Các nhân tố ảnh hưởng đến đồng USD
Sơ nét một số các chỉ số, thông tin kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng chính của Mỹ thường được sử dụng trong phân tích.
a) Thông tin kinh tế.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể của những nỗ lực của chính phủ. Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ lạm phát giúp chính phủ có thể thay đổi chính sách tiền tệ để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Ví dụ khi có thông tin GDP của nước nào đó tăng lên thì đó là tin tốt cho đồng tiền nước đó…
- Chỉ số giá cả tiêu dùng(CPI): Là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng của một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng nhanh hoặc giảm nhanh của lạm phát là một dấu hiệu cho thấy rất có khả năng có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.
- Sản lượng công nghiệp (Industrial Production): Vì giá trị của ngành công nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong GDP nên một sự thay đổi nhỏ của chỉ số này cũng có thể gây ra những thay đổi lớn về tốc độ tăng trưởng GDP và vì thế sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của mỗi quốc gia.
- Số lượng hàng hóa bán lẻ (Retail sales): Bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc tiêu dùng của xã hội đóng góp rất lớn vào giá trị của GDP.
- Hàng tồn kho (Inventories): Tỉ lệ hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ nếu tỉ lệ tồn kho tăng cao tức là sức mua trong nền kinh tế đang có chiều hướng giảm sút sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế và ngược lại.……….
- Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các chỉ số quan trong khác mà bất cứ một dealer nào cũng quan tâm như: cung tiền M2, chỉ số thất nghiệp, doanh số nhà mới khởi công, doanh số bán nhà hiện có, đơn hàng nhà máy, đơn hàng hoá lâu bền, chi tiêu tiêu dùng, thu nhập cá nhân, bảng lương phi nông nghiệp, chỉ số ISM ngành sản xuất và dịch vụ, cán cân thương mại…
b)- FED-FOMC- Fed fund Rate & Discuont rate.
Federal Reserve Bank ( FED): Cục dự trữ liên bang Mỹ. Được toàn quyền thiết lập chính sách tiền tệ của Mỹ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. chính sách chính của FED được thể hiện ở hoạt động thị trường mở, lãi suất chiết khấu ( Discuont rate), lãi suất mục tiêu (Fed Fund rate).
Federal Open Market Committee ( FOMC): ủy ban điều hành thị trường mở, chịu trách nhiệm ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ, quan trọng là công bố lãi suất cơ bản 8 lần/ năm. 12 thành viên của hội đồng bao gồm 7 thành viên của hội đồng thống đốc ( Board of Governors), chủ tịch của ngân hàng dự trữ New York ( Federal Reserve Bank of New York), và 4 thành viên còn lại được luân phiên giữa chủ tịch 11 Ngân hàng dự trữ còn lại.
Fed fund Rate (lãi suất mục tiêu, lãi suất cơ bản của đồng USD): đây là mức lãi suất quan trọng nhất, nó là mức lãi suất mà các tổ chức tài chính sử dụng cho những khoản vay nợ hay gửi tiền qua đêm. Thông thường khi có sự thay đổi trong mức lãi suất này ám chỉ dấu hiệu sự thay đổi trong chính sách tiện tệ của Fed. Những thông báo liên quan tới vấn đề này gây ảnh hưởng rất lớn lên thị trường chứng khoán, trái phiếu, thị trường ngoại hối.
Discuont rate (lãi suất chiết khấu): lãi suất mà Fed áp dụng cho ngân hàng thương mại khi vay lại Fed, sự thay đổi trong mức lãi suất này cũng ám chỉ đến chính sách tiền tệ của Fed. Thông thường discount rate thấp hơn Fed Fund rate.
c) Trái phiếu và lãi suất kỳ hạn 3 tháng của USD
-10 year treasury note: lãi suất trái phiếu 10 năm. Sau khi phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm chấm dứt vào tháng 10/2001. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm trở thành tiêu chuẩn cho mức lãi suất dài hạn. Đó là dấu hiệu quan trọng nhất trên thị trường về tín hiệu lạm phát. Thông thường thị trường dùng mức lợi tức ( hơn là giá) để xác định mức độ trái phiếu. Giá trái phiếu có tỷ lệ nghịch chiều với tỷ lệ lãi suất.
Không có mối quan hệ rõ ràng giữa trái phiếu dài hạn và đồng USD tuy nhiên có thể sử dụng ý tưởng sau: một sự sụt giảm trong giá trị của trái phiếu ( do lợi tức tăng) thông thường do tác động của lạm phát tăng có thể gây áp lực lên USD.
- Lợi tức 10 năm trái phiếu: thị trường trái phiếu ngoại hối thường đánh giá sự khác biệt giữa lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm với các loại trái phiếu cùng kỳ hạn của các nước khác như Đức ( German 10 year bund), Nhật (10 year JGB), Anh (10 year gilt), sự chênh lệnh có thể tác động đến biến động tỷ giá, thường thì một sự gia tăng của lợi tức 10 năm của trái phiếu Mỹ làm cho đồng USD tăng giá.
- 3 month Eurodollar Deposits: đây là mức lãi suất kỳ hạn 3 tháng của USD tại các ngân hàng ngoài biên giới nước Mỹ.
Thông thường được sử dụng như một tiêu chuẩn trong việc xác định sự chênh lệch lãi suất từ đó có thể dự báo biến động tỷ giá. Ví dụ như trường hợp tỷ giá USDJPY, nếu như lãi suất chênh lệch giữa eursdollar và euryen càng lớn thì khả năng tỷ giá USDJPY bị tác động theo xu hướng tăng lên.
d) Các nhà chính trị hay các lãnh đạo kinh tế
Các thành viên chính phủ hay những người đứng đầu các ngân hàng trung ương, chính những người này có thể gây ảnh hưởng tới giá trị của một loại tiền tệ nào đó qua những gì họ noí, những gì họ làm. Các chức vụ quan trọng như: tổng thống, thủ tướng, thống đốc hay chủ tịch các ngân hàng… luôn có sự thay đổi theo nhiệm kỳ hay có lý do khác. Nhưng chúng luôn được quan tâm chặt chẽ từ các nhà đầu tư, dù ai ngồi vào các vị trí đó thì những quyết sách của họ đều rất quan trọng và đều có những thay đổi, những tác động nhất định tới thị trường ngoại hối.
Ở NHTW, đối với Mỹ là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thì khi tỷ giá biến động theo một chiều hướng bất lợi tác động xấu tới nền kinh tế, NHTW có thể can thiệp vào nhằm ổn định tỷ giá và đưa tỷ giá trở về tầm kiểm soát theo hướng có lợi cho chính sách tiền tệ. Việc can thiệp này trong những năm gần đây thường thực hiện bằng hai cách: can thiệp miệng ( verbal intervention) hoặc can thiệp trực tiếp vào thị trường.
e) Những nhân tố chính trị ( ví dụ điển hình)
Những nhân tố chính trị đôi khi có thể tác động và gây ra ảnh hưởng lớn đến biến động tỷ giá. Nó làm tỷ giá biến động khá nhanh và mạnh tùy theo từng trường hợp có thể kéo dài hay chấm dứt nhanh chóng.
- Việc Anh gia nhập EU.
- Việc các nước Châu Âu không ký hiệp ước Châu Âu.
- Việc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Việc ông Sarkozy thắng cử tổng thống Pháp.
- Căng thẳng Trung Đông, Bắc Triều Tiên…
- Vấn đề định giá lại CNY.
Ngoài những yếu tố cơ bản trên thì những nguyên nhân sau làm biến động tỷ giá như: + Sự gia tăng đáng kể các thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội sinh lới khi tỷ giá biến động. đối với các đối tượng này thì tỷ giá biến động theo hướng nào là không quan trọng cái chính họ cần là thị trường phải biến động. + Các luồng vốn di chuyển nhằm thanh toán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.Các nhà đi vay cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau nhằm giảm chi phí vay, các quỹ đầu tư cũng di chuyển nguồn vốn vào các đồng tiền có lợi nhuận cao nhất. Cộng thêm các biến động về lãi suất càng làm các quá trình trên diễn ra mạnh mẽ. Các nhà đầu cơ trên thị trường bao gồm:
+ Tỷ giá chéo: tỷ giá USD và một đồng tiền khác đôi khi bị ảnh hưởng bởi các cặp tỷ giá khác. Ví dụ như một sự gia tăng nhanh chóng của đồng JPY so với EUR (EURJPY) tạo nên một sự mất giá của EUR, bao gồm luôn cả sự sụt giảm EURUSD. + Tác động của nhân tố mang tính chu kỳ: Đây là các hoạt động ngoại có tính chất lặp lại hàng năm trong những thời điểm nhất định, có thể gây ra những biến động tỷ giá mà ta có thể định trước, tuy nhiên quá trình này không phải lúc nào cũng xảy ra giống nhau mà có thể có sự điều chỉnh biến động khác đi.
+ Tác động của những nhân tố khác: Những nhân tố khác, ít xảy ra thường xuyên cũng có tác động lớn tới biến động tỷ giá như các kỳ họp của G7, IMF, hội nghị kinh tế các nước, các khu vực … các thông tin mua bán, sát nhập các công ty có giá trị trên hàng tỷ USD. Dưới đây là Bảng phụ lục về các thông số cơ bản về kinh tế của Mỹ, để các bạn mới vào trade Vàng nắm rõ. ( Phần này Kim Phát Tài tham khảo và trích từ 1 số nguồn khác nhau). Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đồng tiền của một quốc gia, sự tăng hay giảm tỉ giá đồng tiền phụ thuộc vào các chỉ số kinh tế. Dưới đây là những thông tin kinh tế đáng chú ý để đánh giá và dự đoán tỉ giá.
VIỆC LÀM:
Các báo cáo về tình trạng thất nghiệp:
Được công bố hàng tuần, chí số này cho biết có bao nhiêu người đang xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên. Số lượng người càng ít cho dấu hiệu nền kinh tế đang có dấu hiệu tốt, bởi vì những người thất nghiệp thì thường có xu hướng chi tiêu ít hơn, điều này có tác động xấu đến nền kinh tế của quốc gia.
Bảng lương phi nông nghiệp:
Được công bố hàng tháng cho biết số lượng các công việc mới được tạo ra (ngoài lĩnh vực nông nghiệp). Số lượng công việc càng nhiều thì đồng tiền của quốc gia càng mạnh, bởi vì càng nhiều người có việc làm thì họ kiếm được nhiều tiền hơn và họ sẽ chi tiêu nhiều hơn.
TIÊU DÙNG:
Chỉ số tiêu dùng cá nhân:
Cho thấy mức độ lạm phát mà mọi người phải gánh chịu, nó phản ảnh sự thay đổi trong giá cả của các mặt hàng tiêu dùng và các dịch vụ (không bao gồm thực phẩm và năng lượng). Những biến động lớn về giá cả sẽ có tác động xấu lên nền kinh tế bởi vì nó thể hiện sự không ổn định và sự không ổn định này sẽ khiến cho người dân chi tiêu ít hơn.
Doanh số bán lẻ:
Được công bố 1 lần mỗi tháng, nó đo lường giá trị của doanh số bán lẻ. Sự gia tăng trong doanh số bán lẻ cũng đồng nghĩa là nền kinh tế quốc gia đang phát triển mạnh hơn, bởi vì nó cho thấy người dân đang chi tiêu nhiều hơn.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP:
Được tổng kết hàng năm, thể hiện giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế của quốc gia sản xuất ra. Sự tăng lên của GDP cho thấy nền kinh tế của quốc gia đang phát triển mạnh hơn. Nó khuyến khích người dân đầu tư nhiều hơn vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước đồng thời cũng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Cán cân thương mại:
Thể hiện sự chênh lệch về giá trị của các hàng hoá dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Sự thặng dư trong cán cân thương mại có nghĩa là giá trị của các hàng hoá dịch vụ được xuất khẩu đang nhiều hơn nhập khẩu. Sự tăng lên trong cán cân thương mại cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên bởi vì khi nhu cầu xuất khẩu nhiều hơn thì số lượng công ăn việc làm sẽ tăng lên và mức độ sản xuất gia tăng ở các nước xuất khẩu. Điều này cũng sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ phải đổi đồng tiền của họ sang đồng tiền của nước xuất khẩu để mua hàng.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Chỉ số CPI đo lường sự gia tăng của giá cả trong một rổ hàng hoá và dịch vụ (như thực phẩm, vận tải, nhà ở, v.v…). Chỉ số CPI này tăng lên nghĩa là giá cả của rổ hàng hoá dịch vụ đó đã gia tăng và chúng ta phải tốn nhiều tiền hơn để mua một rổ hàng hoá dịch vụ tương tự. Sự tăng lên của chỉ số CPI sẽ có tác động tích cực lên nền kinh tế (và đương nhiên là đồng tiền của quốc gia) bởi vì nó cho thấy người ta có đủ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ mặc dù giá của chúng có gia tăng.
BẤT ĐỘNG SẢN:
Doanh số nhà mới:
Các số liệu về doanh số bán nhà mới là một chỉ số rất quan trọng cho thấy xu hướng chung của nền kinh tế. Sự tăng lên trong doanh số bán nhà mới cho thấy ngành xây dựng đang phát triển rất tốt và người tiêu dùng có đủ tiền để mua những tài sản có giá trị lớn. Những người mua nhà này sẽ mua thêm nhiều hàng hoá khác, cùng lúc đó thì các công ty xây dựng cũng cần phải thuê công nhân và mua vật liệu, vì vậy nó tạo nên một tác động, một làn sóng tích cực cho nền kinh tế và thúc đẩy sự tăng giá của đồng tiền.
Doanh số nhà chờ bán:
Đo lường hoạt động của doanh số bán nhà hiện tại. Nó bao gồm nhà của các gia đình riêng lẻ, chung cư. Nhu cầu mua nhà càng tăng chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt bởi vì người dân cảm thấy rất thoải mái và sẵn sàn đầu tư vào nhà ở. Ngoài ra, việc đầu tư này cũng thường kéo theo các hoạt động mua hàng khác như các thiết bị điện, tủ bàn ghế … sẽ mang lại thu nhập cho những nhà kinh doanh bất động sản, tất cả những điều này đều rất tốt cho nền kinh tế.
Chỉ số nhà xây mới:
Cho biết số lượng các cao ốc đang được xây dựng. Con số này càng cao thì giá trị của đồng tiền của quốc gia cũng cao bởi vì nó cho thấy ngành xây dựng đang phát triển tốt và nhiều người đang đầu tư vào lĩnh vực này.
SẢN XUÂT:
Chỉ số sản xuất ISM:
Đo lường hoạt động thu mua trong khu vực sản xuất. Sự tăng lên của ISM cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên. Các chỉ số thể hiện hoạt động thu mua này là những chỉ số tốt bởi vì chúng đánh giá tình hình hoạt động của một công ty, thường đi đôi với những biểu hiện toàn diện của nền kinh tế.
Sản xuất công nghiệp:
Đo lường giá trị của sản lượng đầu ra được sản xuất bởi các nhà máy, hầm mỏ. Sự tăng lên trong sản xuất công nghiệp cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên bởi vì giá trị của nó càng cao cho thấy số lượng lớn các sản phẩm đang được sản xuất và bán ra, vì thế người dân có thu nhập và sẵn sàng chi tiêu.
Chỉ số giá của các nhà sản xuất PPI:
Kiểm tra sự khác biệt trong giá bán hàng hoá và dịch vụ của các nhà sản xuất. Bởi vì các nhà sản xuất thường có xu hướng tăng giá bán lẻ khi các chi phí sản xuất gia tăng, PPI có thể được xem là một chỉ số biểu hiện sự lạm phát. PPI tăng lên sẽ khiến cho Ngân hàng Trung Ương cũng tăng lãi suất theo. Sự tụt giảm của PPI cho thấy giá cả đang giảm xuống và suy thoái kinh tế đang bắt đầu xuất hiện.
Các đơn hàng cho những hàng hoá sử dụng lâu bền:
Đo lường giá trị của các loại hàng hoá có vòng đời lâu hơn 3 năm, mà người tiêu dùng mua - được sản xuất ở thị trường nội địa. Chỉ số này giúp dự đoán xem các nhà sản xuất đang bận rộn đến mức nào bởi vì họ cần phải làm việc tích cực để đáp ứng kịp các đơn hàng. Vì thế, xu hướng tăng lên sẽ có tác động tích cực lên đồng tiền quốc gia.
LÃI SUẤT NGÂN HÀNG:
Công bố của ngân hàng trung ương Anh (BoE):
Uỷ ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương Anh thường tổ chức bỏ phiếu biểu quyết hàng tháng để đưa ra mức lãi suất của quốc gia trong ngắn hạn.
Công bố của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB):
Ban quản lý của Ngân hàng Trung ương Châu Au thường bỏ phiếu biểu quyết hàng tháng để đưa ra mức lãi suất của cộng đồng này trong ngắn hạn.
Công bố của Cục dự trư Liên bang Mỹ (FED):
Uỷ ban kiểm soát thị trường tự do của Fed thường bỏ phiếu biểu quyết 8 năm một lần. Kết quả của các cuộc bỏ phiếu của (BoE; ECB hay FED) sẽ được công bố nhanh chóng. Nó thường đi kèm với một vài lời bình luận vắn tắt về tình hình kinh tế và các nhân tố tác động. Mức lãi suất thường được quyết định dựa trên tình hình lạm phát. Mục đích là để giữ cho giá cả ổn định, vì thế khi lạm phát tăng trên mức lãi suất của năm 2% thì các ngân hàng này thường cũng tăng lãi suất để kìm giá xuống. Mức lãi suất cao sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, làm gia tăng nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ để lấy nội tệ. Có thể nói rằng xu hướng gia tăng của lãi suất có tác động tích cực lên nền kinh tế của quốc gia.
Biên bản cuộc họp của FOMC
Biên bản cuộc họp của Uỷ ban kiểm soát thị trường tự do sẽ giúp cho các thành viên đưa ra các chính sách và quyết định liên quan tới lãi suất. KHẢO SÁT KINH TẾ:
Cuộc khảo sát của ZEW:
Sẽ giúp cung cấp các nhận định của các chuyên gia tài chính có đề cập tới xu hướng kinh tế trong thời gian tới cho cộng đồng chung Châu Âu. Sự khác biệt về số lượng nhà đầu tư hàng tháng sẽ giúp dự đoán được sự tăng trưởng của nền kinh tế là tăng hay giảm.
Chỉ số PMI của Chicago (Mỹ):
Thể hiện tình hình chung của môi trường kinh doanh ở Chicago. Tình hình thu mua hàng tháng sẽ trả lời cho cuộc khảo sát có liên quan đến hoạt động của tổ chức họ (nó cao hơn, bằng, hay thấp hơn so với tháng trước) các vấn đề về sản lượng đầu ra, tình hình thu mua, số lượng việc làm, số lượng hàng tồn kho, các đơn hàng và các chỉ số giá cả.
Quỹ ngân khố quốc tế TIC:
Theo dõi dòng chảy của dòng tiền của các quỹ ra và vào lãnh thổ nước Mỹ (trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu). Con số này sẽ được thể hiện theo mức triệu đôla, thể hiện sự chênh lệch giữa chi tiêu của nước Mỹ vào cổ phiếu của các công ty nước ngoài và cổ phiếu của các công ty Mỹ. Đây là chỉ số quan trọng của nền kinh tế Mỹ và giúp họ có cái nhìn thấu đáo về nhu cầu của nước ngoài vào các lĩnh vực đầu tư và đồng đôla Mỹ. Ví dụ, nếu Mỹ mua 10 tỷ đôla cổ phiếu của các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài mua 30 tỷ đôla chứng khoán của các công ty Mỹ để đầu tư dài hạn, thì con số chênh lệch sẽ là 20 tỷ đôla.
Niềm tin tiêu dùng:
Đo lường thái độ của người tiêu dùng đối với các tình hình kinh tế, họ đánh giá như thế nào vào các triển vọng kinh tế trong tương lai. Con số cao sẽ thể hiện sự lạc quan của người tiêu dùng; có thể nói là người tiêu dùng đang rất lạc quan về các triển vọng phát triển kinh tế. Và kết quả là họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, điều này sẽ kích thích lại nền kinh tế.
Mức độ nhạy cảm của người tiêu dùng:
Đo lường thái độ của người tiêu dùng cả về tình hình hiện tại và các kỳ vọng vào tương lai. Nó xuất phát từ kết quả của cuộc khảo sát trên 500 người hàng tháng của trường đại học Michigan. Mức độ nhạy cảm càng cao sẽ cho thấy mức chi tiêu dùng sẽ gia tăng, nó chiếm tới 2/3 nền kinh tế.
CHÚ Ý:
Các thông tin kinh tế được công bố sẽ có ảnh hưởng tới giá thị trường khi có sự chênh lệch giữa số liệu kỳ vọng và số liệu thực tế được công bố. Có thể xem lịch thông tin ở địa chỉ @
http://www.forexfactory.com/calendar.php
Thị trường có những biến động đều đặn thì sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tin tức được công bố. Ngược lại, khi thị trường đi ngang, không có nhiều biến động thì khi tin được công bố sẽ có thể có nhiều biến động lớn.
Hãy lưu ý rằng thông tin kinh tế được công bố vẫn rất tiềm ẩn sự rủi ro.