất kỳ “sự phục hồi” nào rồi cũng sẽ giảm trở lại. Vì vậy, không có cơ sở để EUR vượt trội hơn các đồng khác vào lúc này. Xu hướng bền vững của EUR hiện tại không rõ ràng, nên chúng tôi giữ quan điểm trung lập với đồng này, nhưng về cơ bản có thể bán khi có dấu hiệu chứng khoán quay đầu giảm.

GBP

Sức mạnh gần đây của Bảng Anh đã kéo cặp GBP/USD lên mức 1.2648 và cặp EURGBP về 0.8683 vào hôm qua. Gần đúng vùng khuyến nghị bán GBP mà tôi đã nhắc đến. Nhịp hồi vào đêm qua cho thấy xu hướng tăng này có lẽ chỉ đến đây thôi, và mặc dù tôi cần GBP/USD giảm về 1.2480 để khẳng định chắc chắn hơn, tôi vẫn mở trạng thái mới bán GBP ngay trong buổi sáng phiên London. Nhìn chung, khối lượng giao dịch giảm mạnh so với tháng Ba nhưng thanh khoản vẫn khá ổn định.

CHF

Cặp EUR/CHF giảm sâu hôm qua khi các quỹ tiền thật tiếp tục mua thêm CHF. Việc EUR/CHF không thể bật tăng mạnh hơn thoát khỏi vùng 1.0550 của tuần trước dù cho chứng khoán tăng trở lại là dấu hiệu đáng lo ngại cho phe bán ròng CHF, nhưng dù lý do chính xác là gì, các giao dịch hôm qua rất đáng chú ý. Tôi đã từng đề cập hôm qua về khả năng EUR/CHF chỉ đơn giản là tìm điểm cân bằng thấp hơn cho vùng giao dịch mới. Những dòng chảy vốn và hành động giá hôm qua cho thấy điều này có thể thành sự thật. Có điểm mua tốt xuất hiện ở quanh 1.0530 hôm qua, và sau đó có lực tăng nhẹ trong đêm. Chúng tôi khá trung lập vào lúc này và sẽ tiếp tục quan sát kỹ động thái thị trường cùng hành động giá trong ngày nay. Một chú ý nữa, đó là nhận định về tài khoản tiết kiệm của Thụy Sĩ công bố hôm qua khá hấp dẫn để nghiên cứu. Thực tế, khoản vốn hỗ trợ chống lại dịch Covid-19 của SNB dành cho các ngân hàng địa phương có thể bị thổi phồng, nghĩa là mức độ can thiệp thị trường thấp hơn mức được phản ánh trong số liệu này. Nhưng dù ở mức độ nào, không nghi ngờ gì việc NHTW Thụy Sĩ có nhúng tay vào thị trường, và nếu xem dòng chảy vốn hôm qua là tín hiệu cho tầm nhìn trung hạn, thì cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ SNB để ngăn EUR/CHF giảm về dưới 1.05. Hiện tôi ưu tiên bán khi giá tăng lên 1.0580/90.

JPY

Cặp USD/JPY tiếp tục giảm sâu hơn, hoàn toàn là do ảnh hưởng giảm của đồng USD (chứng khoán đang ở đỉnh của nhiều tuần), hơn là do bất kỳ xu hướng khác lạ nào liên quan đến việc Nhật Bản bước qua năm tài chính mới. Chúng tôi nhìn thấy mức chặn tiếp theo ở vùng 106, mức mà cặp này đã không thể với tới khi bước qua năm tài khóa mới, một nhịp phá vỡ và đóng cửa dưới mức này sẽ mở ra xu hướng giảm cho USD/JPY và càng vững chắc quan điểm cho phe bán. Nhìn rộng hơn, tôi không tin rằng đồng JPY đánh mất vị thế là tài sản an toàn, và rằng dòng vốn hồi hương của các công ty Nhật Bản tiếp tục là yếu tố rủi ro thị trường. Tôi cho rằng thị trường rủi ro đã phục hồi hơi quá, và trong khi có vẻ tỷ lệ lây nhiễm dần được kiểm soát, cái giá phải trả cho sự kiểm soát lúc này trong tương lai là rất lớn, nên tôi không tin vào đồ thị hồi phục chữ V. Hiện không có bức tranh rõ ràng cho JPY và giao dịch khá mỏng và thiếu định hướng, nên chúng tôi giữ quan điểm trung lập. 106.80/90 tiếp tục là ngưỡng hỗ trợ mạnh, xa hơn là mức 106.10/20. Vùng kháng cự gần nhất là 107.80 và xa hơn là 108.20/30.

AUDNZDCAD

AUD đặc biệt tương quan gần gũi với thị trường chứng khoán vào lúc này và phe bán AUD có thể phấn khích, với việc chứng khoán đã tăng 3% vào hôm qua và chỉ giảm 0.65% trong ngày nay, mà đồng AUD vẫn giảm giá ròng. Cặp AUD/USD nhìn chung giảm. Phần lớn điều này là do hiệu suất kém của các đồng tiền thuận chiều tài sản rủi ro, với đồng NOK có dấu hiệu giảm vào đầu phiên Âu và thị trường các đồng mới nổi suy yếu. Tôi có đánh giá rằng cặp AUD/USD có thể tăng cao khi rủi ro được kiềm chế, bởi các trạng thái phòng hộ (hedging) ở các quỹ tiền mặt đang được gỡ bỏ dần, và bởi tôi cho rằng nhịp giảm về vùng 0.6340/60 sẽ là mức hỗ trợ hợp lý. Nếu giá giảm sâu về dưới 0.63 thì có thể xảy ra đảo chiều xu hướng. Đồng NZD giao dịch song song với AUD ở mức độ tương thích với tài sản rủi ro (beta) thấp hơn bởi AUD/NZD tương quan thuận chiều với AUD/USD. Cặp USD/CAD đi ngược lại với xu hướng giảm của USD, điều này là hợp lý khi mà câu chuyện về kinh tế yếu của Canada vẫn đang còn đó.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 17/04/2020
GBP

Phiên giao dịch hôm qua, sau một đoạn im ắng thì đã sôi động hơn hẳn khi tiến gần đến giờ fixing London (22h VNT). Cable có lúc giảm sâu về 1.2409 khi hàng loạt các lệnh dừng lỗ bị kích hoạt khi giá giảm xuống dưới 1.2440. Tuy vậy, như các phiên trước, nhịp giảm này sau đó xuất hiện sóng hồi gần 1% khi các tài sản rủi ro tăng giá nhờ hy vọng về khả năng dỡ bỏ dần các lệnh phong tỏa trong thời gian trước mắt. Phiên London sáng nay đồng Bảng Anh gần như không thay đổi, một lần nữa cho thấy những biến động trồi sụt trong biên độ rộng có thể tiếp diễn và, mặc dù chúng tôi vẫn ưu tiên bán khi GBP/USD tăng lên 1.2650, sóng giảm có lẽ sẽ không sâu hơn so với đáy của hôm qua.

EUR

Thị trường chứng khoán phớt lờ các số liệu kinh tế của Trung Quốc và chỉ tập trung vào các kế hoạch tái khởi động nền kinh tế Mỹ của Tổng thống Trump (trong đó Thống đốc các bang của Mỹ sẽ có các quyết định cuối cùng của riêng mình), sớm nhất là trong 4 tuần tới. Tâm lý lạc quan tăng dần khi liệu trình điều trị Covid-19 bằng thuốc Remdesivir đang dần cho thấy hiệu quả rõ nét. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về việc tái mở cửa nền kinh tế sớm như vầy có phải là quyết định đúng đắn hay không, thì thị trường vẫn đón nhận tin tức này với thái độ lạc quan, ít nhất là thời điểm hiện tại. Sự phản ứng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã tạo áp lực giảm lên đồng USD khi bước vào phiên Châu Á, nhưng khi phiên London bắt đầu, đà giảm này đã chững lại. Chúng tôi cho rằng, nhìn chung, tài sản rủi ro khó có thể tăng hơn nữa so với mức hiện nay. Rõ ràng là xu hướng dao động hôm qua (đặc biệt là chứng khoán) đã thách thức luận điểm trên của chúng tôi, và mặc dù tôi chưa sẵn sàng từ bỏ dự báo này, thì tôi cảm thấy rằng mình nên mang quan điểm linh hoạt hơn. Đặc biệt là đối với EUR, nhìn chung đồng này đang bị đánh giá thấp và EUR đang yếu thế khi so các đồng tiền khác. Tôi trung lập ở hiện tại nhưng nếu cặp này tăng trở lại nhờ tâm lý rủi ro cải thiện thì có thể bán khi giá lên 1.0920/50.

CHF

Cặp EUR/CHF đã bật tăng đêm qua sau khi chịu lực bán bền vững trong ngày. Đà tăng của chứng khoán chính là yếu tố tác động đến xu hướng của EUR/CHF hôm qua, và hoàn toàn hợp lý nếu cho rằng SNB có thể bảo vệ vùng 1.05 một cách quyết liệt nếu giá có rơi về mức này. Sự vận động của thị trường chứng khoán đêm qua rất đáng chú ý, khi nhà đầu tư hứng khởi với kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ trong bốn tuần tới. Dĩ nhiên vẫn phải chờ xem liệu rủi ro có quay trở lại nữa hay không, nhưng tôi nhận định rằng mức 1.05 sẽ vẫn “an toàn”, ít nhất là trong ngày nay. Nhìn chung, hành động giá của EUR/CHF khá nghèo nàn trong các tuần trước, và giao dịch của khách hàng tiền thật chủ yếu vẫn là mua đồng CHF. Bán khi giá tăng lên mức 1.0560/80 sẽ là chiến lược hợp lý.

AUDNZDCAD

Tâm lý rủi ro được cải thiện phiên Á sáng nay khi xuất hiện các báo cáo cho việc điều chế thuốc chống virus Corona đang có các tiến triển tốt, cùng với đó là việc tổng thống Trump đưa ra kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế. Mở cửa lại nền kinh tế quá vội vàng đã từng là một trong những nguyên nhân để tôi trông đợi vào một kịch bản bán tháo tiếp theo của thị trường chứng khoán, tuy nhiên với những thông tin tích cực về virus như hiện nay thì có lẽ tôi sẽ không nghiêng về kịch bản đó nhiều nữa cho đến khi bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn. Hợp đồng chứng khoán tương lai tiếp tục được mua vào, và cho dù không có kế hoạch đi ngược lại xu hướng lúc này vì đã là thứ 6 nhưng tôi vẫn cho rằng đợt tăng giá này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Tôi sẽ tìm kiếm cơ hội bán ra cặp tiền AUD/USD từ những đợt điều chỉnh tăng và mua vào USD/CAD khi giá điều chỉnh giảm, với các mức giá 0.6380 và 1.4000 là những mức giá đầu tiên để xây dựng vị thế.

JPY

Hôm qua các tin tức về thành công trong phương pháp trị liệu của công ty Gilead đã đẩy chứng khoán tăng điểm một cách thuyết phục, tuy nhiên sang đến phiên giao dịch hôm nay hãng dược phẩm này đã dội một gáo nước lạnh lên các nhà đầu tư khi tuyên bố rằng các kết quả đầy đủ sẽ không được công bố cho đến cuối tháng Tư, và chúng ta nên nhớ rằng đây mới là phương pháp trị liệu chứ không phải là vắc xin – thứ mà mà tôi cho rằng sẽ có tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trị liệu. Tất nhiên đây vẫn là một tin tức rất tích cực nhưng tôi nghĩ tất cả điều đó đã được phản ánh vào giá rồi cho nên nhận định của tôi là chúng ta không nên vội vàng nhảy vào mua ngay lúc này. Quan điểm này được phản ánh vào thị trường tiền tệ khi chúng ta thấy đồng Dollar Mỹ vẫn tiếp tục bị bán ra trong sáng nay, lệnh phong tỏa vẫn sẽ còn tiếp tục, các số liệu kinh tế và thu nhập của công ty chắc chắn vẫn sẽ xấu đi, do đó tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm thận trọng của mình. Thật không may là cho dù có cái nhìn đúng đắn về tâm lý rủi ro thì điều đó cũng không giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc giao dịch đồng Yên Nhật ở thời điểm hiện tại. Dù vậy nhưng tôi vẫn sẽ trung thành với quan điểm bán ra USD/JPY khi giá tăng lên, 106.90/107.00 vẫn đang là mức hỗ trợ rất có ý nghĩa và mức thấp hơn nằm ở 106.10/20, trong khi đó kháng cự cần chú ý tại vùng 108.10/20 và cao hơn ở 108.50/60.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 20/04/2020
https://dubaotiente.com/chuyen-gia-quang-son-1007.html
JPY

Thị trường khá tĩnh lặng, không có nhiều biến động trong phiên giao dịch châu Á sang đến đầu phiên London hôm nay, mặc dù có một số tin nổi bật về việc dầu sụt giảm (thị trường bị ảnh hưởng mạnh nhất là dầu thô WTI và các các hợp đồng tương lai kỳ hạn gần nhất). Tình hình COVID 19 tiếp tục cải thiện và viễn cảnh lệnh phong tỏa được dỡ bỏ đang gần hơn bao giờ hết, tuy nhiên câu hỏi lớn nhất bây giờ là các số liệu về dịch bệnh sẽ tiếp diễn như thế nào, và đó cũng là nhân tố then chốt quyết định cách thị trường phục hồi như thế nào (trong bối cảnh vẫn chưa có vắc xin). Thị trường chứng khoán có vẻ như đang cho thấy dấu hiệu phục hồi theo dạng V-shaped tuy nhiên tôi vẫn sẽ giữ quan điểm thậm trọng của mình. Tỷ giá USD/JPY đang bị “nhốt” trong vùng 107 và chúng tôi vẫn đang giao dịch trong một biên độ rất hẹp với thiên hướng nghiêng về “short” hơn, một đợt sóng giảm dứt khoát và đóng cửa dưới 107 sẽ là dấu hiệu củng cố hơn cho quan điểm này. 106.90/107.00 vẫn đang là hỗ trợ đáng tin cậy phía dưới, xa hơn là vùng 106.10/20. Kháng cự gần nhất tại 108.10/20 với mức cao hơn nằm ở 108.50/60. Không có nhiều tin tức quan trọng trong ngày hôm nay.

AUD,NZD,CAD.

Tin tức cuối tuần vừa qua cho thấy có vẻ Thống đốc các tiểu bang cuối cùng cũng đồng ý với ý kiến của Tổng thống Donald Trump về việc mở cửa trở lại nền kinh tế, và đó có thể chính là kịch bản cho đợt bán tháo tiếp theo của thị trường chứng khoán mà tôi đã nhìn thấy từ trước với việc mở cửa quá sớm. Điều đó có thể sẽ mất một khoảng thời gian để diễn ra tuy nhiên chúng ta cần quan sát kỹ các hành động giá để có được những cơ hội mua bán tốt khi thị trường chứng khoán quay đầu giảm trở lại. Về phía tích cực, Newzealand sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong vòng 1 tuần nữa và có vẻ như quốc gia này đang khống chế tốt được tình hình, do đó tôi sẽ rút lại quan điểm short đồng tiền này ở thời điểm hiện tại. Về tổng quan tôi vẫn duy trì quan điểm “risk off” của mình nhưng tôi sẽ ưu tiên thể hiện quan điểm đó qua việc “short” các đồng tiền hàng hóa là AUD và CAD cùng với những đồng tiền của những quốc gia mới nổi đang ở trong tình trạng bi thảm trong tình cảnh đại dịch như hiện nay. Thật thú vị khi thấy các đồng tiền dầu mỏ đang không duy trì được đà giảm mặc dù dầu thô đang lao dốc, tuy nhiên tôi cũng không quá lo lắng về quan điểm bearish CAD của mình do bức tranh u ám của nền kinh tế Canada vẫn đang tiếp tục được thể hiện.

GBP

Cable tiếp tục giao động lên xuống khó lường trong vùng giá 1.25.
Xu hướng hiện tại cho đồng bảng Anh là không rõ ràng khi tỷ giá cặp EUR/GBP gần như không biến động trong những phiên giao dịch gần đây. Về tổng quan, thị trường đang trong trại thái chờ đợi các diễn biến tiếp theo về tình hình phong tỏa (nới lỏng/tăng cường) cả ở nước Anh và cả các quốc gia khác. Quá trình này sẽ phải mất một khoảng thời gian do đó tình trạng buồn tẻ của thị trường hiện tại nhiều khả năng sẽ kéo dài trong vài ngày, hoặc thậm chí lên đến hàng tuần nữa. Chúng tôi giữ quan điểm trung lập ngắn hạn cho GBP với bias thiên về “bearish” trong dài hạn.

CHF


Tỷ giá EUR/CHF khởi đầu khá im ắng sáng nay sau một tuần biến động. Tỷ giá đang ở rất gần vùng 1.05 với các quỹ tiền mặt đang là nhân tố chính mua vào CHF trong tháng này (mặc dù chúng tôi không thấy họ mua nhiều vào thứ 6 vừa rồi). Trong khi các tin tức ở khu vực Châu âu nhìn chung đang trở nên tích cực hơn thì bối cảnh chủ đạo cho bức tranh kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn còn đang rất thận trọng mặc cho thị trường chứng khoán có sự phục hồi đáng kể những tuần vừa qua. Tâm điểm tuần này của Eurozone sẽ nằm ở nước Ý khi quốc gia này đang được đánh giá lại xếp hạng tín dụng bởi S&P. Một sự tụt hạng sẽ tạo áp lực thêm áp lực bán xuống cặp EUR/CHF. Ngày hôm nay dữ liệu về tiền gửi không kỳ hạn của Thuy Sỹ cũng sẽ được chú ý trở lại. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ quan điểm “sell on rallies” trên cặp tỷ giá EURCHF.

EUR


Đồng tiền này đươc giao dịch chậm rãi khi vào đầu phiên London, trong lúc hầu hết các tin tức trên mặt báo sáng nay đều là về việc mất giá của dầu mỏ. Mặc dù trữ lượng dầu trong kho là một nhân tố thiết yếu trong câu chuyện này, thì việc nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên toàn thế giới là điều chắc chắn không thể bị xem nhẹ. Mặc dù về tổng quan các tin tức vẫn đang theo chiều hướng tích cực về việc có thể dịch bệnh đang cho thấy đỉnh điểm tại nhiều quốc gia, thì hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng sức khỏe này vẫn chưa thể được tính toán đầy đủ, và tôi cho rằng tâm lý rủi ro còn có thể xuống thấp nữa. Hành động giá của đồng EUR vẫn đang khá chậm chạp trong tháng này. Đội ngũ chiến lược của chúng tôi đã hạ dự báo tỷ giá EURUSD xuống còn 1.06 vào cuối năm, trong đó nhấn mạnh quan ngại về vấn đề tăng trưởng và nợ trong khu vực. Về vấn đề nợ, việc đánh giá lại xếp hạng tín dụng BBB của Italy tại Standard and Poor’s sẽ là tâm điểm chú ý trong tuần này. Tôi vẫn khó có thể lạc quan vào khả năng tăng giá của EUR mặc dù có những tin tức khả quan về đỉnh điểm của dịch bệnh và kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế. Do đó tôi sẽ tiếp tục giữ chiến lược sell on rallies đối với đồng tiền này khi tỷ giá đang tiếp cận vùng 1.0900/15 trước mắt.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 21/04/2020
EUR

Đồng EUR đang gặp áp lực trong buổi sáng phiên London khi nhu cầu mua đồng USD tiếp tục cao bởi diễn biến kỳ lạ và khó chịu của thị trường khi giá dầu futures giao tháng 5 giảm sâu về mức giá âm. Điều này đẩy tôi vào thế lưỡng lự đến mức không thể xét hoàn cảnh này đơn thuần theo hướng “vận động kỹ thuật”. Dù tôi thấu hiểu lời giải đáp này, nhưng điều diễn ra hôm qua là chưa từng xảy ra trước đây và chỉ có thể xảy ra trong hoàn cảnh mà nhu cầu quá thấp đến mức người bán sẵn sàng trả tiền để có thể đẩy bớt thứ hàng hóa thiết yếu như dầu. Ít nhất, tôi dự đoán sự kiện này sẽ khiến các nhà đầu tư nghĩ lại về việc định giá hàng loạt các tài sản mà họ đang nắm giữ, kể cả cổ phiếu. Trừ phi bạn thực lòng tin rằng mọi thứ sẽ quay lại quỹ đạo chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, còn tôi thì thấy khó mà tránh khỏi việc xem xét lại giá trị tài sản với khả năng chứng khoán Mỹ phải giảm khoảng ít nhất 20% so với mức đỉnh mọi thời đại. Trong hoàn cảnh đó, gần đây chúng tôi đánh giá tâm lý rủi ro tiêu cực và đã thể hiện quan điểm này qua các kiến nghị Long USD mạnh mẽ so với đồng tiền thị trường mới nổi của các nước thuộc khu vực Châu Âu như: TRY, ZAR, và ở mức độ nhẹ nhàng hơn thì có đồng PLN và HUF. Chúng tôi gần như không mở trạng thái lớn đối với EUR và duy trì đánh giá chiến thuật, nhưng theo xu hướng giá xuống. Nhìn lướt qua hành động giá trong tháng Tư sẽ thấy đồng EUR di chuyển trầm lắng, ngay cả trong những ngày tâm lý thị trường lạc quan. Bởi vì chúng tôi cảm thấy những ngày thị trường lạc quan khó quay lại và cũng ít xuất hiện trong các tuần tới, chúng tôi dự đoán nhu cầu đồng USD sẽ lại tăng lên. Ngoài ra, thiếu hợp tác giữa các nước thuộc khu vực Châu Âu hiện nay tương đối nghiêm trọng, những cuộc thảo luận về tính sống còn dài hạn đã trở nên nhiều hơn, và thị trường đều nhìn thấy rằng phản ứng của khu vực này trước khủng hoảng Covid-19 là rất yếu ớt. Tuần này có sự kiện đánh giá lại nợ công của Ý và cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo các nước Châu Âu. Cả hai sự kiện này đều cần quan sát kỹ, và nếu như không có thông báo quan trọng nào về chương trình nợ công của Châu Âu sau hội nghị thượng định (rất khó xảy ra tuần này) thì sẽ tạo thêm áp lực lên EUR. Chúng tôi ưu tiên Short EUR, gia tăng thêm trạng thái nếu giá lên 1.09, dừng lỗ tại 1.10, với đánh giá EUR/USD quay về kiểm tra vùng 1.05/1.06. Trong ngắn hạn, mức hỗ trợ quan trọng là tại 1.0760/70.

GBP

Cú rơi tự do đêm qua của dầu mỏ đã có tác động đến thị trường FX tuy nhiên hành động giá trên các đồng tiền không quá ấn tượng; không bất ngờ khi thấy đồng Dollar Mỹ tăng giá trong khi đó Cable giảm nhẹ tạo đáy mới ngắn hạn tại 1.2391. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày hôm qua, GBPUSD vẫn tiếp tục dao động trong biên độ hẹp - điều mà chúng ta đã thấy trong vài ngay gần đây, và tôi không thấy có nhiều khả năng cho một cú “break” mạnh xuống dưới trên cặp tiền này. Khôi lượng giao dịch tiếp tục giảm xuống nhưng nhu cầu mua từ các quỹ tiền thật vẫn còn và điều đó sẽ hỗ trợ cho đồng bảng Anh trong tuần này. Các mức hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn trên cặp GBP/USD cần chú ý lần lượt là 1.2360 và 1.2490.

JPY

Thị trường dầu là tâm điểm của hôm qua, đặc biệt là WTI – dù có sự bùng nổ kỳ quặc của thị trường tương lai hàng hóa, nhưng câu chuyện chung vẫn là thị trường đầy rủi ro và đây sẽ là lời cảnh tỉnh cho thị trường chứng khoán rằng nền kinh tế toàn cầu đang hứng chịu thiệt hại lớn thế nào trước viễn cảnh nghiệt ngã sắp tới. Ngoài ra, JPY cũng biến động do báo cáo sức khỏe của ông Kim Jong Un sau một cuộc phẫu thuật gần đây. Nhóm G10 có vẻ giao dịch nhẹ nhàng vào phiên sáng của London khi rủi ro dịu bớt, với đồng USD và JPY giao dịch ổn định, nhưng cũng cần chú ý rằng cặp EUR/JPY đang tiến gần đến vùng hỗ trợ kỹ thuật tại 115.90/10 và 114.80/00. Tuy vậy, dòng chảy vốn của đồng JPY tiếp tục trầm lắng, đặc biệt là các quỹ trong nước, dù JPY có thể tăng mạnh trước khi bước vào tuần lễ vàng (vào ngày 2 tháng Năm). Chúng tôi cho rằng rủi ro sẽ tiếp diễn và đánh giá JPY tăng giá, với kỳ vọng nhu cầu các quỹ nội địa tiếp tục cao hơn khi tâm lý lo ngại rủi ro quay lại. Chúng tôi chờ đợi tỷ giá USD/JPY xuyên thủng mức 107 hoặc khi cặp EUR/JPY dần phá vỡ các mức hỗ trợ đã nói ở trên. Vùng 106.90/107.00 là mức hỗ trợ tốt, xa hơn là 106.10/20, trong khi mức 108.10/20 và xa hơn là 108.50/60 sẽ là các mức kháng cự cần chú ý.

AUDNZDCAD

Một cú sốc lịch sử cho dầu thô tối hôm qua khi các hợp đồng tương lai tháng 5/2020 giảm xuống dưới - 40 USD/thùng. Có vẻ như thị trường đã quá để tâm vào việc nhà đầu cơ không có khả năng nhận dầu vật chất (giao khi hợp đồng tương lai đáo hạn) mà không nhìn thấy đươc sự thiếu hụt kho dự trữ cùng với thực tế là cung sẽ còn vượt cầu trong một thời gian dài. Phải thú nhận rằng tôi đã thấy khá ngạc nhiên khi chứng khoán và tỷ giá USD/CAD gần như không suy chuyển sau cú sốc này, có vẻ nguyên nhân là các tin tức đã được phản ánh vào giá chứng khoán khá sát và các quỹ tiền thật tiếp tục “sell on rallies” trên cặp tỷ giá USD/CAD. Sáng nay chúng ta cũng đã được nghe thống đốc ngân hàng trung ương New Zealand – ông Orr phát biểu rằng ông ấy “đang cởi mở hơn với phương án tiền tệ hóa các khoản nợ quốc gia” (bản chất là tăng cung tiền). Đó là một tin rất xấu cho Kiwi và tôi sẽ đưa đồng tiền này trở lại danh sách bán ra cùng với CAD, AUD và các đồng EM để đổi lấy USD. Tôi đang chờ phản ứng của thị trường (đặc biệt là chứng khoán) quanh việc gia hạn phong tỏa trong thời gian sớm.

CHF

Không có nhiều điều mới đối với đồng tiền này hôm nay, EUR/CHF vẫn đang chịu áp lực tuy nhiên chưa có một mối nguy thực sự nào có thể khiến tỷ giá giảm xuống dưới 1.05. Về cơ bản chúng tôi đang chuyển sang quan điểm “bearish” đối với đồng Euro cũng như các tài sản rủi ro trong hoàn cảnh hiện nay, cho nên chiến lược ưu tiên sẽ là “sell on rallies” trên cặp EUR/CHF khi giá hướng về vùng bán lý tưởng ở 1.0560/80. Thành thật mà nói, hành động giá chậm chạp và yếu ớt trên những cặp chéo trong thời gian gần đây khiến cho vùng canh bán trên của chúng tôi trông khá xa vời và có thể sẽ không vào được lệnh trong thời gian tới. Kiên nhẫn trong tình trạng hiện nay là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm trên tuy nhiên sẽ đánh giá lại mức giá vào lệnh nếu thấy giá phá vỡ dứt khoát 1.05. Cho thời điểm hiện tại, chúng tôi ưu tiên thể hiện quan điểm “bearish” đối với đồng tiền chung Euro qua việc short cặp tỷ giá EUR/USD.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên giao dịch New York] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 22/04/2020
EUR (Scott McMurray)

Cặp EURUSD tiếp tục dao động tích lũy trên vùng 1.0845/75. Dòng tiền được ghi nhận ở mức rất thấp trong 3 phiên giao dịch gần đây và không có thông tin nào đáng quan tâm. Thời điểm này có lẽ yếu tố cơ bản gần nhất đủ mạnh để tác động tới EUR/USD là dòng tiền cuối tháng của các tổ chức. Chúng tôi quay lại quan điểm trung lập đối với cặp tiền này, và sẽ ưu tiên các giao dịch ngắn hạn trong ngày nếu có cơ hội, tuy nhiên chúng tôi vẫn chờ cơ hội Short nếu xuất hiện các sóng tăng bất thường không tương quan với điều kiện thị trường hiện tại. Các vùng giá quan trọng cần chú ý là hỗ trợ 1.0810, thấp hơn là 1.0750/60; và kháng cự 1.0880/90, cao hơn là 1.0930/40

JPY (Shalin Patel)

Tỷ giá USD/JPY khá trầm lắng trong ngày hôm nay, với biên độ giao dịch thu hẹp trong vùng 107.52-107.87. Nhu cầu nội địa của thị trường Nhật trong phiên Á không át được lực bán ra tại vùng kháng cự quan trọng 108.00/50. Mở cửa phiên New York, cặp USD/JPY tăng lên vùng 107.9 do hiệu ứng tích cực từ thị trường chứng khoán. Nhưng chúng tôi vẫn giữ chiến lược Short cặp tiền này khi giá tăng lên kháng cự nhắc tới ở trên, vùng hỗ trợ cần chú ý là 106.90/00. Tuy nhiên, cần để mắt tới diễn biến COVID-19 hiện đang có dấu hiệu cải thiện tại nhiều nơi, cũng như thông tin về những cuộc thử nghiệm vaccine. Ngày mai thị trường sẽ tiếp tục chú ý tới số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng khối lượng giao dịch sẽ tăng trước dịp tuần lễ vàng do dòng ngoại tệ đổ về từ nước ngoài, tiếp theo đó thị trường sẽ im ắng hơn cho tới khi các nhà giao dịch quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ.

CAD (Robert Palladino)

Cặp USD/CAD giảm mạnh trước phiên New York, xóa sạch dấu vết của đà tăng hôm qua nhưng chưa phá qua được đáy trước đó tại 1.4114. Sự chuyển giao kỳ hạn các hợp đồng tương lai từ tháng 5 sang tháng 6 tiếp tục biến thị trường dầu mỏ thành một mớ hỗn độn. Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, các nhà giao dịch có thể kết luận tỷ giá USD/CAD đang bắt đầu hình thành một biên độ giao dịch rõ ràng trong khoảng 1.38 - 1.42, cùng với đó là một cú giảm 1% từ đầu phiên Á hôm nay, gap thanh khoản, và mối tương quan đang trở nên rời rạc giữa các tài sản chéo. Giá đóng cửa ngày hôm qua trên mốc 1.4210 đánh dấu lần đâu tiên kể từ ngày 24/3 tỷ giá đóng trên mốc 1.42, nhưng ngay sau đó lại là một cú bán tháo kéo cặp tiền giảm xuống 0.5%. Chúng tôi khuyến nghị chiến lược giao dịch trong biên độ: canh Long tại 1.4025/75 và canh Short nếu tỷ giá tăng lên 1.43, và với cả hai kịch bản, đều nên vào lệnh với khối lượng nhỏ trước.

Nguồn: dubaotiente.com
 
[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 24/04/2020

Long USD so với AUD, NZD, CAD. Quan sát EUR đóng cửa hôm nay. Short GBP vùng 1.2380/1.2420. Long JPY. Trung lập với CHF.


EUR

Đồng EUR đã rất biến động trong suốt 24h qua. Số liệu PMI tồi tệ hơn dự báo đã thúc đẩy thị trường bán EUR mạnh hơn cả giá mở cửa phiên Âu hôm qua, và chúng tôi ghi nhận một đợt Short squeeze vào tối muộn của phiên Âu dù không kéo dài lâu như các ngày trước. EUR cuối cùng đã giảm trở lại bởi chẳng có yếu tố đáng kể nào được công bố sau Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các nước Châu Âu. Ngoài ra, thất bại của cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của thuốc Gilead cũng là yếu tố gây thất vọng cho thị trường (dù đây hẳn cũng không phải điều quá bất ngờ). Khó mà nói thêm gì ngoại trừ việc EUR tiếp tục giảm sâu, nhưng hành động giá như chiều hôm qua là lời nhắc nhở rằng không phải chỉ có chúng tôi có quan điểm bearish đối với EUR. Chúng tôi thực sự đã ghi nhận lực bán mạnh của quỹ tiền thật vào hôm qua, trước và trong cả thời gian diễn ra Short squeeze. Dù mở trạng thái Short nhưng khối lượng/cấu trúc cần phải đảm bảo được khả năng không chỉ sống sót được trước các hành động giá như hôm qua, mà còn đủ lý tưởng để có thể bán rải, đó là chiến thuật hợp lý. Nếu EUR đóng cửa dưới mức 1.0750/60 hôm nay, thì tâm điểm tuần sau sẽ là mức đáy của tháng Ba vừa rồi (1.0636).

GBP

Biên độ giao dịch rộng và dữ dội trong phiên giao dịch hôm qua không có dấu hiệu mất đi, khi mà giá có lúc tăng tới 1.2415 trước khi đảo chiều giảm. Trước đây, chúng tôi đã khuyến nghĩ bán trong vùng 1.2380/1.2420 và vùng này tiếp tục cho kết quả tốt nếu chúng ta không kỳ vọng rằng giá sẽ giảm quá sâu. Hiện tại, mức 1.2300/10 đang là ngưỡng hỗ trợ. Dài hạn hơn, chúng tôi kỳ vọng một xu hướng giảm mạnh và khi mức 1.2240 bị phá vỡ thì GBP/USD sẽ còn giảm sâu hơn nữa.

JPY

Rủi ro như vòng luẩn quẩn khi chúng tôi trước đây nhận định tích cực về khu vực Châu Âu (dựa trên các phát biểu của bà Merkel) và rốt cuộc kết quả lại không mấy khả quan, dù có sự cải thiện nhưng mọi thứ có thể diễn ra lâu hơn kỳ vọng của thị trường, xét nghiệm thuốc Gilead thất bại cũng làm rủi ro thêm tăng – do đó không có thay đổi gì trong quan điểm của chúng tôi rằng rủi ro thị trường đang tạo đỉnh và sẽ là lạc quan thái quá nếu cho rằng hoạt động kinh tế sớm trở lại bình thường. Chúng tôi cũng xem xét đến phát biểu của NHTW Nhật Bản (BoJ) liển quan đến việc mua không giới hạn TPCP Nhật, và những lần tinh chỉnh trái phiếu doanh nghiệp. Mục tiêu hiện tại 80 nghìn tỷ JPY là không hợp lý khi khối lượng mua vào TPCP Nhật Bản được thúc đẩy bởi chế độ Kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), vốn có thể thực hiện mua vào không giới hạn (mức 80 nghìn tỷ JPY không phải mức trần), trong khi những tinh chỉnh trái phiếu doanh nghiệp và chính sách tín dụng đã tồn tại từ lâu và đã được dự báo đầy đủ bởi team của chúng tôi. Hành động giá khá dữ dội và phần nào phản ánh đà phục hồi của cặp EUR/JPY sau khi phá vỡ hỗ trợ 115.9/116.10, nhưng tin tức từ Châu Âu không đáng kể và chúng tôi giữ quan điểm Long JPY. 106.90/107.00 tiếp tục là hỗ trợ cứng, xa hơn là 106.10/20, trong khi mức 108.10/20 là kháng cự gần nhất, xa hơn là 108.50/60. Và với sự thất vọng đối với khối Châu Âu, thì tỷ giá EUR/JPY có thể quay lại mức vùng giá 115, với mức hỗ trợ quan trọng đó là 114.80/00.

CHF

EUR/CHF giao dịch trầm lắng. Chúng tôi ghi nhận quỹ tiền mặt bán cặp tỷ giá này hôm qua mặc dù khối lượng không đáng kể. Rõ ràng là có rất nhiều mức hỗ trợ mạnh trên vùng 1.05, nhưng những cú bật tăng có vẻ èo uột. Quan điểm chúng tôi không đổi khi muốn bán rải ở vùng 1.0560/80, nhưng sẽ tái đánh giá lại mức này nếu mốc 1.0500 bị phá vỡ. Chúng tôi không mấy hứng thú với tỷ giá USD/CHF vào hiện nay.

AUD, NZD, CAD

Hành động giá khá ngẫu nhiên trong các ngày qua và có thể tiếp tục như thế này cho đến khi nào thị trường chứng khoán có bước biến chuyển rõ ràng tiếp theo. Quan điểm của tôi là bước tiếp theo, thị trường rủi ro sẽ dịu bớt và USD tăng, nhưng chưa có bằng chứng nào để khẳng định rằng việc tái mở cửa sớm của Mỹ sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Với tiêu chí đó, Long USD so với AUD, NZD, CAD và một số các đồng tiền mới nổi khác đang có sự thể hiện kém. NZDUSD bứt phá vùng kháng cự 0.6000/10 hôm qua khi tỷ giá EUR/USD tăng, nhưng việc Short NZDUSD vẫn ổn khi mà mức kháng cự tiếp theo cho cặp này chỉ là 0.6050/60.

Nguồn: dubaotiente.com
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,716
Messages
7,183,061
Members
179,074
Latest member
leo88vnorg

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom