Thị trường tài chính thế giới trong tháng 3 vừa rồi chứng kiến sự biến động giảm cùng chiều giữa vàng và cổ phiếu, điều hoàn toàn trái ngược với sự biến động thường thấy trong lịch sử của 2 loại tài sản này, gây bất ngờ lớn cho các nhà đầu tư. Khi thị trường tài sản toàn cầu giảm mạnh, bạn chỉ có thể bán những gì thanh khoản, có lãi và có chi phí tác động thấp. Do đó, sự bán tháo diễn ra đối với vàng dường như chỉ nhằm mục đích tăng tiền mặt cho các cuộc gọi giải chấp các loại tài sản khác.
Hãy mua vàng!
Quay trở lại thời điểm đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giá vàng chứng kiến những nhịp điều chỉnh giảm rõ rệt trong những tháng đầu năm, khi các nhà đầu tư hoảng loạn đổ dồn tài sản về đồng đô la Mỹ, liên tục bán tháo các loại tài sản thanh khoản như vàng. Tuy nhiên, càng về cuối năm, với việc các gói nới lỏng định lượng liên tục xuất hiện, vàng được hỗ trợ mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành 1 trong số ít các loại tài sản đem lại lợi tức dương cho nhà đầu tư. 1 mô hình tương tự dường như đang hình thành trong năm nay, khi giá vàng ổn định trong tuần qua và tăng từ mức dưới 1500 đô la lên trên 1600 đô la khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố ý định mua trái phiếu không giới hạn.
Do đó, chúng tôi cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới, bất chấp những sự hoảng loạn và bán tháo liên tục diễn ra đối với các loại tài sản rủi ro. Việc các ngân hàng trung ương liên tục bơm thanh khoản cho hệ thống, trong đó FED thậm chí công bố sẵn sàng thực hiện việc mua lại đối với các loại tài sản có vấn đề, chắc chắn sẽ loại bỏ rủi ro vàng lại 1 lần nữa bị bán tháo nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản. Trên thực tế, hoàn toàn có lý khi cho rằng với sự dư thừa thanh khoản như vậy, 1 khối lượng dòng tiền không nhỏ sẽ lại tìm đường đến với tài sản trú ẩn truyền thống- vàng, tiếp tục đẩy giá vàng lên cao, trong bối cảnh sự lo ngại rủi ro vẫn tiếp diễn
Covid-19: không phải 1 mối đe dọa thông thường
Sự bán tháo hoảng loạn trên các loại tài sản toàn cầu cùng với nhu cầu tăng mạnh đối với đồng đô la Mỹ mang lại những ký ức không mấy tốt đẹp về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt quan trọng giữa cuộc khủng hoảng năm 2008 và ngày nay. Cuộc khủng hoảng 2008 trước đây đơn thuần là một cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến cú sốc cầu, gây sụt giảm tăng trưởng và lạm phát. Sau đó các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ đã được đưa ra nhằm giải cứu các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản và giúp phục hồi nền kinh tế. Nhưng lần này, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính và y tế chưa từng có tiền lệ, gây ra những cú sốc cung và cầu đồng thời.
Việc liên tục bơm thanh khoản vào hệ thống, như những gì các ngân hàng trung ương toàn cầu đang thực hiện có thể giúp kéo dài thời gian chống chọi với dịch bệnh nhưng có những hạn chế nhất định bởi việc bơm tiền không thể thúc đẩy nhu cầu của 1 phần lớn dân số thế giới hiện chỉ sống bằng nhu yếu phẩm và không thể ra ngoài mua sắm, du lịch hoặc ăn uống. Tương tự như vậy, nó không thể làm gì nhiều để giải quyết sự gián đoạn từ phía cung vào thời điểm các nhà máy, các cánh đồng, đường cao tốc và cảng đang bị phong tỏa. Do đó, các nhà đầu tư đang hết sức lo ngại về khả năng xảy ra 1 làn sóng cắt giảm việc làm, vỡ nợ và phá sản trên toàn cầu.
Việc cố gắng đảo ngược những thiệt hại mà đại dịch covid và các biện pháp cách ly xã hội có thể gây ra, thông qua các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ dường như không phải là một lựa chọn hợp lý trong thời gian này. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng nền kinh tế có thể sẽ sụp đổ, nếu các chính sách này không được áp dụng. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, việc nguồn cung sụt giảm trong khi thanh khoản hệ thống dư thừa hoàn toàn có thể dẫn đến việc lạm phát gia tăng liên tục. Như đã thể hiện trong lịch sử, việc là một tài sản giúp lưu giữ sức mua trong các thời kỳ lạm phát cao chắc hẳn sẽ hỗ trợ cho đà tăng giá của vàng.
Khi các chính phủ trên thế giới hứa hẹn những khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ công dân và nền kinh tế của họ, sự bất ổn trong hệ thống tài chính sẽ đồng thời gia tăng, với các loại tài sản bị định giá quá mức và mức nợ gia tăng. Việc gói cứu trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ được thông qua sẽ đẩy tỉ lệ nợ công của chính phủ Mỹ so với GDP tăng cao, 1 yếu tố giúp củng cố vị thế của vàng.
Hiện nay các nhà hoạch định chính sách toàn cầu dường như hành động theo Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory)–liên tục bơm thêm đô la để hỗ trợ nền kinh tế mà không cần mảy may lo lắng về thổi phồng thâm hụt. Có thể kể đến trường hợp của gói kích thích trị giá 2.2 nghìn tỷ đô la đang được xem là cách chính phủ Hoa Kỳ bù đắp cho phần GDP bị mất do tác động của sự gián đoạn đột ngột của nền kinh tế. Nhiều biện pháp kích thích hơn đang được thực hiện khi đại dịch bùng phát gây thiệt hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, không thể mong chờ việc liên tục tăng chi tiêu, bơm tiền ra nền kinh tế sẽ không gây ra những tác dụng tiêu cực đối với nền kinh tế, khi những khoản chi tiêu này, nếu không được phân bổ hợp lý hoàn toàn có thể dẫn đến sự xói mòn giá trị của đồng USD, điều sẽ tạo ra động lực tăng mạnh mẽ đối với vàng như tài sản trú ẩn cuối cùng.
Vàng vẫn là một tài sản an toàn cho nhà đầu tư
Các nhà đầu tư đang nghi ngờ về hiệu quả của các chính sách các ngân hàng trung ương đang áp dụng
Các ngân hàng trung ương đã đưa ra những nỗ lực đồng bộ để thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng. Điều này đã giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt thanh khoản trên thị trường nhưng không cải thiện được tâm lý thị trường khi thị trường chứng khoán liên tục bị bán tháo do nỗi sợ ngày càng chồng chất rằng việc cách ly xã hội trên toàn cầu có thể kéo dài trong nhiều tháng và gây tổn hại cho các nền kinh tế mặc cho những nỗ lực tối đa của các ngân hàng trung ương.
Ngay cả việc FED công bố cắt giảm lãi suất về 0 đồng thời thông báo về 1 gói nới lỏng định lượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử cũng không thể trấn an thị trường. Có vẻ như, thị trường đang hình thành quan điểm rằng các ngân hàng trung ương đã cạn kiệt đạn dược có thể sử dụng hoặc các biện pháp như vậy có thể không hiệu quả đối với mối đe dọa hiện tại. Các nhà đầu tư hiểu rằng hiện nay mặt bằng lãi suất đã quá thấp và nếu điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ hơn, có rất ít cách để các ngân hàng trung ương có thể đối phó. Do đó, khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn và tâm lý lo ngại rủi ro (risk-off) tiếp tục kéo dài, nhu cầu về vàng sẽ lại trở nên áp đảo, đẩy giá cao hơn.
Chi phí nắm giữ đô la
Đồng đô la Mỹ, đối thủ lớn nhất của Vàng, gần đây đã được hưởng lợi rõ rệt khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, bắt nguồn từ sự lo ngại rủi ro trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, những trái phiếu này hiện đem lại cho các nhà đầu tư lợi suất rất thấp, trong đó lợi suất đối với các kì hạn ngắn trên đường cong thậm chí đã bắt đầu rơi xuống dưới 0. Ngay cả lợi suất trái phiếu 10 năm hiện dừng lại ở mức 0.65%, thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chắc chắc sẽ đối mặt với sự sụt giảm sức mua nếu nắm giữ trái phiếu này. Điều này làm cho việc nắm giữ vàng trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ trái phiếu kho bạc của Mỹ do khả năng bảo toàn sức mua trong môi trường lãi suất thực âm sắp tới. Do đó, nhu cầu đối với vàng nhiều khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Thời điểm tốt để mua vàng?
Bối cảnh kinh tế vĩ mô đang trở nên ngày càng thuận lợi cho vàng. Thế giới hiện đang dõi theo sự suy giảm kinh tế do virus gây ra, điều kì vọng sẽ dẫn đến luân chuyển dòng tiền từ các tài sản rủi ro như cổ phiếu và 1 số loại trái phiếu sang tài sản phòng vệ như vàng. Sự bất ổn vẫn tiếp diễn khi quy mô và mức độ nghiêm trọng của dịch cũng như việc các biện pháp ngăn chặn dịch như cách ly xã hội sẽ kéo dài trong bao lâu hiện vẫn là những ẩn số lớn. Hoa Kỳ đang nhanh chóng nổi lên như là tâm chấn mới của sự bùng phát virus. Trong khi đó, việc số lượng các trường hợp nhiễm virus ngoại nhập ngày càng tăng ở Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về làn sóng phát bệnh lần thứ hai ở nước này. Thêm vào đó, các nhà chức trách Anh cũng đang phát đi những tín hiệu không mấy tích cực khi cảnh báo rằng các biện pháp cách ly xã hội có thể kéo dài trong nhiều tháng. Trong bối cảnh đó, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng đang ngày càng giảm khi các ngân hàng trung ương tích cực thực hiện cắt giảm lãi suất đưa lãi suất thực về mức âm cũng như thực hiện bơm thanh khoản dẫn đến những nguy cơ mất giá của đồng nội tệ. Cuối cùng, mặc dù suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu vàng của người tiêu dùng, dòng vốn đầu tư vào kim loại này dự kiến sẽ tăng lên khi các nhà đầu tư chạy trốn khỏi các loại tài sản rủi ro. Do đó, có thể thấy cho đến nay hầu hết các yếu tố đều cho thấy xu hướng tăng giá của vàng. Thêm một tin tốt nữa, đồng Rupee mất giá do các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài rút tiền ra khỏi Ấn Độ sẽ tăng giá trị của vàng tính bằng đồng Rupee
Chúng ta đang trải qua 1 sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Do đó, cho đến khi tốc độ lây nhiễm chậm lại, sự biến động trên các thị trường tài chính sẽ vẫn duy trì ở mức cao, và không loại trừ khả năng vàng cũng sẽ đối mặt với tình trạng này. Cho đến thời điềm này của cuộc khủng hoảng, vàng đã và đang đóng một vai trò tối quan trọng trong danh mục đầu tư như một nguồn thanh khoản. Khi tình hình kinh tế vĩ mô cải thiện, chúng tôi hy vọng trong dài hạn vàng sẽ cải thiện vai trò như 1 tài sản sinh lời tích cực với mức độ rủi ro thấp. Chúng tôi cho rằng bất kỳ nhịp điều chỉnh nào của vàng nào cũng có thể là điểm mua vào tốt cho các nhà đầu tư mong muốn tích lũy các vị thế dài hạn. Các nhà đầu tư chưa phân bổ cho vàng tới mức 10 - 15% danh mục, nên thực sự xem xét việc gia tăng tỷ trọng của vàng trong danh mục của mình.
Nguồn: dubaotiente.com
Hãy mua vàng!
Quay trở lại thời điểm đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giá vàng chứng kiến những nhịp điều chỉnh giảm rõ rệt trong những tháng đầu năm, khi các nhà đầu tư hoảng loạn đổ dồn tài sản về đồng đô la Mỹ, liên tục bán tháo các loại tài sản thanh khoản như vàng. Tuy nhiên, càng về cuối năm, với việc các gói nới lỏng định lượng liên tục xuất hiện, vàng được hỗ trợ mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành 1 trong số ít các loại tài sản đem lại lợi tức dương cho nhà đầu tư. 1 mô hình tương tự dường như đang hình thành trong năm nay, khi giá vàng ổn định trong tuần qua và tăng từ mức dưới 1500 đô la lên trên 1600 đô la khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố ý định mua trái phiếu không giới hạn.
Do đó, chúng tôi cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới, bất chấp những sự hoảng loạn và bán tháo liên tục diễn ra đối với các loại tài sản rủi ro. Việc các ngân hàng trung ương liên tục bơm thanh khoản cho hệ thống, trong đó FED thậm chí công bố sẵn sàng thực hiện việc mua lại đối với các loại tài sản có vấn đề, chắc chắn sẽ loại bỏ rủi ro vàng lại 1 lần nữa bị bán tháo nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản. Trên thực tế, hoàn toàn có lý khi cho rằng với sự dư thừa thanh khoản như vậy, 1 khối lượng dòng tiền không nhỏ sẽ lại tìm đường đến với tài sản trú ẩn truyền thống- vàng, tiếp tục đẩy giá vàng lên cao, trong bối cảnh sự lo ngại rủi ro vẫn tiếp diễn
Covid-19: không phải 1 mối đe dọa thông thường
Sự bán tháo hoảng loạn trên các loại tài sản toàn cầu cùng với nhu cầu tăng mạnh đối với đồng đô la Mỹ mang lại những ký ức không mấy tốt đẹp về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt quan trọng giữa cuộc khủng hoảng năm 2008 và ngày nay. Cuộc khủng hoảng 2008 trước đây đơn thuần là một cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến cú sốc cầu, gây sụt giảm tăng trưởng và lạm phát. Sau đó các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ đã được đưa ra nhằm giải cứu các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản và giúp phục hồi nền kinh tế. Nhưng lần này, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính và y tế chưa từng có tiền lệ, gây ra những cú sốc cung và cầu đồng thời.
Việc liên tục bơm thanh khoản vào hệ thống, như những gì các ngân hàng trung ương toàn cầu đang thực hiện có thể giúp kéo dài thời gian chống chọi với dịch bệnh nhưng có những hạn chế nhất định bởi việc bơm tiền không thể thúc đẩy nhu cầu của 1 phần lớn dân số thế giới hiện chỉ sống bằng nhu yếu phẩm và không thể ra ngoài mua sắm, du lịch hoặc ăn uống. Tương tự như vậy, nó không thể làm gì nhiều để giải quyết sự gián đoạn từ phía cung vào thời điểm các nhà máy, các cánh đồng, đường cao tốc và cảng đang bị phong tỏa. Do đó, các nhà đầu tư đang hết sức lo ngại về khả năng xảy ra 1 làn sóng cắt giảm việc làm, vỡ nợ và phá sản trên toàn cầu.
Việc cố gắng đảo ngược những thiệt hại mà đại dịch covid và các biện pháp cách ly xã hội có thể gây ra, thông qua các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ dường như không phải là một lựa chọn hợp lý trong thời gian này. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng nền kinh tế có thể sẽ sụp đổ, nếu các chính sách này không được áp dụng. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, việc nguồn cung sụt giảm trong khi thanh khoản hệ thống dư thừa hoàn toàn có thể dẫn đến việc lạm phát gia tăng liên tục. Như đã thể hiện trong lịch sử, việc là một tài sản giúp lưu giữ sức mua trong các thời kỳ lạm phát cao chắc hẳn sẽ hỗ trợ cho đà tăng giá của vàng.
Khi các chính phủ trên thế giới hứa hẹn những khoản tiền khổng lồ để hỗ trợ công dân và nền kinh tế của họ, sự bất ổn trong hệ thống tài chính sẽ đồng thời gia tăng, với các loại tài sản bị định giá quá mức và mức nợ gia tăng. Việc gói cứu trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ được thông qua sẽ đẩy tỉ lệ nợ công của chính phủ Mỹ so với GDP tăng cao, 1 yếu tố giúp củng cố vị thế của vàng.
Hiện nay các nhà hoạch định chính sách toàn cầu dường như hành động theo Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory)–liên tục bơm thêm đô la để hỗ trợ nền kinh tế mà không cần mảy may lo lắng về thổi phồng thâm hụt. Có thể kể đến trường hợp của gói kích thích trị giá 2.2 nghìn tỷ đô la đang được xem là cách chính phủ Hoa Kỳ bù đắp cho phần GDP bị mất do tác động của sự gián đoạn đột ngột của nền kinh tế. Nhiều biện pháp kích thích hơn đang được thực hiện khi đại dịch bùng phát gây thiệt hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, không thể mong chờ việc liên tục tăng chi tiêu, bơm tiền ra nền kinh tế sẽ không gây ra những tác dụng tiêu cực đối với nền kinh tế, khi những khoản chi tiêu này, nếu không được phân bổ hợp lý hoàn toàn có thể dẫn đến sự xói mòn giá trị của đồng USD, điều sẽ tạo ra động lực tăng mạnh mẽ đối với vàng như tài sản trú ẩn cuối cùng.
Vàng vẫn là một tài sản an toàn cho nhà đầu tư
Các nhà đầu tư đang nghi ngờ về hiệu quả của các chính sách các ngân hàng trung ương đang áp dụng
Các ngân hàng trung ương đã đưa ra những nỗ lực đồng bộ để thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng. Điều này đã giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt thanh khoản trên thị trường nhưng không cải thiện được tâm lý thị trường khi thị trường chứng khoán liên tục bị bán tháo do nỗi sợ ngày càng chồng chất rằng việc cách ly xã hội trên toàn cầu có thể kéo dài trong nhiều tháng và gây tổn hại cho các nền kinh tế mặc cho những nỗ lực tối đa của các ngân hàng trung ương.
Ngay cả việc FED công bố cắt giảm lãi suất về 0 đồng thời thông báo về 1 gói nới lỏng định lượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử cũng không thể trấn an thị trường. Có vẻ như, thị trường đang hình thành quan điểm rằng các ngân hàng trung ương đã cạn kiệt đạn dược có thể sử dụng hoặc các biện pháp như vậy có thể không hiệu quả đối với mối đe dọa hiện tại. Các nhà đầu tư hiểu rằng hiện nay mặt bằng lãi suất đã quá thấp và nếu điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ hơn, có rất ít cách để các ngân hàng trung ương có thể đối phó. Do đó, khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn và tâm lý lo ngại rủi ro (risk-off) tiếp tục kéo dài, nhu cầu về vàng sẽ lại trở nên áp đảo, đẩy giá cao hơn.
Chi phí nắm giữ đô la
Đồng đô la Mỹ, đối thủ lớn nhất của Vàng, gần đây đã được hưởng lợi rõ rệt khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, bắt nguồn từ sự lo ngại rủi ro trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, những trái phiếu này hiện đem lại cho các nhà đầu tư lợi suất rất thấp, trong đó lợi suất đối với các kì hạn ngắn trên đường cong thậm chí đã bắt đầu rơi xuống dưới 0. Ngay cả lợi suất trái phiếu 10 năm hiện dừng lại ở mức 0.65%, thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chắc chắc sẽ đối mặt với sự sụt giảm sức mua nếu nắm giữ trái phiếu này. Điều này làm cho việc nắm giữ vàng trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ trái phiếu kho bạc của Mỹ do khả năng bảo toàn sức mua trong môi trường lãi suất thực âm sắp tới. Do đó, nhu cầu đối với vàng nhiều khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Thời điểm tốt để mua vàng?
Bối cảnh kinh tế vĩ mô đang trở nên ngày càng thuận lợi cho vàng. Thế giới hiện đang dõi theo sự suy giảm kinh tế do virus gây ra, điều kì vọng sẽ dẫn đến luân chuyển dòng tiền từ các tài sản rủi ro như cổ phiếu và 1 số loại trái phiếu sang tài sản phòng vệ như vàng. Sự bất ổn vẫn tiếp diễn khi quy mô và mức độ nghiêm trọng của dịch cũng như việc các biện pháp ngăn chặn dịch như cách ly xã hội sẽ kéo dài trong bao lâu hiện vẫn là những ẩn số lớn. Hoa Kỳ đang nhanh chóng nổi lên như là tâm chấn mới của sự bùng phát virus. Trong khi đó, việc số lượng các trường hợp nhiễm virus ngoại nhập ngày càng tăng ở Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về làn sóng phát bệnh lần thứ hai ở nước này. Thêm vào đó, các nhà chức trách Anh cũng đang phát đi những tín hiệu không mấy tích cực khi cảnh báo rằng các biện pháp cách ly xã hội có thể kéo dài trong nhiều tháng. Trong bối cảnh đó, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng đang ngày càng giảm khi các ngân hàng trung ương tích cực thực hiện cắt giảm lãi suất đưa lãi suất thực về mức âm cũng như thực hiện bơm thanh khoản dẫn đến những nguy cơ mất giá của đồng nội tệ. Cuối cùng, mặc dù suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu vàng của người tiêu dùng, dòng vốn đầu tư vào kim loại này dự kiến sẽ tăng lên khi các nhà đầu tư chạy trốn khỏi các loại tài sản rủi ro. Do đó, có thể thấy cho đến nay hầu hết các yếu tố đều cho thấy xu hướng tăng giá của vàng. Thêm một tin tốt nữa, đồng Rupee mất giá do các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài rút tiền ra khỏi Ấn Độ sẽ tăng giá trị của vàng tính bằng đồng Rupee
Chúng ta đang trải qua 1 sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Do đó, cho đến khi tốc độ lây nhiễm chậm lại, sự biến động trên các thị trường tài chính sẽ vẫn duy trì ở mức cao, và không loại trừ khả năng vàng cũng sẽ đối mặt với tình trạng này. Cho đến thời điềm này của cuộc khủng hoảng, vàng đã và đang đóng một vai trò tối quan trọng trong danh mục đầu tư như một nguồn thanh khoản. Khi tình hình kinh tế vĩ mô cải thiện, chúng tôi hy vọng trong dài hạn vàng sẽ cải thiện vai trò như 1 tài sản sinh lời tích cực với mức độ rủi ro thấp. Chúng tôi cho rằng bất kỳ nhịp điều chỉnh nào của vàng nào cũng có thể là điểm mua vào tốt cho các nhà đầu tư mong muốn tích lũy các vị thế dài hạn. Các nhà đầu tư chưa phân bổ cho vàng tới mức 10 - 15% danh mục, nên thực sự xem xét việc gia tăng tỷ trọng của vàng trong danh mục của mình.
Nguồn: dubaotiente.com