Công ty phát hành stablecoin Circle đã thế chấp các trái phiếu chính phủ Mỹ đáo hạn trước ngày 31/05 để hạn chế rủi ro Washington không sớm giải quyết vấn đề trần nợ công.
Circle, công ty đứng sau đồng stablecoin lớn thứ hai thị trường tiền mã hóa là USDC với vốn hóa 30 tỷ USD, thông báo sẽ chuyển đổi một phần tài sản dự trữ khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ trong bối cảnh nước này vẫn chưa tìm được giải pháp cho vấn đề trần nợ công.
Lưỡng đảng tại Mỹ đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói thống nhất để giải quyết tình trạng nợ công, vốn đã đạt đến mốc 31,3 nghìn tỷ USD và cần Quốc hội thông qua luật mới để điều chỉnh nâng trần.
Nếu điều này không xảy ra trước ngày 01/06, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không còn có thể huy động thêm tiền thông qua hình thức phát hành trái phiếu để chi trả cho những hoạt động chi tiêu ngân sách, và nghiêm trọng nhất là không thể trả lãi cho những khoản vay trước đó dưới dạng trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo việc Mỹ vỡ nợ sẽ tạo hệ lụy nghiêm trọng lên ngành tài chính Mỹ và toàn cầu, bởi trái phiếu chính phủ Mỹ từ trước đến nay vẫn được xem là một trong những tài sản an toàn nhất và có giá trị tương đương tiền mặt. Một số người còn quan ngại kịch bản trên còn có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào trạng thái suy thoái.
Theo báo cáo dự trữ tài sản tính đến ngày 31/03/2023, Circle đang nắm giữ đến 28,5 tỷ USD trái phiếu Mỹ, chiếm 90% lượng tài sản bảo chứng cho USDC, trong khi phần còn lại là tiền mặt.
Phản ứng trước nguy cơ Mỹ vỡ nợ, quỹ dự trữ tài sản của Circle vào hôm 17/05 đã thế chấp 8,7 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, đáo hạn từ nay cho đến ngày 31/05, để đổi lấy các khoản vay tài những ngân hàng gồm BNP Paribas, Goldman Sachs, Barclays và Royal Bank of Canada. Những khoản vay này được cấu trúc dưới dạng hợp đồng mua lại (repo), cho phép Circle mua lại số trái phiếu tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá cao hơn.
Về bản chất, Circle đang phòng hộ cho rủi ro Mỹ vỡ nợ sau ngày 01/06 khi tạm thời chuyển lượng trái phiếu ngắn hạn họ đang sở hữu thành tiền mặt. Nếu Mỹ giải quyết được tình trạng trần nợ công và khôi phục niềm tin vào trái phiếu, công ty sẽ trả lại lượng tiền mặt đã vay để lấy lại tài sản thế chấp.
Circle chính là đơn vị phát hành stablecoin đã bị kẹt đến 3,3 tỷ USD tiền mặt bảo chứng cho USDC trong đợt khủng hoảng ngân hàng Mỹ hồi tháng 3, khiến USDC có lúc bị depeg về tận 0.87 USD. Dù công ty sau đó đã được chính quyền Mỹ giải cứu và lấy lại được toàn bộ tiền, song niềm tin của nhà đầu tư vào USDC đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến vốn hóa của USDC giảm từ 42 tỷ USD trước cuộc khủng hoảng về còn chỉ 30 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Ở chiều ngược lại, đối thủ lớn nhất của USDC làTether (USDT) thì lại tăng vốn hóa từ 76 tỷ USD lên 82 tỷ USD và tiếp tục duy trì vị thế là stablecoin thống trị ngành crypto. Bản thân Tether cũng nắm giữ một lượng rất lớn trái phiếu chính phủ Mỹ và đang tìm cách giảm bớt tỷ trọng thông qua việc chuyển đổi một phần sang những tài sản thay thế như Bitcoin hay vàng.
Circle, công ty đứng sau đồng stablecoin lớn thứ hai thị trường tiền mã hóa là USDC với vốn hóa 30 tỷ USD, thông báo sẽ chuyển đổi một phần tài sản dự trữ khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ trong bối cảnh nước này vẫn chưa tìm được giải pháp cho vấn đề trần nợ công.
Lưỡng đảng tại Mỹ đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói thống nhất để giải quyết tình trạng nợ công, vốn đã đạt đến mốc 31,3 nghìn tỷ USD và cần Quốc hội thông qua luật mới để điều chỉnh nâng trần.
Nếu điều này không xảy ra trước ngày 01/06, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không còn có thể huy động thêm tiền thông qua hình thức phát hành trái phiếu để chi trả cho những hoạt động chi tiêu ngân sách, và nghiêm trọng nhất là không thể trả lãi cho những khoản vay trước đó dưới dạng trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo việc Mỹ vỡ nợ sẽ tạo hệ lụy nghiêm trọng lên ngành tài chính Mỹ và toàn cầu, bởi trái phiếu chính phủ Mỹ từ trước đến nay vẫn được xem là một trong những tài sản an toàn nhất và có giá trị tương đương tiền mặt. Một số người còn quan ngại kịch bản trên còn có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào trạng thái suy thoái.
Theo báo cáo dự trữ tài sản tính đến ngày 31/03/2023, Circle đang nắm giữ đến 28,5 tỷ USD trái phiếu Mỹ, chiếm 90% lượng tài sản bảo chứng cho USDC, trong khi phần còn lại là tiền mặt.
Phản ứng trước nguy cơ Mỹ vỡ nợ, quỹ dự trữ tài sản của Circle vào hôm 17/05 đã thế chấp 8,7 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, đáo hạn từ nay cho đến ngày 31/05, để đổi lấy các khoản vay tài những ngân hàng gồm BNP Paribas, Goldman Sachs, Barclays và Royal Bank of Canada. Những khoản vay này được cấu trúc dưới dạng hợp đồng mua lại (repo), cho phép Circle mua lại số trái phiếu tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá cao hơn.
Về bản chất, Circle đang phòng hộ cho rủi ro Mỹ vỡ nợ sau ngày 01/06 khi tạm thời chuyển lượng trái phiếu ngắn hạn họ đang sở hữu thành tiền mặt. Nếu Mỹ giải quyết được tình trạng trần nợ công và khôi phục niềm tin vào trái phiếu, công ty sẽ trả lại lượng tiền mặt đã vay để lấy lại tài sản thế chấp.
Circle chính là đơn vị phát hành stablecoin đã bị kẹt đến 3,3 tỷ USD tiền mặt bảo chứng cho USDC trong đợt khủng hoảng ngân hàng Mỹ hồi tháng 3, khiến USDC có lúc bị depeg về tận 0.87 USD. Dù công ty sau đó đã được chính quyền Mỹ giải cứu và lấy lại được toàn bộ tiền, song niềm tin của nhà đầu tư vào USDC đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến vốn hóa của USDC giảm từ 42 tỷ USD trước cuộc khủng hoảng về còn chỉ 30 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Ở chiều ngược lại, đối thủ lớn nhất của USDC làTether (USDT) thì lại tăng vốn hóa từ 76 tỷ USD lên 82 tỷ USD và tiếp tục duy trì vị thế là stablecoin thống trị ngành crypto. Bản thân Tether cũng nắm giữ một lượng rất lớn trái phiếu chính phủ Mỹ và đang tìm cách giảm bớt tỷ trọng thông qua việc chuyển đổi một phần sang những tài sản thay thế như Bitcoin hay vàng.