Sau 5 năm không có doanh nghiệp chứng khoán IPO trên sàn, mới đây, một công ty chứng khoán công nghệ đã thông báo tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Khái niệm chứng khoán công nghệ còn nhiều sự lạ lẫm chỉ là cách để doanh nghiệp làm mới mình hay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành chứng khoán và những cơ hội đầu tư hấp cho nhà đầu tư?Tiên phong áp dụng mô hình không môi giới
Công nghệ bùng nổ và có tác động sâu rộng tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là tài chính. Nhờ công nghệ, rào cản để đầu tư chứng khoán gần như bằng 0. Công nghệ cũng giúp gia tăng tốc độ xử lý các thông tin thị trường, phân tích dữ liệu, từ đó giúp nhà đầu tư đạt hiệu quả cao hơn.
Dù vậy, phần lớn nhà đầu tư vẫn phụ thuộc nhiều vào nhân viên môi giới do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm. Thông thường, họ tìm đến dịch vụ môi giới chứng khoán để được phục vụ các bước từ mở tài khoản, gợi ý mua bán đến học hỏi kiến thức đầu tư… Tuy nhiên, trước làn sóng mở tài khoản ồ ạt trong thời gian qua, nhân viên môi giới khó có thể đảm bảo hiệu suất cao khi phục vụ nhiều nhà đầu tư cùng lúc.
Nhận ra những hạn chế ấy, đồng thời nhìn thấy tương lai của thị trường tài chính, công ty chứng khoán DNSE tiên phong áp dụng mô hình không môi giới. Không chỉ vậy, DNSE cũng là công ty "khơi mào" cuộc đua miễn phí giao dịch ngay khi chuyển hướng vào năm 2021.
Nền tảng Entrade X by DNSE (Ảnh: DNSE)
Trở thành người tiên phong cũng đồng nghĩa với việc đi ngược với số đông. Dù có những lợi thế nhất định song DNSE cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Đó là bài toán tiếp cận và giữ chân khách hàng khi không có nhân viên môi giới, trong khi để phát triển công nghệ phục vụ khách hàng đòi hỏi nguồn lực tài chính cực kỳ vững mạnh. Mặt khác, chính nhà đầu tư - những khách hàng trực tiếp hưởng lợi từ mô hình này, cũng cần thời gian để quen với sự phục vụ của công nghệ. Thông thường, nhiều nhà đầu tư Việt đã quen với việc nhận tư vấn, khuyến nghị đến từ các chuyên gia hoặc môi giới.
Chia sẻ về lý do thực hiện mô hình không môi giới, bà Phạm Thị Thanh Hoa - TGĐ DNSE cho biết: "Với độ phủ sóng của thông tin, chúng tôi tin rằng nhà đầu tư, nhất là những người trẻ, ngày càng tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm, dẫn tới xu hướng chủ động tự giao dịch ngày càng nhiều. Chúng tôi lựa chọn mô hình không môi giới và để khách hàng quen dần với mô hình này thì DNSE cung cấp cho họ những phương tiện dễ dàng nhất, để họ có đầy đủ thông tin và có thể chủ động ra quyết định giao dịch. Ở phương diện hiệu suất, một nhân viên môi giới có thể tư vấn 30-50 khách hàng cùng lúc còn hệ thống tư vấn về công nghệ có thể phục vụ hàng chục nghìn người. Về lâu dài, mô hình này tối ưu hiệu quả cả cho nhà đầu tư và công ty chứng khoán."
Dấu ấn của "người dẫn đường"
Chiến lược không môi giới, đi ngược với số đông của DNSE là táo bạo nhưng không hề liều lĩnh. Bởi ngay sau đó, DNSE đã tiên phong ra mắt thị trường phần mềm Môi giới ảo - AI Broker - một hình thức sử dụng AI để phục vụ khách hàng, hỗ trợ và tư vấn đầu tư qua chatbot. Nhờ có công nghệ, nhà đầu tư có thể chủ động và dễ dàng tiếp cận mọi dữ liệu thị trường đã được xử lý với tốc độ và độ chính xác cao, đảm bảo yếu tố khách quan. Đây chính là cơ sở để nhà đầu tư tự đánh giá và đưa ra quyết định mà không chịu sự tác động của cảm xúc.
Môi giới ảo Ensa (Ảnh: DNSE)
Ngoài AI Broker, ở thời điểm hình thức xác thực tài khoản online e-KYC được cho phép triển khai vào năm 2020, DNSE cũng là đơn vị tiên phong triển khai mở tài khoản online 100%, hay cho phép nạp rút tiền 24/7. Công ty cũng tập trung vào sản phẩm mũi nhọn Margin Deal - phương thức quản trị margin theo từng lệnh mua bán cổ phiếu, giúp nhà đầu tư theo dõi lỗ lãi chi tiết theo từng lệnh, lựa chọn gói vay margin theo nhu cầu và giảm thiểu rủi ro force-sell cổ phiếu tốt trong danh mục.
Song song với đó, DNSE còn tích cực phối hợp với các đối tác về dữ liệu, thông tin tài chính để mang đến những trải nghiệm đầu tư trọn vẹn và nhiều tiện ích mới cho khách hàng. Đơn cử có thể kể đến việc hợp tác với ZaloPay để giới thiệu tài khoản chứng khoán tiên phong trên ví điện tử. Nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán DNSE ngay trên app ZaloPay và giao dịch chỉ từ 1 cổ phiếu với giao diện thân thiện và thông tin, khuyến nghị về cổ phiếu được cung cấp rõ ràng. Hay như việc nhà đầu tư có thể trực tiếp giao dịch trên FiinTrade mà không cần chuyển đổi sang app Entrade X của DNSE.
Bên cạnh những dấu ấn đậm chất công nghệ, DNSE còn gây chú ý khi tiếp cận khách hàng bằng những mẩu truyện tranh, video thú vị được đăng tải trên các kênh facebook, tiktok, mạng xã hội mang tên "Bò và Gấu". Thông qua nội dung sáng tạo và trẻ trung, "Bò và Gấu" đã biến những kiến thức tài chính có phần khô khan và khó hiểu trở nên đơn giản, gần gũi và "dễ thẩm thấu" hơn với nhà đầu tư ở mọi lứa tuổi và mang đến cho DNSE một lượng khách hàng đáng kể.
Cuối năm 2023, DNSE đã công bố chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, nhằm chào bán 30 triệu cổ phiếu, huy động 900 tỷ đồng. Đồng thời, DNSE cũng nhận được khoản đầu tư với giá trị tương đương 12% vốn cổ phần từ Quỹ ngoại PYN Elite Fund. Công ty chứng khoán tiên phong về công nghệ này dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng vốn cho các hoạt động dịch vụ chứng khoán, đồng thời đầu tư vào mũi nhọn công nghệ để tạo nên sự khác biệt và sức cạnh tranh trên thị trường.
Định vị khác biệt về sản phẩm cùng chiến lược đi tắt đón đầu trong cuộc đua chuyển đổi số đã giúp DNSE ngày càng chiếm lĩnh được thị phần và trở thành lựa chọn của nhà đầu tư 4.0. Sau thương vụ IPO, DNSE được đánh giá sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng nếu tiếp tục giữ vị thế tiên phong trong trào lưu chứng khoán số.
Credit: Ánh Dương theo Tổ Quốc