Kể từ khi ra đời vào năm 2018, stablecoin USDC đã chứng minh được sức bật của minh trong 12.000 tỷ USD giao dịch blockchain, công ty cho biết.
Circle vừa công bố một báo cáo mới với nhiều tín hiệu đáng ghi nhận cho đồng stablecoin của họ. Theo đó, USDC đang trở thành lựa chọn phổ biến trong chuyển tiền và thương mại quốc tế, đặc biệt là tại châu Á.
USDC là một stablecoin neo giá 1:1 với đồng đô la Mỹ, được Circle phát hành cũng như chịu trách nhiệm bảo chứng bằng tiền mặt và tài sản tương đương tiền.
Trong năm 2022, lượng kiều hối chuyển về châu Á đã đạt 130 tỷ USDC. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 29% tổng giá trị tiền số toàn cầu nhận được, vượt xa Bắc Mỹ (19%) và Tây Âu (22%).
Kiều hối (Remittances) là thuật ngữ dùng để mô tả dòng tiền chuyển phát từ người lao động làm việc ở nước ngoài về quê hương của họ. Remittances đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc nhận được kiều hối có thể giúp cải thiện mức sống của gia đình và cộng đồng, cũng như đóng góp vào nền kinh tế tổng thể. Kiều hối thường thông qua các dịch vụ chuyển tiền quốc tế hoặc các kênh tài chính khác.
Tại Philippines, nơi có lượng lớn lao động ở nước ngoài, Circle đã hợp tác với sàn giao dịch địa phương Coins.ph để chiếm lĩnh phân khúc này, với giá trị lên đến 36 tỷ USD mỗi năm.
Báo cáo của Circle còn nhấn mạnh tầm quan trọng của USDC trong việc giảm thiểu khoảng cách tài chính thương mại của khu vực, giúp giải quyết vấn đề chuyển tiền và tín dụng xuyên biên giới. Điều này đặc biệt nan giải ở các thị trường mới nổi, nơi doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc xoay sở nguồn vốn trong thương mại quốc tế.
Một trong những công ty đang tích cực sử dụng USDC để vượt qua những rào cản trên là XREX, có trụ sở tại Đài Bắc. Vào năm 2022, nhà sáng lập Wayne Huang của XREX từng giải thích cách công ty ông đang xây dựng "ống dẫn tài chính" giữa các quốc gia, tận dụng thặng dư USD ở Đài Loan và thiếu hụt ngoại tệ ở các quốc gia Đông Nam Á khác.
Circle cũng khẳng định việc sử dụng stablecoin trong giao dịch đầu cơ đã giảm rõ rệt 90% trong 5 năm qua. Báo cáo còn đề cập đến những nơi khác trên thế giới, 33% người tiêu dùng Mỹ Latinh đã có cơ hội tiếp xúc thanh toán stablecoin, và công dân trong khu vực này đã nhận được 562 tỷ USD tiền mã hóa từ 2021 đến giữa năm 2022. Đây tiếp tục là minh chứng cho thấy nhu cầu và vị thế của stablecoin trên thế giới.
Song song đó, đối thủ của Circle là Tether - tổ chức hậu thuẫn cho đồng USDT đang "độc chiếm" 2/3 nguồn cung stablecoin tổng thể - lại vừa tăng thêm 21 điểm phần trăm thị phần, bỏ xa các đối thủ trong năm 2023. Trong khi Circle, chủ quản USDC vừa nộp đơn IPO lên SEC, chỉ đang sở hữu 27 tỷ token lưu hành và bắt đầu năm 2023 với tận 48 tỷ USDC.
Circle vừa công bố một báo cáo mới với nhiều tín hiệu đáng ghi nhận cho đồng stablecoin của họ. Theo đó, USDC đang trở thành lựa chọn phổ biến trong chuyển tiền và thương mại quốc tế, đặc biệt là tại châu Á.
USDC là một stablecoin neo giá 1:1 với đồng đô la Mỹ, được Circle phát hành cũng như chịu trách nhiệm bảo chứng bằng tiền mặt và tài sản tương đương tiền.
Trong năm 2022, lượng kiều hối chuyển về châu Á đã đạt 130 tỷ USDC. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 29% tổng giá trị tiền số toàn cầu nhận được, vượt xa Bắc Mỹ (19%) và Tây Âu (22%).
Kiều hối (Remittances) là thuật ngữ dùng để mô tả dòng tiền chuyển phát từ người lao động làm việc ở nước ngoài về quê hương của họ. Remittances đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc nhận được kiều hối có thể giúp cải thiện mức sống của gia đình và cộng đồng, cũng như đóng góp vào nền kinh tế tổng thể. Kiều hối thường thông qua các dịch vụ chuyển tiền quốc tế hoặc các kênh tài chính khác.
Tại Philippines, nơi có lượng lớn lao động ở nước ngoài, Circle đã hợp tác với sàn giao dịch địa phương Coins.ph để chiếm lĩnh phân khúc này, với giá trị lên đến 36 tỷ USD mỗi năm.
Báo cáo của Circle còn nhấn mạnh tầm quan trọng của USDC trong việc giảm thiểu khoảng cách tài chính thương mại của khu vực, giúp giải quyết vấn đề chuyển tiền và tín dụng xuyên biên giới. Điều này đặc biệt nan giải ở các thị trường mới nổi, nơi doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc xoay sở nguồn vốn trong thương mại quốc tế.
Một trong những công ty đang tích cực sử dụng USDC để vượt qua những rào cản trên là XREX, có trụ sở tại Đài Bắc. Vào năm 2022, nhà sáng lập Wayne Huang của XREX từng giải thích cách công ty ông đang xây dựng "ống dẫn tài chính" giữa các quốc gia, tận dụng thặng dư USD ở Đài Loan và thiếu hụt ngoại tệ ở các quốc gia Đông Nam Á khác.
Circle cũng khẳng định việc sử dụng stablecoin trong giao dịch đầu cơ đã giảm rõ rệt 90% trong 5 năm qua. Báo cáo còn đề cập đến những nơi khác trên thế giới, 33% người tiêu dùng Mỹ Latinh đã có cơ hội tiếp xúc thanh toán stablecoin, và công dân trong khu vực này đã nhận được 562 tỷ USD tiền mã hóa từ 2021 đến giữa năm 2022. Đây tiếp tục là minh chứng cho thấy nhu cầu và vị thế của stablecoin trên thế giới.
Song song đó, đối thủ của Circle là Tether - tổ chức hậu thuẫn cho đồng USDT đang "độc chiếm" 2/3 nguồn cung stablecoin tổng thể - lại vừa tăng thêm 21 điểm phần trăm thị phần, bỏ xa các đối thủ trong năm 2023. Trong khi Circle, chủ quản USDC vừa nộp đơn IPO lên SEC, chỉ đang sở hữu 27 tỷ token lưu hành và bắt đầu năm 2023 với tận 48 tỷ USDC.