Help Danh nhân đầu tư _ mỗi câu chuyện là một điều thú vị là một bài học là một lời khuyên

EllieNang

Newbie
Joined
Apr 25, 2013
Messages
25
Reactions
15
MR
0.000
Nhà đầu cơ vĩ đại Jesse Livermore – Được ăn cả ngã về không


Jesse Lauriston Livermore nổi danh là một trong các nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20. Chỉ một số ít người có khả năng kiếm được lợi nhuận lớn, hoặc mất tất cả, nhanh như Livermore.


Được biết đến như một “con bạc trẻ liều lĩnh” bởi cách ông ta dám đầu cơ một lượng lớn cổ phiếu hoặc hàng hóa, Livermore đã sống theo theo đúng cách thức kinh doanh của mình – tiến hết sức lực về phía trước. Ông ta cũng rất nổi tiếng đối với giới nữ vì vẻ bề ngoài bảnh trai và cách sống hào nhoáng trong giàu sang của mình.

Jesse Livermore là ai?

Jessie Livermore sinh ra ở thị trấn South Acton, tiểu bang Massachusetts vào năm 1877. Là con trai của một chủ nông trại, ông đã bỏ học sớm từ khi mới lên 15, và chuyển đến Boston nơi ông trở thành nhân viên quèn của công ty Chứng khoán Paine Webber . Công việc này đòi hỏi ông phải cập nhật các thông tin về giá của cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa trên bảng lớn bằng phấn.

Trong quá trình làm việc của mình, Livermore ghi nhận được sự biến động của giá cả, ông cũng đã nhận xét được rằng giá cả thường thay đổi theo chiều hướng có thể đoán được. Ông đã sớm kết luận rằng có thể chiến thắng được thị trường, và rằng ông có thể kiếm được một số tiền lớn.

Tuy nhiên, tại thời điểm này Livermore không có đủ số tiền cần thiết để tiến hành kinh doanh chứng khoán cho bản thân, do vậy ông đã giải khuây bằng cách đến các nơi tổ chức cá cược, nơi ông có thể thực hiện việc kiếm tiền bằng cách đoán các xu hướng tăng giảm của thị trường chứng khoán và hàng hóa theo chọn lựa của mình.

Khi mới chỉ 15 tuổi, ông đã kiếm được hơn 1 ngàn Đô la Mỹ– số tiền này có thể được cân nhắc là khá lớn vào thời điểm hiện nay.

Những nơi tổ chức cá cược này chỉ có hình thức khác hơn các sòng bài đôi chút. Sau khi nhiều lần bỏ ngoài tai các lời khuyến cáo cũng như ngăn cấm của người phụ trách trực tiếp ở công ty Paine Webber, Livermore đã bị sa thải.

Con bạc trẻ liều lĩnh đã chính thức trở thành nhà kinh doanh toàn thời gian sau khi rời bỏ Paine Webber, nhưng cũng sau thành công này, ông đã bị các nơi tổ chức các cược ở Boston cấm cửa. Ông chuyển đến tham gia tại các tổ chức cá cược khác tại vùng Trung Tây và vùng bờ biển phía Đông nước Mỹ, những nơi mà ông đã kiếm thêm được khoảng 50 ngàn Mỹ kim. Ông đã phải sử dụng phương kế cải trang và sử dụng các tên giả để đánh lừa và qua mặt sự ngăn cấm của các tổ chức cá cược này. Khi mới vào tuổi 20, Jesse Livermore chuyển đến New York.

Tại New York, Livermore đã khởi đầu sự nghiệp của ông mà hiện được nhìn nhận như một nhà kinh doanh vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Vào năm 1906 ông nhận được một lời mách nước rằng nên đầu tư bán khống cổ phiếu của Union Pacific, và ông đã thực hiện một thương vụ khá lớn. Cổ phiếu của Union tăng giá, và Livermore đã thực sự gặp phải rắc rối.
May mắn thay, trận động đất ở San Francisco đã khiến cho cổ phiếu Union Pacific mất giá thảm hại, và đem lại cho Livermore khoản lợi nhuận 250.000 đô la Mỹ. Sự kiện này cũng đem lại cho ông một bài học rõ ràng về sự nguy hiểm của việc nghe theo các lời mách nước một cách mù quáng.

Năm 1907, ông có tiếng như là “kẻ cướp ở thị trường con gấu”, chuyên thực hiện giao dịch bán khống với khối lượng cực lớn. Được tin rằng công ty hùng mạnh J.P. Morgan đã gửi một nhà thương thuyết trung gian đến gặp Livermore để yêu cầu ông hạn chế bớt các hoạt động giao dịch của mình.

W.D. Gann, trong bài viết 45 năm của Wall Street (trang 117) đã mô tả Livermore như là một trong những nhà kinh doanh ngoạn mục nhất của thời đấy”. Gann nhìn nhận rằng Livermore là một người trọng danh dự, người mà “được tin tưởng sẽ hoàn trả đầy đủ các khoản nợ ngay cả khi ông vừa được phóng thích trong phiên tòa tuyên bố phá sản”.

Thực tế, Livermore và rất nhiều nhà kinh doanh cũng như đầu tư khác, bao gồm cả Gann, đã từng bị mất tiền khi công ty chứng khoán Murray Mitchell thất bại năm 1913. Trong từ ngữ của Gann “Vào năm 1917 khi Livermore trở lại và tạo dựng sự phát đạt, ông ta không chỉ trả lại phần tiền tương xứng mà tôi đã mất qua vụ phá sản của Mitchell, mà còn trả lại cho mọi người khác”. Gann nói thêm, “Làm được điều này quả là danh dự, và do bởi danh dự và sự trung thực của Livermore, năm 1934 khi ông ta phá sản, tôi đã giúp đỡ ông ấy và kêu gọi những người khác đóng góp và hỗ trợ ông ta. Livermore đã trở lại và lại kiếm được tiền”.

Sự chỉ trích duy nhất của Gann đối với Livermore là ông ta chỉ biết cách kiếm tiền – mà không biết cách giữ tiền. Trong từ ngữ của Gann “Ông ta có sự tham lam và động lực quyền hành, và khi ông ta có số vốn rất lớn, ông ta không thể kinh doanh một cách cẩn trọng. Ông ấy đã cố gắng làm cho thị trường chuyển động theo cách của ông thay vì chờ đợi đến khi thị trường thực sự sẵn sàng để chuyển biến theo xu thế tự nhiên”.

Sự thành công của Livermore đã cho phép ông hưởng thụ một lối sống mà rất nhiều người phải mơ ước. Nhà đầu cơ có vẻ ngoài cao ráo gầy gò tóc hoe vàng đã mua cho mình một chiếc du thuyền dài khoảng 60 mét, đặt tên là Anita (có thời giá hiện nay khoảng 60 triệu Mỹ kim). Ông ta hẹn hò các quý cô danh giá và nổi tiếng, bao gồm nữ diễn viên Lillian Russell. Thành tích kinh doanh chói lọi của ông sớm được nổi tiếng, và mọi người thường ví von một ai đó là “giàu như Jessie Livermore” khi nói về sự giàu có.

Trong thế chiến I, Livermore đoán trước được rằng cà phê sẽ thực sự tăng giá mạnh, và nhanh chóng thiết lập vị thế kinh doanh của mình rộng khắp. Lợi nhuận thu được lên đến nhiều triệu Mỹ kim, tuy nhiên hợp đồng cà phê đã bị làm cho mất hiệu lực. Chính quyền tin rằng ông đã đầu cơ trục lợi trong thời chiến. Điều này dẫn đến sự phá sản lần thứ ba của Livermore.


Các lời buộc tội bao gồm:

- Sử dụng thông tin nội gián;

- Che đậy vị thế kinh doanh;

- Lũng đoạn thị trường cổ phiếu; và/ hoặc

- Cố tình lừa dối, hoặc giả tạo thông tin công bố công cộng.

Livermore trở nên nổi tiếng bởi chiến lược của ông ta là chờ đợi cho đến khi cổ phiếu mà ông ta đã mua tăng giá đến một mức mà ông ta có thể kiếm được một khoản lợi nhuận danh nghĩa đáng kể, và sau đó thuyết phục phóng viên của tờ New York Times, hoặc các tờ báo có ảnh hưởng khác, rằng loại cổ phiếu này là thực sự đáng mua. Livermore sau đó bán tống hết khoản đầu tư chứng khoán của mình, vào thị trường đang điên cuồng tranh mua được tạo ra bởi những bài viết của các phóng viên.

Tại đỉnh cao của mình, ông ta sở hữu những khối tài sản khổng lồ ở nhiều quốc gia, bao gồm nhiều bất động sản, những chiếc xe Roll Royce sang trọng, những chiếc du thuyền lộng lẫy, và ông ta cũng nổi tiếng vì những bữa tiệc lãng phí hoang toàng.

Ông ta cũng duy trì một văn phòng bí mật ở đường số 5 nổi tiếng (The Fifth Avenue). Tại văn phòng này Livermore đã điều hành các hoạt động môi giới chứng khoán quy mô của mình, với rất nhiều đường điện thoại và các đường điện tín riêng. Văn phòng này được trang bị một bảng hiển thị chứng khoán loại lớn, cập nhật bởi các nhân viên kế toán của ông. Ông ta cũng tuyển dụng một nhóm các nhà phân tích thị trường chứng khoán và hàng hóa. Mục đích duy nhất của văn phòng này là nhằm thuận tiện phục vụ các hoạt động kinh doanh và đầu tư của Livermore.

Năm 1933, Livermore suy sụp nặng nề bởi sự suy thoái của nền kinh tế. Sau một trận rượu say sưa kéo dài 26 tiếng đồng hồ, ông ta đến đồn cảnh sát và nói với các viên cảnh sát ở đây rằng mình đã mất trí nhớ.

Do không thể tích lũy tiền bạc với tốc độ mà ông ta đã từng làm, Livermore quyết định bán bí mật kinh doanh của mình thông qua hình thức một cuốn sách. “Kinh doanh Chứng khoán” (How to Trade Stocks) được xuất bản năm 1940 dưới hai phiên bản – phiên bản bọc da, và phiên bản “của công chúng” (any man’s edition). Cuốn sách thất bại trong việc chiếm được cảm tình và lý trí kinh doanh của công chúng.

Hai năm sau đó, Jesse Livermore sau khi uống hai ly rượu tại khách sạn Sherry-Netherland ở Manhattan, ông đã viết lá thư dài 8 trang cho người vợ thứ ba của mình, trong đó có câu “cuộc đời anh là một sự sai lầm”.

Người đàn ông thực sự nổi danh được biết đến như là Con bạc trẻ liều lĩnh, Con gấu vĩ đại, và Ông vua Bông, sau đó đã bước vào phòng gửi nón của khách sạn, ngồi vào một chiếc ghế, và tự bắn vào đầu của mình. Cuộc đời của một người được thừa nhận nhận như là nhà kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời đại đã kết thúc. Jesse Livermore, nhà kinh doanh siêu hạng, người đã kiếm được rất nhiều tiền, để lại một tài sản trị giá ít hơn 10 ngàn Mỹ kim.


Di sản để lại của Livermore

Livermore mất hơn 60 năm về trước, và để lại cho thế giới kinh doanh 3 thứ:

Kinh doanh Chứng khoán (How to Trade in Stocks)

Cuốn sách “Kinh doanh Chứng khoán” của Livermore được đăng ký bản quyền năm 1940, năm mà Livermore chết. Được tin rằng ông viết cuốn sách này trong sự cố gắng tuyệt vọng nhằm kêu gọi vốn.

Hồi ký của người hoạt động chứng khoán (Reminiscences of a Stock Operator)

Không có thư viện kinh doanh nào mà không có cuốn sách này. Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng nhiều tác giả hiện này vẫn thường xuyên trích dẫn nội dung của nó.

Di sản thứ 3 và là cuối cùng của Jesse Livermore cho thế giới chính là câu chuyện về cuộc đời ông.
Ở một khía cạnh ông là người đàn ông đáng kính trọng, người mà thanh toán cho các khoản nợ mà ông ta không chính thức có trách nhiệm phải trả.
Ở khía cạnh khác, ông ta cũng là nhà kinh doanh vĩ đại, người mà sẵn sàng dùng mọi phương thức hợp pháp để gia tăng cơ hội kiếm tiền của mình.

Chỉ một điều duy nhất mà các người ủng hộ cũng như chống đối ông đều đồng ý là ông thực sự đã là ông chủ thị trường.

Cuộc chơi của sự đầu cơ là cuộc chơi có sự quyến rũ lớn nhất trên thế giới. Nhưng nó không phải là cuộc chơi của những kẻ ngốc nghếch, kẻ lười động não, kẻ có sự cân bằng cảm xúc kém cỏi, và cũng không dành cho kẻ mạo hiểm tìm kiếm sự giàu có qua đêm. Bọn họ sẽ chết trong nghèo đói. (Trang 15).

Cẩn trọng đối với thông tin nội gián… tất cả các thông tin nội gián… vì nếu quả thật có khoản tiền dễ kiếm rơi ngoài đường, cũng chẳng có ai cầm lên bỏ vào túi của bạn. (Trang 58).



Nguyên tắc giao dịch của Jesse Livermore

Đừng tự hỏi lý do tại sao những điều đang xảy ra, chỉ quan sát những gì đang xảy ra. Những lý do tại sao cuối cùng sẽ được tiết lộ cho bạn, lúc đó quá muộn để kiếm tiền! Chuyển động sẽ kết thúc.

Tìm hiểu từ những sai lầm của bạn, phân tích chúng. Bí quyết là không để lặp lại sai lầm của bạn, theo Livermore điều đó có nghĩa là đầu tiên bạn đã phải hiểu chúng - tìm hiểu điều gì đã sai trong giao dịch và không lặp lại sai lầm lần nữa. Dùng càng nhiều các yếu tố có lợi cho bạn càng tốt. Livermore đã thành công khi dùng tất cả các yếu tố ông thích, và ông kết luận người nào càng nghĩ được nhiều yếu tố người ấy sẽ càng thành công. Không có bất cứ người giao dịch lúc nào cũng tham gia thị trường. Nhiều lúc bạn nên đứng ngoài thị trường, cầm tiền, kiên nhẫn chờ đợi một giao dịch lý tưởng. Xác định xu thế của thị trường. Livermore ngụ ý đây là điều quan trọng nhất. Ông không dùng thuật ngữ “con bò” hay “con gấu” vì những lý do cụ thể: ông cảm thấy những thuật ngữ này bắt nguồn từ những suy nghĩ: thị trường đang trong xu thế tăng hoặc xu thế giảm. Sau đó, nó tạo cho người giao dịch quan niệm rằng dự đoán được xu hướng giao dịch hoặc xu hướng của thị trường – một sai lầm nguy hiểm và chết người khi làm như vậy. Đừng cố gắng dự đoán thị trường sẽ như thế nào sau đó – đơn giản hãy xem những gì mà thị trường đang nói – thể hiện với bạn. Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng số tiền thực sự kiếm được từ việc đầu cơ vào cổ phiếu hoặc hàng hoá cho lợi nhuận ngay từ đầu. Kiếm lời thì khó nhưng thua lỗ rất dễ. Những nhà đầu cơ nên tự bảo vệ mình khỏi những thua lỗ lớn bằng những thua lỗ nhỏ đầu tiên. Từ đó, anh ta bảo toàn tài khoản để giao dịch lúc khác, khi mà anh ta có ý tưởng tốt, anh ta đang ở một vị thế sẽ mở một vị thế khác, mua số lượng cổ phiếu tương tự đang nắm giữ khi anh ta sai. Miễn là cổ phiếu diễn biến đúng, và thị trường đúng, đừng vội chốt lời. Bạn biết mình đúng, bởi vì nếu sai bạn chẳng có chút lợi nhuận nào. Hãy để nó đi và đi cùng với nó. Lợi nhuận có thể tăng nhiều, miễn là diễn biến thị trường không cho bạn một lý do nào để lo lắng, thực hiện quan điểm của mình và duy trì nó. Đừng quan tâm quá nhiều cổ phiếu cùng một lúc. Hãy nhớ rằng thật nguy hiểm khi bắt đầu mở rộng toàn thị trường. Dễ dàng hơn rất nhiều khi theo dõi ít cổ phiếu hơn. Tôi đã mắc sai lầm đó cách đây vài năm và phải mất tiền. Một nhà đầu cơ phải luôn học 3 điều:
  1. Xác định thời điểm thị trường: khi vào và khi nào ra khỏi thị trường – khi nào giữ, khi nào vứt cổ phiếu, theo bạn của Livermore và chủ sòng bài Palm Beach Ed Bradley đã từng nói.
  2. Quản lý tiền - đừng để mất tiền – đừng để mất cổ phần, đồ vật của mình. Một nhà đầu cơ không có tiền như chủ cửa hàng không có hàng tồn kho. Tiền là hàng tồn kho, cuộc sống, người bạn tốt nhất của người đầu cơ – không có nó bạn không thể kinh doanh. Đừng để mất nó!
  3. Kiểm soát cảm xúc – trước khi bạn có thể tham gia thị trường thành công bạn phải có chiến lược rõ ràng, súc tích và bám lấy nó. Mỗi nhà đầu cơ phải lập một kế hoạch giao dịch thông minh, tuỳ chỉnh để phù hợp với cảm xúc của anh ta, trước khi đầu cơ trong thị trường chứng khoán. Điều quan trọng nhất một nhà đầu cơ phải kiểm soát là cảm xúc của anh ta. Nhớ rằng, thị trường chứng khoán không vận động bởi lý do, lý luận học, hoặc thuần tuý kinh tế, nhưng bản chất của con người không bao giờ thay đổi. Nó thay đổi như thế nào? Nó là bản chất của chúng ta.
Bạn không thể nói đánh giá của mình là đúng cho đến khi bạn bỏ tiền vào cuộc chơi. Nếu bạn không bỏ tiền vào thị trường, bạn không thể kiểm tra được đánh giá của mình, bởi vì bạn không bao giờ thử nghiệm được cảm xúc. Và tôi tin rằng nó là cảm xúc, không có lý do tạo nên xu hướng của thị trường, tương tự như những điều quan trọng nhất trong cuộc sống: tình yêu, hôn nhân,trẻ em, chiến tranh, tình dục, tội phạm, niềm đam mê, tôn giáo. Hiếm khi tìm được lý do thúc đẩy con người. Ở đây không nói những thứ như doanh thu, lợi nhuận, tình hình thế giới, chính trị và công nghệ không góp phần vào giá sau cùng của cổ phiếu. Những yếu tố này sau cùng cũng ảnh hưởng , chỉ số chung của thị trường và các cổ phiếu riêng lẻ sẽ phản ánh chúng, nhưng cảm xúc luôn tạo ra các thái cực. Thị trường vận động theo chu kì. Tôi tin vào chu kì, chu kì cuộc sống và chu kì thị trường. Chúng thường thái quá, và hiếm khi cân bằng. Chu kì đến như một loạt sóng đại dương, thuỷ triều lên khi mọi thứ đều tốt, khi điều kiện không tốt nữa, thuỷ triều hạ thấp. Những chu kì này đến không ngờ, thất thường, và phải dự đoán với sự ôn hoà, tự tin và kiên nhẫn – tốt hay xấu. Thị trường chứng khoán là nghiên cứu chu kì, khi nó thay đổi chiều hướng nó vẫn trong xu hướng mới cho đến khi động lực yếu – một cơ thể chuyển động có khuynh hướng vẫn chuyển động – đừng đi ngược xu hướng – đừng chống lại thị trường. Các nhà đầu cơ giỏi biết cách kiếm tiền dù trong bất cứ hoàn cảnh thị trường, nếu nhà đầu cơ sẵn sàng tham gia cả hai chiều của thị trường, như tôi đã làm.
 
Last edited by a moderator:
Gerald Appel ( cha đẻ của macd)

Gerald Appel là một giám đốc quản lý tài chính chuyên nghiệp, với kinh ngiệm chỉ đạo việc quản lý tài sản 35 năm, một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực phân tích thị trường kỹ thuật.
Ông Appel tốt ngiệp Brooklyn College và Đại học New York . Ông là một nhà phân tâm học thực hành trước đây, và một nhiếp ảnh gia đoạt giải thưởng.

Năm 1973,
Gerald Appel thành lập Signalert, một công ty tư vấn đầu tư với nửa tỷ đô la tài sản của khách hàng trong tay. Gerald Appel là Chủ tịch và giám đốc điều hành của
Appel Asset Management, và Chủ tịch tập đoàn Signalert Corporation .

Ông đã quản lý tài khoản khách hàng ủy thác trong hơn 30 năm. Phong cách đầu tư của ông tập trung vào việc bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro. Danh mục đầu tư được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân. Ông là một nhà kinh doanh hoạt động trong chứng khoán , options , các quỹ ETF, quỹ tương hỗ. Nền tảng là một nhà tâm lý thực hành trong nhiều năm cho phép ông nắm bắt tâm lí số đông thị trường nhạy bén.

-------------------------------------


MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970 nó được sử dụng để phát hiện những thay đổi trong sức mạnh, chỉ đạo, động lực, và thời gian của một xu hướng giá của một cổ phiếu hay loại hàng hóa nào đó.

MACD được đánh giá cao bởi các thương nhân trên toàn thế giới vì đơn giản và linh hoạt của nó bởi vì nó có thể được sử dụng như là một chỉ số xu hướng hoặc chỉ số động lực.


NHỮNG KINH NGHIỆM SAU 40 NĂM GIAO DỊCH CỦA GERALD APPEL

Dù đây chỉ là tóm tắt lại những kinh nghiệm của tôi nhưng giá trị của chúng vẫn không hề thay đổi. Như các bạn thấy, rất nhiều những kinh nghiệm mà tôi chia sẻ ở đây không hề liên quan gì đến thị trường mà là cảm xúc của một trader. Đáng buồn thay, hầu hết những người tham gia thị trường bằng cách này hay cách khác phải trả giá trong thời gian dài cho những sai lầm này. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Vì thế, hy vọng những kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn phải bỏ ra ít học phí hơn từ việc tránh khỏi những sai lầm mà tôi sắp nói đến ở đây từ đó chiến thắng thị trường. Những kinh nghiệm này không được sắp xếp theo thứ tự quan trọng mà chỉ đơn giản được liệt kê sau 40 năm giao dịch của tôi:

1. Các phương tiện truyền thông, bao gồm cả các kênh truyền hình, là những người cuối cùng “biết tin” và họ thường chỉ “vuốt đuôi” thị trường thay vì định hướng chính xác xu thế của nó. Vì thế một nguyên tắc chung của một trader là nên bắt đầu mua vào cổ phiếu là khi các trang đầu của các tờ báo nổi tiếng đều đăng các news về chiến lược trading trong một thị trường đi xuống cũng như nhan nhản các bài viết về tâm trạng u ám của nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của mình, tôi thấy các báo cáo thị trường hàng ngày hay các dịch vụ tư vấn cũng không phải là nơi mà bạn có thể tìm được những thông tin tốt nhất về dự báo thị trường. Những nhà đầu tư thông minh mới chính là những người đi trước được xu hướng thị trường.

2. Tham gia các khóa học, hội thảo và các lớp học về chiến lược và phương pháp đầu tư mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích nhưng cách tốt nhất để chiến thắng thị trường là bạn phải tự mình đưa ra các quyết định giao dịch và biết cách tự chịu trách nhiệm cho thiệt hại hoặc phần thưởng khi giao dịch sai hoặc đúng.

3. Bạn nên giữ bí mật về kết quả giao dịch của mình. Việc ba hoa những thành công và sợ hãi khi phải nhắc đến những thất bại sẽ không giúp cho kết quả giao dịch của bạn tốt hơn.

4. Bản năng và linh tính cá nhân là kẻ thủ của một trader giỏi. Chúng ta chỉ thích có lời và sợ hãi những khi bị lỗ. Và kết quả là, chúng ta thường bán quá sớm những cổ phiếu tốt (khi cổ phiếu mới bắt đầu tăng) và giữ lại những cổ phiếu thua lỗ quá lâu (tôi sẽ chưa thua lỗ khi tôi chưa bán ra cổ phiếu đó) thay vì làm ngược lại. Hãy nhớ rằng những mô hình giao dịch theo thời gian tốt nhất chỉ có độ chênh nhỏ về thời điểm mua/bán cổ phiếu so với bình thường nhưng chính việc chọn đúng thời điểm bán các khoản đầu tư có lời và kết thúc càng sớm càng tốt các giao dịch thua lỗ là bí quyết số một giúp các trader thành công

5. Kết quả giao dịch là sự đền đáp hợp lý cho thời gian và số tiền bạn bỏ ra. Đừng bao giờ cảm thấy mình thông minh hơn thị trường. Tôi biết rất nhiều người thua lỗ khi kỳ vọng quá nhiều vào thị trường vào năm 2000 sau một năm bội thu 1999. Không phải vì họ không nhận ra được những nguy cơ của thị trường mà bởi vì trong một thời gian dài họ tự cảm thấy mình là những nhà đầu tư “thông minh” khi kiếm được lời trong thị trường giá lên và họ không thể rời khỏi thị trường đúng lúc.

6. Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa việc có được những cổ phiếu tốt nhất và việc bạn là một thiên tài về tài chính

7. Với hầu hết mọi người, việc mua – bán liên tục sẽ không mang lại lợi nhuận nhiều bằng việc giữ vị thế mua/bán trong một thị trường có xu hướng rõ ràng. Không phải ai cũng có thể trở thành một trader ngắn hạn (theo giờ, ngày) thành công dù tôi cũng biết một vài trader như vậy.

8. Thà bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời còn hơn giao dịch để rồi thua lỗ. Khi không chắc chắn về giao dịch thì hãy ngưng giao dịch.

9. Với hầu hết các phiên giao dịch, đừng tiến hành giao dịch khi thị trường mới mở cửa. Sẽ có những khoảng thời gian dừng trong phiên (thường vào 10.30 sáng) khi thị trường ít sôi động hơn và bạn có thể bình tĩnh mua hay bán.

10. Đừng bao giờ tham gia giao dịch mà không có kế hoạch kết thúc giao dịch (chốt lời)…

11. Đừng bao giờ giao dịch với số vốn vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro của bạn

12. Một giao dịch thành công khiến cho ta cảm thấy vui. Hai giao dịch thành công liên tiếp khiến ta cảm thấy mình thật thông minh. Và 3 giao dịch có lời liên tiếp sẽ biến bạn thành thiên tài! Và lúc này là lúc thua lỗ dễ xảy đến nhất…

13. Hãy ghi lại tất cả những giao dịch thua lỗ của bạn. Có phải bạn đã phạm sai lầm nào đó nếu xét theo nguyên tắc của chính mình. Đừng để cảm xúc chi phối! Vì nó làm bạn thua lỗ. Không phải mọi giao dịch thua lỗ đều do bạn mắc sai lầm mà đôi khi đơn giản vì thị trường chứng khoán là một trò chơi mà không có gì là không thể.

14. Cuối cùng, hãy quan tâm đến những công cụ và mô hình kinh điển giúp bạn xác định thời điểm an toàn nhất để có lời trong các giao dịch. Bạn không cần phải liên tục thực hiện các giao dịch. Nếu bạn chưa chắc về thị trường hay bạn cảm thấy không an tâm khi thực hiện giao dịch, hãy tạm dừng lại cho đến khi bạn thấy mọi việc rõ ràng.





- - - Updated - - -

Gerald Appel là một giám đốc quản lý tài chính chuyên nghiệp, với kinh ngiệm chỉ đạo việc quản lý tài sản 35 năm, một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực phân tích thị trường kỹ thuật.
Ông Appel tốt ngiệp Brooklyn College và Đại học New York . Ông là một nhà phân tâm học thực hành trước đây, và một nhiếp ảnh gia đoạt giải thưởng.

Năm 1973,
Gerald Appel thành lập Signalert, một công ty tư vấn đầu tư với nửa tỷ đô la tài sản của khách hàng trong tay. Gerald Appel là Chủ tịch và giám đốc điều hành của
Appel Asset Management, và Chủ tịch tập đoàn Signalert Corporation .

Ông đã quản lý tài khoản khách hàng ủy thác trong hơn 30 năm. Phong cách đầu tư của ông tập trung vào việc bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro. Danh mục đầu tư được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân. Ông là một nhà kinh doanh hoạt động trong chứng khoán , options , các quỹ ETF, quỹ tương hỗ. Nền tảng là một nhà tâm lý thực hành trong nhiều năm cho phép ông nắm bắt tâm lí số đông thị trường nhạy bén.

-------------------------------------


MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970 nó được sử dụng để phát hiện những thay đổi trong sức mạnh, chỉ đạo, động lực, và thời gian của một xu hướng giá của một cổ phiếu hay loại hàng hóa nào đó.

MACD được đánh giá cao bởi các thương nhân trên toàn thế giới vì đơn giản và linh hoạt của nó bởi vì nó có thể được sử dụng như là một chỉ số xu hướng hoặc chỉ số động lực.


NHỮNG KINH NGHIỆM SAU 40 NĂM GIAO DỊCH CỦA GERALD APPEL

Dù đây chỉ là tóm tắt lại những kinh nghiệm của tôi nhưng giá trị của chúng vẫn không hề thay đổi. Như các bạn thấy, rất nhiều những kinh nghiệm mà tôi chia sẻ ở đây không hề liên quan gì đến thị trường mà là cảm xúc của một trader. Đáng buồn thay, hầu hết những người tham gia thị trường bằng cách này hay cách khác phải trả giá trong thời gian dài cho những sai lầm này. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Vì thế, hy vọng những kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn phải bỏ ra ít học phí hơn từ việc tránh khỏi những sai lầm mà tôi sắp nói đến ở đây từ đó chiến thắng thị trường. Những kinh nghiệm này không được sắp xếp theo thứ tự quan trọng mà chỉ đơn giản được liệt kê sau 40 năm giao dịch của tôi:

1. Các phương tiện truyền thông, bao gồm cả các kênh truyền hình, là những người cuối cùng “biết tin” và họ thường chỉ “vuốt đuôi” thị trường thay vì định hướng chính xác xu thế của nó. Vì thế một nguyên tắc chung của một trader là nên bắt đầu mua vào cổ phiếu là khi các trang đầu của các tờ báo nổi tiếng đều đăng các news về chiến lược trading trong một thị trường đi xuống cũng như nhan nhản các bài viết về tâm trạng u ám của nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của mình, tôi thấy các báo cáo thị trường hàng ngày hay các dịch vụ tư vấn cũng không phải là nơi mà bạn có thể tìm được những thông tin tốt nhất về dự báo thị trường. Những nhà đầu tư thông minh mới chính là những người đi trước được xu hướng thị trường.

2. Tham gia các khóa học, hội thảo và các lớp học về chiến lược và phương pháp đầu tư mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích nhưng cách tốt nhất để chiến thắng thị trường là bạn phải tự mình đưa ra các quyết định giao dịch và biết cách tự chịu trách nhiệm cho thiệt hại hoặc phần thưởng khi giao dịch sai hoặc đúng.

3. Bạn nên giữ bí mật về kết quả giao dịch của mình. Việc ba hoa những thành công và sợ hãi khi phải nhắc đến những thất bại sẽ không giúp cho kết quả giao dịch của bạn tốt hơn.

4. Bản năng và linh tính cá nhân là kẻ thủ của một trader giỏi. Chúng ta chỉ thích có lời và sợ hãi những khi bị lỗ. Và kết quả là, chúng ta thường bán quá sớm những cổ phiếu tốt (khi cổ phiếu mới bắt đầu tăng) và giữ lại những cổ phiếu thua lỗ quá lâu (tôi sẽ chưa thua lỗ khi tôi chưa bán ra cổ phiếu đó) thay vì làm ngược lại. Hãy nhớ rằng những mô hình giao dịch theo thời gian tốt nhất chỉ có độ chênh nhỏ về thời điểm mua/bán cổ phiếu so với bình thường nhưng chính việc chọn đúng thời điểm bán các khoản đầu tư có lời và kết thúc càng sớm càng tốt các giao dịch thua lỗ là bí quyết số một giúp các trader thành công

5. Kết quả giao dịch là sự đền đáp hợp lý cho thời gian và số tiền bạn bỏ ra. Đừng bao giờ cảm thấy mình thông minh hơn thị trường. Tôi biết rất nhiều người thua lỗ khi kỳ vọng quá nhiều vào thị trường vào năm 2000 sau một năm bội thu 1999. Không phải vì họ không nhận ra được những nguy cơ của thị trường mà bởi vì trong một thời gian dài họ tự cảm thấy mình là những nhà đầu tư “thông minh” khi kiếm được lời trong thị trường giá lên và họ không thể rời khỏi thị trường đúng lúc.

6. Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa việc có được những cổ phiếu tốt nhất và việc bạn là một thiên tài về tài chính

7. Với hầu hết mọi người, việc mua – bán liên tục sẽ không mang lại lợi nhuận nhiều bằng việc giữ vị thế mua/bán trong một thị trường có xu hướng rõ ràng. Không phải ai cũng có thể trở thành một trader ngắn hạn (theo giờ, ngày) thành công dù tôi cũng biết một vài trader như vậy.

8. Thà bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời còn hơn giao dịch để rồi thua lỗ. Khi không chắc chắn về giao dịch thì hãy ngưng giao dịch.

9. Với hầu hết các phiên giao dịch, đừng tiến hành giao dịch khi thị trường mới mở cửa. Sẽ có những khoảng thời gian dừng trong phiên (thường vào 10.30 sáng) khi thị trường ít sôi động hơn và bạn có thể bình tĩnh mua hay bán.

10. Đừng bao giờ tham gia giao dịch mà không có kế hoạch kết thúc giao dịch (chốt lời)…

11. Đừng bao giờ giao dịch với số vốn vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro của bạn

12. Một giao dịch thành công khiến cho ta cảm thấy vui. Hai giao dịch thành công liên tiếp khiến ta cảm thấy mình thật thông minh. Và 3 giao dịch có lời liên tiếp sẽ biến bạn thành thiên tài! Và lúc này là lúc thua lỗ dễ xảy đến nhất…

13. Hãy ghi lại tất cả những giao dịch thua lỗ của bạn. Có phải bạn đã phạm sai lầm nào đó nếu xét theo nguyên tắc của chính mình. Đừng để cảm xúc chi phối! Vì nó làm bạn thua lỗ. Không phải mọi giao dịch thua lỗ đều do bạn mắc sai lầm mà đôi khi đơn giản vì thị trường chứng khoán là một trò chơi mà không có gì là không thể.

14. Cuối cùng, hãy quan tâm đến những công cụ và mô hình kinh điển giúp bạn xác định thời điểm an toàn nhất để có lời trong các giao dịch. Bạn không cần phải liên tục thực hiện các giao dịch. Nếu bạn chưa chắc về thị trường hay bạn cảm thấy không an tâm khi thực hiện giao dịch, hãy tạm dừng lại cho đến khi bạn thấy mọi việc rõ ràng.





- - - Updated - - -

Gerald Appel là một giám đốc quản lý tài chính chuyên nghiệp, với kinh ngiệm chỉ đạo việc quản lý tài sản 35 năm, một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực phân tích thị trường kỹ thuật.
Ông Appel tốt ngiệp Brooklyn College và Đại học New York . Ông là một nhà phân tâm học thực hành trước đây, và một nhiếp ảnh gia đoạt giải thưởng.

Năm 1973,
Gerald Appel thành lập Signalert, một công ty tư vấn đầu tư với nửa tỷ đô la tài sản của khách hàng trong tay. Gerald Appel là Chủ tịch và giám đốc điều hành của
Appel Asset Management, và Chủ tịch tập đoàn Signalert Corporation .

Ông đã quản lý tài khoản khách hàng ủy thác trong hơn 30 năm. Phong cách đầu tư của ông tập trung vào việc bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro. Danh mục đầu tư được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân. Ông là một nhà kinh doanh hoạt động trong chứng khoán , options , các quỹ ETF, quỹ tương hỗ. Nền tảng là một nhà tâm lý thực hành trong nhiều năm cho phép ông nắm bắt tâm lí số đông thị trường nhạy bén.

-------------------------------------


MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970 nó được sử dụng để phát hiện những thay đổi trong sức mạnh, chỉ đạo, động lực, và thời gian của một xu hướng giá của một cổ phiếu hay loại hàng hóa nào đó.

MACD được đánh giá cao bởi các thương nhân trên toàn thế giới vì đơn giản và linh hoạt của nó bởi vì nó có thể được sử dụng như là một chỉ số xu hướng hoặc chỉ số động lực.


NHỮNG KINH NGHIỆM SAU 40 NĂM GIAO DỊCH CỦA GERALD APPEL

Dù đây chỉ là tóm tắt lại những kinh nghiệm của tôi nhưng giá trị của chúng vẫn không hề thay đổi. Như các bạn thấy, rất nhiều những kinh nghiệm mà tôi chia sẻ ở đây không hề liên quan gì đến thị trường mà là cảm xúc của một trader. Đáng buồn thay, hầu hết những người tham gia thị trường bằng cách này hay cách khác phải trả giá trong thời gian dài cho những sai lầm này. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Vì thế, hy vọng những kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn phải bỏ ra ít học phí hơn từ việc tránh khỏi những sai lầm mà tôi sắp nói đến ở đây từ đó chiến thắng thị trường. Những kinh nghiệm này không được sắp xếp theo thứ tự quan trọng mà chỉ đơn giản được liệt kê sau 40 năm giao dịch của tôi:

1. Các phương tiện truyền thông, bao gồm cả các kênh truyền hình, là những người cuối cùng “biết tin” và họ thường chỉ “vuốt đuôi” thị trường thay vì định hướng chính xác xu thế của nó. Vì thế một nguyên tắc chung của một trader là nên bắt đầu mua vào cổ phiếu là khi các trang đầu của các tờ báo nổi tiếng đều đăng các news về chiến lược trading trong một thị trường đi xuống cũng như nhan nhản các bài viết về tâm trạng u ám của nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của mình, tôi thấy các báo cáo thị trường hàng ngày hay các dịch vụ tư vấn cũng không phải là nơi mà bạn có thể tìm được những thông tin tốt nhất về dự báo thị trường. Những nhà đầu tư thông minh mới chính là những người đi trước được xu hướng thị trường.

2. Tham gia các khóa học, hội thảo và các lớp học về chiến lược và phương pháp đầu tư mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích nhưng cách tốt nhất để chiến thắng thị trường là bạn phải tự mình đưa ra các quyết định giao dịch và biết cách tự chịu trách nhiệm cho thiệt hại hoặc phần thưởng khi giao dịch sai hoặc đúng.

3. Bạn nên giữ bí mật về kết quả giao dịch của mình. Việc ba hoa những thành công và sợ hãi khi phải nhắc đến những thất bại sẽ không giúp cho kết quả giao dịch của bạn tốt hơn.

4. Bản năng và linh tính cá nhân là kẻ thủ của một trader giỏi. Chúng ta chỉ thích có lời và sợ hãi những khi bị lỗ. Và kết quả là, chúng ta thường bán quá sớm những cổ phiếu tốt (khi cổ phiếu mới bắt đầu tăng) và giữ lại những cổ phiếu thua lỗ quá lâu (tôi sẽ chưa thua lỗ khi tôi chưa bán ra cổ phiếu đó) thay vì làm ngược lại. Hãy nhớ rằng những mô hình giao dịch theo thời gian tốt nhất chỉ có độ chênh nhỏ về thời điểm mua/bán cổ phiếu so với bình thường nhưng chính việc chọn đúng thời điểm bán các khoản đầu tư có lời và kết thúc càng sớm càng tốt các giao dịch thua lỗ là bí quyết số một giúp các trader thành công

5. Kết quả giao dịch là sự đền đáp hợp lý cho thời gian và số tiền bạn bỏ ra. Đừng bao giờ cảm thấy mình thông minh hơn thị trường. Tôi biết rất nhiều người thua lỗ khi kỳ vọng quá nhiều vào thị trường vào năm 2000 sau một năm bội thu 1999. Không phải vì họ không nhận ra được những nguy cơ của thị trường mà bởi vì trong một thời gian dài họ tự cảm thấy mình là những nhà đầu tư “thông minh” khi kiếm được lời trong thị trường giá lên và họ không thể rời khỏi thị trường đúng lúc.

6. Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa việc có được những cổ phiếu tốt nhất và việc bạn là một thiên tài về tài chính

7. Với hầu hết mọi người, việc mua – bán liên tục sẽ không mang lại lợi nhuận nhiều bằng việc giữ vị thế mua/bán trong một thị trường có xu hướng rõ ràng. Không phải ai cũng có thể trở thành một trader ngắn hạn (theo giờ, ngày) thành công dù tôi cũng biết một vài trader như vậy.

8. Thà bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời còn hơn giao dịch để rồi thua lỗ. Khi không chắc chắn về giao dịch thì hãy ngưng giao dịch.

9. Với hầu hết các phiên giao dịch, đừng tiến hành giao dịch khi thị trường mới mở cửa. Sẽ có những khoảng thời gian dừng trong phiên (thường vào 10.30 sáng) khi thị trường ít sôi động hơn và bạn có thể bình tĩnh mua hay bán.

10. Đừng bao giờ tham gia giao dịch mà không có kế hoạch kết thúc giao dịch (chốt lời)…

11. Đừng bao giờ giao dịch với số vốn vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro của bạn

12. Một giao dịch thành công khiến cho ta cảm thấy vui. Hai giao dịch thành công liên tiếp khiến ta cảm thấy mình thật thông minh. Và 3 giao dịch có lời liên tiếp sẽ biến bạn thành thiên tài! Và lúc này là lúc thua lỗ dễ xảy đến nhất…

13. Hãy ghi lại tất cả những giao dịch thua lỗ của bạn. Có phải bạn đã phạm sai lầm nào đó nếu xét theo nguyên tắc của chính mình. Đừng để cảm xúc chi phối! Vì nó làm bạn thua lỗ. Không phải mọi giao dịch thua lỗ đều do bạn mắc sai lầm mà đôi khi đơn giản vì thị trường chứng khoán là một trò chơi mà không có gì là không thể.

14. Cuối cùng, hãy quan tâm đến những công cụ và mô hình kinh điển giúp bạn xác định thời điểm an toàn nhất để có lời trong các giao dịch. Bạn không cần phải liên tục thực hiện các giao dịch. Nếu bạn chưa chắc về thị trường hay bạn cảm thấy không an tâm khi thực hiện giao dịch, hãy tạm dừng lại cho đến khi bạn thấy mọi việc rõ ràng.



 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,723
Messages
7,183,664
Members
179,081
Latest member
Iphone1222122024

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom