Tiền ảo Bee, TimeStope, Eagle, có cơ chế giống Pi - "đào" bằng điện thoại - được nhiều người Việt rủ nhau chơi với hy vọng làm giàu.
"Đã chơi Pi Network rồi thì sao không tải Bee Network về đào luôn thể đi. Một năm nữa Bee sẽ giống như Pi bây giờ, lúc đó mình cũng lận lưng một số làm vốn rồi", thành viên có tên Phạm Minh, chia sẻ trên một nhóm chơi tiền ảo tại Việt Nam, kèm theo đường link tải ứng dụng và dòng mã giới thiệu.
Sau ba ngày chơi và tích cực "rủ rê" bạn bè, Minh đã kéo được gần 150 người vào cùng đào Bee. Tài khoản của anh hiện có hơn 500 đồng Bee, tốc độ "đào" hơn 10 Bee mỗi giờ và liên tục tăng do rủ được thêm người.
Hàng loạt nền tảng tự xưng là "tiền điện tử có thể đào bằng điện thoại" xuất hiện tại Việt Nam sau khi Bitcoin đạt mức giá "khủng". Ảnh: Lưu Quý
Song song với "cơn sốt" Pi, nhiều người Việt đang tìm đến những dự án "tiền ảo" khác có thể "đào" trên điện thoại, như Bee, TimeStope, Eagle... Cách thức hoạt động của các ứng dụng này giống hệt nhau. Để sử dụng, người dùng tải về và đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc Facebook, đồng thời có mã giới thiệu của người dùng trước. Việc khai thác các đồng tiền này không yêu cầu công sức hay chi phí. Người dùng chỉ cần trong 24h vào ứng dụng một lần để "điểm danh", sau đó tài khoản tiền ảo sẽ tự động tăng.
Với suy nghĩ "tốn chút thời gian mỗi ngày, không mất gì" mà lại có thể sở hữu tiền điện tử, sau này có thể thu về "nghìn USD", nhiều người tìm đến các ứng dụng này bất chấp cảnh báo rủi ro từ các chuyên gia bảo mật. Các đồng tiền mới ra thậm chí thu hút người chơi hơn các đồng cũ, do có thể đào được nhiều hơn.
"Mỗi ngày mình lại lên nhóm tìm xem có đồng mới nào để đào", Quang Tuấn, thành viên trên nhóm Pi Network Việt Nam chia sẻ. Tuấn cho rằng do các đồng tiền cũ đã có nhiều người đào nên tốc độ giảm, trong khi nếu chơi các đồng mới, mình "sẽ là người tiên phong, có thể kiếm được nhiều đồng hơn" những người khác.
Chẳng hạn, Pi hiện nay chỉ cho phép đào với tốc độ 0,1 Pi/giờ, trong khi Bee là 0,5 Bee/giờ, các đồng tiền mới tốc độ vài đồng mỗi giờ, chưa kể con số sẽ tăng thêm nếu rủ được nhiều người cùng tham gia.
Tuấn không quan tâm đến bản chất tiền ảo là gì hay công nghệ phía sau các đồng tiền này. "Tôi chỉ muốn đào được càng nhiều càng tốt. Sau này nếu chúng khả thi, được lên sàn, tôi sẽ có tiền", Tuấn nói.
Theo các chuyên gia, đây là tâm lý FOMO (Sợ bỏ lỡ cơ hội) - đang xuất hiện ở khá nhiều nhà đầu tư tiền điện tử. Các đồng tiền mới thường nhắm vào những người đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư đồng tiền cũ. Pi Network cũng được phát triển theo cách này. Admin của các hội nhóm về Pi tại Việt Nam thường xuyên nhắc tới Bitcoin và Ethereum, như là minh chứng cho giá trị của tiền điện tử, để dụ người khác tham gia.
Các ứng dụng như Bee Network có cách thức "đào" giống hệt Pi Network. Ảnh: Lưu Quý
Nguy hiểm tiềm tàng
Giá trị của đồng Pi hiện tại bằng 0 và chưa thể giao dịch. Tương lai của đồng tiền này cũng vẫn là dấu hỏi, khi chủ dự án chưa mở mã nguồn và không đưa ra lộ trình phát triển cụ thể. Cái mà người dùng mất, theo các chuyên gia, là thời gian, tài nguyên điện thoại và dữ liệu cá nhân.
Với các ứng dụng "ăn theo" Pi, nguy cơ mất an toàn thông tin cao hơn nhiều lần.
Ví dụ, Bee Network là dự án có cách thức "đào" tương tự Pi Network, nhưng sách trắng của Bee chỉ nêu các thông tin chung, không có tên người sáng lập, không có lộ trình phát triển. Theo các chuyên gia của trang AI Multiple, Bee Network không có khả năng mang lại giá trị.
Trong khi đó, ứng dụng Bee Network trên Android lại yêu cầu hàng loạt quyền, như truy cập vị trí, đọc/sửa nội dung của bộ nhớ, đọc danh bạ, truy cập mạng... Hồi cuối tháng 2/2021, Bee Network công bố ứng dụng đã đạt 5 triệu người dùng trên toàn thế giới.
"Dự án này giống kiểu một nhóm ẩn danh đang cố gắng lấy thông tin cá nhân quan trọng của người dùng, mà không mang lại bất cứ giá trị gì", chuyên gia Cem Dilmegani của AI Multiple đánh giá. Chuyên gia này cho biết, ông buộc phải lên tiếng, khi hàng triệu người dùng đang "vô tư" cung cấp thông tin cá nhân để đổi lấy những thứ không có giá trị.
Ứng dụng yêu cầu hàng loạt quyền truy cập điện thoại người dùng. Ảnh: Lưu Quý.
So sánh với việc bị lấy dữ liệu bởi mạng xã hội, các chuyên gia cho rằng Google hay Facebook là những pháp nhân bị ràng buộc bởi luật pháp và chịu ảnh hưởng nếu bị người dùng phản ứng, trong khi đội ngũ phát triển của Bee Network hoàn toàn ẩn danh.
Các dự án khác, như Sperax Play, Time Stope, Eagle Network, cũng tương tự. Chúng được quảng cáo là có thể đào tiền điện tử bằng smartphone, đồng thời yêu cầu hàng loạt các quyền truy cập bộ nhớ, máy ảnh, danh bạ của điện thoại. Khi đăng ký tài khoản, người dùng cần cung cấp cả số điện thoại lẫn số thẻ căn cước và ngày tháng năm sinh.
"Người dùng nên cẩn trọng khi cài các ứng dụng như Pi Network. Quyền và thông tin mà Pi Network yêu cầu tiềm ẩn khả năng lấy thông tin người dùng và dính mã độc. Khi đó hậu quả sẽ rất khó lường", chuyên gia an toàn thông tin Ngô Minh Hiếu nhận định.
"Đã chơi Pi Network rồi thì sao không tải Bee Network về đào luôn thể đi. Một năm nữa Bee sẽ giống như Pi bây giờ, lúc đó mình cũng lận lưng một số làm vốn rồi", thành viên có tên Phạm Minh, chia sẻ trên một nhóm chơi tiền ảo tại Việt Nam, kèm theo đường link tải ứng dụng và dòng mã giới thiệu.
Sau ba ngày chơi và tích cực "rủ rê" bạn bè, Minh đã kéo được gần 150 người vào cùng đào Bee. Tài khoản của anh hiện có hơn 500 đồng Bee, tốc độ "đào" hơn 10 Bee mỗi giờ và liên tục tăng do rủ được thêm người.
Hàng loạt nền tảng tự xưng là "tiền điện tử có thể đào bằng điện thoại" xuất hiện tại Việt Nam sau khi Bitcoin đạt mức giá "khủng". Ảnh: Lưu Quý
Song song với "cơn sốt" Pi, nhiều người Việt đang tìm đến những dự án "tiền ảo" khác có thể "đào" trên điện thoại, như Bee, TimeStope, Eagle... Cách thức hoạt động của các ứng dụng này giống hệt nhau. Để sử dụng, người dùng tải về và đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc Facebook, đồng thời có mã giới thiệu của người dùng trước. Việc khai thác các đồng tiền này không yêu cầu công sức hay chi phí. Người dùng chỉ cần trong 24h vào ứng dụng một lần để "điểm danh", sau đó tài khoản tiền ảo sẽ tự động tăng.
Với suy nghĩ "tốn chút thời gian mỗi ngày, không mất gì" mà lại có thể sở hữu tiền điện tử, sau này có thể thu về "nghìn USD", nhiều người tìm đến các ứng dụng này bất chấp cảnh báo rủi ro từ các chuyên gia bảo mật. Các đồng tiền mới ra thậm chí thu hút người chơi hơn các đồng cũ, do có thể đào được nhiều hơn.
"Mỗi ngày mình lại lên nhóm tìm xem có đồng mới nào để đào", Quang Tuấn, thành viên trên nhóm Pi Network Việt Nam chia sẻ. Tuấn cho rằng do các đồng tiền cũ đã có nhiều người đào nên tốc độ giảm, trong khi nếu chơi các đồng mới, mình "sẽ là người tiên phong, có thể kiếm được nhiều đồng hơn" những người khác.
Chẳng hạn, Pi hiện nay chỉ cho phép đào với tốc độ 0,1 Pi/giờ, trong khi Bee là 0,5 Bee/giờ, các đồng tiền mới tốc độ vài đồng mỗi giờ, chưa kể con số sẽ tăng thêm nếu rủ được nhiều người cùng tham gia.
Tuấn không quan tâm đến bản chất tiền ảo là gì hay công nghệ phía sau các đồng tiền này. "Tôi chỉ muốn đào được càng nhiều càng tốt. Sau này nếu chúng khả thi, được lên sàn, tôi sẽ có tiền", Tuấn nói.
Theo các chuyên gia, đây là tâm lý FOMO (Sợ bỏ lỡ cơ hội) - đang xuất hiện ở khá nhiều nhà đầu tư tiền điện tử. Các đồng tiền mới thường nhắm vào những người đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư đồng tiền cũ. Pi Network cũng được phát triển theo cách này. Admin của các hội nhóm về Pi tại Việt Nam thường xuyên nhắc tới Bitcoin và Ethereum, như là minh chứng cho giá trị của tiền điện tử, để dụ người khác tham gia.
Các ứng dụng như Bee Network có cách thức "đào" giống hệt Pi Network. Ảnh: Lưu Quý
Nguy hiểm tiềm tàng
Giá trị của đồng Pi hiện tại bằng 0 và chưa thể giao dịch. Tương lai của đồng tiền này cũng vẫn là dấu hỏi, khi chủ dự án chưa mở mã nguồn và không đưa ra lộ trình phát triển cụ thể. Cái mà người dùng mất, theo các chuyên gia, là thời gian, tài nguyên điện thoại và dữ liệu cá nhân.
Với các ứng dụng "ăn theo" Pi, nguy cơ mất an toàn thông tin cao hơn nhiều lần.
Ví dụ, Bee Network là dự án có cách thức "đào" tương tự Pi Network, nhưng sách trắng của Bee chỉ nêu các thông tin chung, không có tên người sáng lập, không có lộ trình phát triển. Theo các chuyên gia của trang AI Multiple, Bee Network không có khả năng mang lại giá trị.
Trong khi đó, ứng dụng Bee Network trên Android lại yêu cầu hàng loạt quyền, như truy cập vị trí, đọc/sửa nội dung của bộ nhớ, đọc danh bạ, truy cập mạng... Hồi cuối tháng 2/2021, Bee Network công bố ứng dụng đã đạt 5 triệu người dùng trên toàn thế giới.
"Dự án này giống kiểu một nhóm ẩn danh đang cố gắng lấy thông tin cá nhân quan trọng của người dùng, mà không mang lại bất cứ giá trị gì", chuyên gia Cem Dilmegani của AI Multiple đánh giá. Chuyên gia này cho biết, ông buộc phải lên tiếng, khi hàng triệu người dùng đang "vô tư" cung cấp thông tin cá nhân để đổi lấy những thứ không có giá trị.
Ứng dụng yêu cầu hàng loạt quyền truy cập điện thoại người dùng. Ảnh: Lưu Quý.
So sánh với việc bị lấy dữ liệu bởi mạng xã hội, các chuyên gia cho rằng Google hay Facebook là những pháp nhân bị ràng buộc bởi luật pháp và chịu ảnh hưởng nếu bị người dùng phản ứng, trong khi đội ngũ phát triển của Bee Network hoàn toàn ẩn danh.
Các dự án khác, như Sperax Play, Time Stope, Eagle Network, cũng tương tự. Chúng được quảng cáo là có thể đào tiền điện tử bằng smartphone, đồng thời yêu cầu hàng loạt các quyền truy cập bộ nhớ, máy ảnh, danh bạ của điện thoại. Khi đăng ký tài khoản, người dùng cần cung cấp cả số điện thoại lẫn số thẻ căn cước và ngày tháng năm sinh.
"Người dùng nên cẩn trọng khi cài các ứng dụng như Pi Network. Quyền và thông tin mà Pi Network yêu cầu tiềm ẩn khả năng lấy thông tin người dùng và dính mã độc. Khi đó hậu quả sẽ rất khó lường", chuyên gia an toàn thông tin Ngô Minh Hiếu nhận định.
Nguồn : vnexpress