Qua nhiều hành động pháp lý của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) gần đây, đã có có 37 loại tiền mã hóa bị cơ quan này xem là chứng khoán.
Dù SEC vẫn chưa đưa ra tiêu chuẩn đánh giá tiền mã hóa có là chứng khoán hay không, nhưng dựa vào các vụ việc trong quá khứ, cách để xác định là “chứng khoán” sẽ dựa trên những tiêu chuẩn:
Đặc biệt, việc có tên của Filecoin (FIL) đã gây tranh cãi, bởi vì FIL đã được giao dịch rộng rãi trên nhiều sàn giao dịch Mỹ và kế hoạch Grayscale Filecoin Trust trước đó được đề xuất bởi Grayscale Investments.
Grayscale Investment đã nộp đơn đăng ký lên SEC để chuyển đổi Filecoin Trust của họ thành sản phẩm tương tự công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán vào tháng 04/2023. Quyết định bất ngờ của SEC vào hôm qua dẫn đến việc Grayscale rút đăng ký Filecoin Trust, để lại cho các bên liên quan phải vật lộn với những hậu quả.
Mặc dù có những ngoại lệ cho quy định này như bán cho nhà đầu tư đã được công nhận hoặc trao đổi riêng tư, việc giao dịch chứng khoán chưa đăng ký có thể dẫn đến các hình phạt đáng kể, bao gồm phạt tiền và hoàn trả lại lợi nhuận.
Với phân loại mới của SEC, nhà đầu tư cá nhân và các sàn giao dịch sẽ đối diện với những vấn đề:
Các nhà đầu tư, người tạo dự án và đặc biệt là các sàn giao dịch crypto phải trang bị cho mình sự hiểu biết sâu về môi trường pháp lý để điều hướng thành công cho dự án phát triển.
Mặc dù các quyết định gần đây của SEC đã đưa ra sự phức tạp cho những người tham gia thị trường crypto, nhưng chúng cũng cho thấy sự cần thiết của rõ ràng về quy định trong lĩnh vực phát triển nhanh chóng này.
Thông qua tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và cách tiếp cận chủ động, các bên liên quan có thể giải quyết những thách thức do những phát triển này đặt ra và tiếp tục tham gia vào thị trường tiền mã hóa năng động.
Quan điểm của SEC về crypto và chứng khoán
Ranh giới giữa crypto và các mô hình tài chính truyền thống luôn là chủ đề “nóng” cho các cuộc tranh luận giữa những người tham gia thị trường tiền mã hóa và các cơ quan quản lý. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã trở thành nhân vật trung tâm trong những cuộc trò chuyện này, xuất phát bởi vai trò của họ trong việc quy định loại tài sản nào bị xem là chứng khoán.Dù SEC vẫn chưa đưa ra tiêu chuẩn đánh giá tiền mã hóa có là chứng khoán hay không, nhưng dựa vào các vụ việc trong quá khứ, cách để xác định là “chứng khoán” sẽ dựa trên những tiêu chuẩn:
- Đạo luật Chứng khoán năm 1933;
- Bài kiểm tra “Howey Test” - Đưa ra các tiêu chí nhằm xác định “chứng khoán”: Một hợp đồng đầu tư, một giao dịch hoặc một mô hình kinh doanh - nơi người dùng đầu tư tiền vào một doanh nghiệp và chỉ mong đợi lợi nhuận từ những nỗ lực của nhà quảng cáo hoặc một bên thứ ba.
- Một số quyết định trọng điểm trong quá khứ của Toà án Tối cao Hoa Kỳ trong trường hợp SEC v. W.J. Howey Co., 328 U.S. 293 (1946) - điều đã dẫn đến sự ra đời của bài kiểm tra “Howey Test”.
Đặc biệt, việc có tên của Filecoin (FIL) đã gây tranh cãi, bởi vì FIL đã được giao dịch rộng rãi trên nhiều sàn giao dịch Mỹ và kế hoạch Grayscale Filecoin Trust trước đó được đề xuất bởi Grayscale Investments.
Grayscale Investment đã nộp đơn đăng ký lên SEC để chuyển đổi Filecoin Trust của họ thành sản phẩm tương tự công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán vào tháng 04/2023. Quyết định bất ngờ của SEC vào hôm qua dẫn đến việc Grayscale rút đăng ký Filecoin Trust, để lại cho các bên liên quan phải vật lộn với những hậu quả.
Hậu quả khi giao dịch các loại tiền mã hóa bị coi là “chứng khoán”
Giao dịch mua/bán chứng khoán chưa được đăng ký thường sẽ cấu thành hành vi vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Quy định này yêu cầu chứng khoán phải được đăng ký với SEC trước khi mở giao dịch cho công chúng.Mặc dù có những ngoại lệ cho quy định này như bán cho nhà đầu tư đã được công nhận hoặc trao đổi riêng tư, việc giao dịch chứng khoán chưa đăng ký có thể dẫn đến các hình phạt đáng kể, bao gồm phạt tiền và hoàn trả lại lợi nhuận.
Với phân loại mới của SEC, nhà đầu tư cá nhân và các sàn giao dịch sẽ đối diện với những vấn đề:
Đối với sàn giao dịch niêm yết những token crypto “chứng khoán”:
- Có thể đối mặt với sự kiểm tra pháp lý, tương tự như trường hợp của sàn giao dịch Coinbase.
- Một số sàn giao dịch Hoa Kỳ khác như Binance US, hiện đã niêm yết hơn một chục loại tiền mã hóa mà SEC xem là bất hợp pháp, điều này gây ra các hành động pháp lý và tương lai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của họ.
- Nguy cơ bị trừng phạt và các hậu quả về pháp lý nếu tiếp tục niêm yết những “chứng khoán” này khi chưa đăng ký hoặc phân loại rõ ràng với SEC, tương tự trường hợp của sàn giao dịch Kraken vào giữa năm 2022.
Đối với nhà đầu tư cá nhân:
Phân loại chứng khoán mới này có thể khiến việc giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trở nên phức tạp hơn vì ảnh hưởng tới lợi nhuận trong portfolio của họ:- Trước khi giao dịch “chứng khoán”, cần phải xem xét các yếu tố như luật và quy định giao dịch chúng.
- Khả năng những token này sẽ bị các sàn giao dịch “delist” để tránh các hình phạt pháp lý có thể xảy ra.
- Các token bị “delist” sẽ bị giảm tính thanh khoản, dẫn đến việc giao dịch trở nên khó khăn.
Tương lai của crypto “chứng khoán”
Các hành động gần đây của SEC trong việc phân loại một số loại tiền mã hóa nhất định là chứng khoán cho thấy sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh pháp lý. Một số nhà phê bình cho rằng:- Các biện pháp thực thi và quyết định gần đây của SEC có thể làm trì hoãn sự đổi mới trong ngành công nghệ blockchain và crypto.
- CEO Coinbase Brian Armstrong cũng cho rằng: “...Tuy đúng là ngành crypto vẫn cần quy định quản lý, nhưng những quy định đó cần phù hợp để không cản trợ các tiến bộ trong ngành. Việc ban hành lệnh cấm thay cho quy định cũng không giúp ích, bởi nó sẽ khiến các công ty crypto chuyển ra ngoài nước Mỹ, điều mà đã xảy ra với FTX, và khiến Hoa Kỳ đánh mất lợi thế công nghệ vào đối thủ.”
- Các dự án Blockchain thường huy động vốn thông qua các hoạt động ICO, và đây cũng có thể được coi là “chứng khoán” theo cách giải thích của SEC. Do đó, các dự án này phải tuân thủ các yêu cầu quy định nghiêm ngặt, cồng kềnh và tốn kém, rất khó để các dự án nhỏ có thể tuân thủ.
- Khiến các nhà đầu tư Mỹ khó tiếp cận với các cơ hội đầu tư dự án mới thông qua ICO: Vì một số dự án sẽ đăng ký hoạt động ở ngoài Hoa Kỳ và chặn IP các nhà đầu tư đến từ Mỹ.
- Giảm tính thanh khoản, hạn chế tiếp cận thị trường và hậu quả pháp lý tiềm ẩn đối với giao dịch chứng khoán chưa đăng ký.
Giải pháp trước mắt khi giao dịch các loại crypto “chứng khoán”
Với sự phức tạp về pháp lý xung quanh việc bán chứng khoán chưa đăng ký và các trường hợp miễn trừ cụ thể, việc có được tư vấn pháp lý chuyên nghiệp đã trở nên cần thiết cho tất cả các bên liên quan trong không gian này.Các nhà đầu tư, người tạo dự án và đặc biệt là các sàn giao dịch crypto phải trang bị cho mình sự hiểu biết sâu về môi trường pháp lý để điều hướng thành công cho dự án phát triển.
Mặc dù các quyết định gần đây của SEC đã đưa ra sự phức tạp cho những người tham gia thị trường crypto, nhưng chúng cũng cho thấy sự cần thiết của rõ ràng về quy định trong lĩnh vực phát triển nhanh chóng này.
Thông qua tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và cách tiếp cận chủ động, các bên liên quan có thể giải quyết những thách thức do những phát triển này đặt ra và tiếp tục tham gia vào thị trường tiền mã hóa năng động.