Mua bán bất động sản ảo đang được xem là xu hướng triệu USD, nhiều miếng đất "cháy hàng", không phải có tiền là mua được.
Theo SCMP, việc mua bán đất ảo đang trở thành vấn đề nóng trong vũ trụ ảo metaverse - không gian 3D nơi mọi người có thể chia sẻ, nhập vai và tương tác. Cơn sốt này đang lan rộng, thu hút các chuyên gia bất động sản muốn mua đất trong thế giới kỹ thuật số.
Các khu đất được "phân lô" với kích thước khác nhau trên nền tảng The Sandbox. Ảnh: The Sandbox
Đất ảo thường được bán dưới dạng NFT. Công ty Animoca Brands tại Hong Konglà một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của tài sản ảo khi mua lại nền tảng The Sandbox với giá 4,8 triệu USD. Animoca Brands cũng đứng sau CryptoKitties - một trong những game đời đầu, là nguồn cảm hứng cho Axie Infinity sau này của Sky Mavis.
Hong Kong vốn là nơi khan hiếm nhà ở và bất động sản, khiến không ít nhà đầu tư đổ tiền vào đất ảo như một khoản sinh lời trong tương lai. "Không chỉ tập đoàn lớn, nhiều cá nhân, trong đó có các nhà môi giới kỳ cựu tại Hong Kong đang tiếp cận đất ảo", SCMP bình luận.
Tuần qua, ông trùm bất động sản Adrian Cheng Chi-kong cho biết đã mua một trong những mảnh đất lớn nhất trong The Sandbox với giá không tiết lộ. Tỷ phú 42 tuổi của Hong Kong nói sẽ thành lập một "GBA Pavilion" - nơi các công ty khởi nghiệp có thể tham gia bán vật phẩm ảo.
Andrew Man, chuyên gia tại một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, cũng đã bắt đầu mua đất ở The Sandbox. Ông cho biết, những mảnh đất ảo này luôn "cháy hàng". "Tuần trước, một khu đất với 100 mảnh được mở bán và đã hết sạch trong một giây. Dù tham gia nhóm WeChat và canh mua từ sớm, tôi vẫn thất bại", chuyên gia 29 tuổi chia sẻ.
Ông hiện sở hữu 3 miếng đất ảo, một trong đó đã tăng giá trị khoảng bốn lần từ khi mua. "Tôi bỏ ra 1,8 Ethereum (hơn 7.200 USD). Bây giờ mảnh đất có giá trị gần 7 Ethereum (khoảng 30.000 USD)", Man nói.
Không chỉ tại Hong Kong, nhiều người trên khắp thế giới đang săn lùng đất ảo. Trong tháng này, một người giấu tiên đã trả 450.000 USD để mua lô đất trên nền tảng thế giới ảo Decentraland. Lô đất này đặc biệt vì nằm cạnh biệt thự ảo của rapper Snoop Dogg - nơi có thể diễn ra các buổi hòa nhạc ảo trong tương lai.
Cuối tháng 11, Reuters cho biết Decentraland bán được một khu đất ảo "rộng 565 mét vuông" với giá 2,43 triệu USD. Vài ngày sau, Axie Infinity cũng thông báo bán mảnh đất Genesis với giá 550 Ethereum, tương đương 2,3 triệu USD.
Theo ghi nhận của Decentraland, các giao dịch đất ảo đạt 20,7 triệu USD trong 30 ngày qua, tăng 10 lần so với 6 tháng trước. Trong khi đó, DappRadar, công ty theo dõi doanh số bán tài sản ảo sử dụng công nghệ blockchain, ghi nhận hơn 100 triệu USD về giao dịch đất ảo đã được thực hiện trong tháng 11.
Cơ hội và rủi ro
Sự quan tâm và đầu tư vào thế giới ảo đã bùng nổ trong vòng hai tháng qua, sau khi Mark Zuckerberg đổi tên công ty Facebook thành Meta, thể hiện tham vọng tiến sâu vào metaverse.
Matus Steis, nhà kinh tế học của công ty công nghệ Outlier Ventures, cho rằng các nhà đầu tư hiện coi đất kỹ thuật số giống như cách họ kinh doanh bất động sản thương mại thật sự, là cơ hội để kiếm tiền trên "các khu vực có nhiều người tụ tập". Như mảnh đất 450.000 USD cạnh biệt thự ảo của Snoop Dogg, Steis ví nó giống việc tận dụng lợi thế để "đặt một cửa hàng thịt nướng bên ngoài hộp đêm" ngoài đời.
"Đây sẽ là cách trung tâm của thế giới ảo hình thành trong tương lai", ông dự đoán.
Cũng theo Steis, đất đai trực tuyến có thể có giá trị như thế giới thực nếu nó hữu hạn. "Đất ảo cũng khan hiếm, bởi đội ngũ tạo ra chúng đã cam kết không mở rộng thêm. Điều này được chứng thực qua blockchain", Steis nói.
Dù vậy, một số chuyên gia vẫn lo ngại các khu đất ảo sẽ mất giá trị trong tương lai. Vấn đề này gợi lại hiện tượng Million Dollar Homepage năm 2005. Sinh viên người Anh Alex Tew tạo website cùng tên, sau đó bán mỗi pixel trên đó với giá một USD co bất cứ ai muốn đặt logo quảng cáo.
Trong vòng 6 tháng, số pixel được bán hết, Tew thu về hàng triệu USD. 16 năm sau, trang chủ Million Dollar Homepage vẫn tồn tại, nhưng là "nghĩa địa" của các công ty không tồn tại với những đường link không thể truy cập.
"Vẫn còn quá sớm để kết luận metaverse có số phận tương tự Million Dollar Homepage hay không, nhưng không loại trừ điều đó có thể xảy ra", Telegraph bình luận.
Ngoài ra, việc giao dịch tài sản ảo trong metaverse chưa được luật pháp công nhận. Cơ quan quản lý có thể can thiệp khiến giá bất động sản ảo bị quản lý và những người đến sau sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt thòi và có nguy cơ "bị cháy túi" khi tham gia mua đất ảo.
Theo SCMP, việc mua bán đất ảo đang trở thành vấn đề nóng trong vũ trụ ảo metaverse - không gian 3D nơi mọi người có thể chia sẻ, nhập vai và tương tác. Cơn sốt này đang lan rộng, thu hút các chuyên gia bất động sản muốn mua đất trong thế giới kỹ thuật số.
Các khu đất được "phân lô" với kích thước khác nhau trên nền tảng The Sandbox. Ảnh: The Sandbox
Đất ảo thường được bán dưới dạng NFT. Công ty Animoca Brands tại Hong Konglà một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của tài sản ảo khi mua lại nền tảng The Sandbox với giá 4,8 triệu USD. Animoca Brands cũng đứng sau CryptoKitties - một trong những game đời đầu, là nguồn cảm hứng cho Axie Infinity sau này của Sky Mavis.
Hong Kong vốn là nơi khan hiếm nhà ở và bất động sản, khiến không ít nhà đầu tư đổ tiền vào đất ảo như một khoản sinh lời trong tương lai. "Không chỉ tập đoàn lớn, nhiều cá nhân, trong đó có các nhà môi giới kỳ cựu tại Hong Kong đang tiếp cận đất ảo", SCMP bình luận.
Tuần qua, ông trùm bất động sản Adrian Cheng Chi-kong cho biết đã mua một trong những mảnh đất lớn nhất trong The Sandbox với giá không tiết lộ. Tỷ phú 42 tuổi của Hong Kong nói sẽ thành lập một "GBA Pavilion" - nơi các công ty khởi nghiệp có thể tham gia bán vật phẩm ảo.
Andrew Man, chuyên gia tại một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, cũng đã bắt đầu mua đất ở The Sandbox. Ông cho biết, những mảnh đất ảo này luôn "cháy hàng". "Tuần trước, một khu đất với 100 mảnh được mở bán và đã hết sạch trong một giây. Dù tham gia nhóm WeChat và canh mua từ sớm, tôi vẫn thất bại", chuyên gia 29 tuổi chia sẻ.
Ông hiện sở hữu 3 miếng đất ảo, một trong đó đã tăng giá trị khoảng bốn lần từ khi mua. "Tôi bỏ ra 1,8 Ethereum (hơn 7.200 USD). Bây giờ mảnh đất có giá trị gần 7 Ethereum (khoảng 30.000 USD)", Man nói.
Không chỉ tại Hong Kong, nhiều người trên khắp thế giới đang săn lùng đất ảo. Trong tháng này, một người giấu tiên đã trả 450.000 USD để mua lô đất trên nền tảng thế giới ảo Decentraland. Lô đất này đặc biệt vì nằm cạnh biệt thự ảo của rapper Snoop Dogg - nơi có thể diễn ra các buổi hòa nhạc ảo trong tương lai.
Cuối tháng 11, Reuters cho biết Decentraland bán được một khu đất ảo "rộng 565 mét vuông" với giá 2,43 triệu USD. Vài ngày sau, Axie Infinity cũng thông báo bán mảnh đất Genesis với giá 550 Ethereum, tương đương 2,3 triệu USD.
Theo ghi nhận của Decentraland, các giao dịch đất ảo đạt 20,7 triệu USD trong 30 ngày qua, tăng 10 lần so với 6 tháng trước. Trong khi đó, DappRadar, công ty theo dõi doanh số bán tài sản ảo sử dụng công nghệ blockchain, ghi nhận hơn 100 triệu USD về giao dịch đất ảo đã được thực hiện trong tháng 11.
Cơ hội và rủi ro
Sự quan tâm và đầu tư vào thế giới ảo đã bùng nổ trong vòng hai tháng qua, sau khi Mark Zuckerberg đổi tên công ty Facebook thành Meta, thể hiện tham vọng tiến sâu vào metaverse.
Matus Steis, nhà kinh tế học của công ty công nghệ Outlier Ventures, cho rằng các nhà đầu tư hiện coi đất kỹ thuật số giống như cách họ kinh doanh bất động sản thương mại thật sự, là cơ hội để kiếm tiền trên "các khu vực có nhiều người tụ tập". Như mảnh đất 450.000 USD cạnh biệt thự ảo của Snoop Dogg, Steis ví nó giống việc tận dụng lợi thế để "đặt một cửa hàng thịt nướng bên ngoài hộp đêm" ngoài đời.
"Đây sẽ là cách trung tâm của thế giới ảo hình thành trong tương lai", ông dự đoán.
Cũng theo Steis, đất đai trực tuyến có thể có giá trị như thế giới thực nếu nó hữu hạn. "Đất ảo cũng khan hiếm, bởi đội ngũ tạo ra chúng đã cam kết không mở rộng thêm. Điều này được chứng thực qua blockchain", Steis nói.
Dù vậy, một số chuyên gia vẫn lo ngại các khu đất ảo sẽ mất giá trị trong tương lai. Vấn đề này gợi lại hiện tượng Million Dollar Homepage năm 2005. Sinh viên người Anh Alex Tew tạo website cùng tên, sau đó bán mỗi pixel trên đó với giá một USD co bất cứ ai muốn đặt logo quảng cáo.
Trong vòng 6 tháng, số pixel được bán hết, Tew thu về hàng triệu USD. 16 năm sau, trang chủ Million Dollar Homepage vẫn tồn tại, nhưng là "nghĩa địa" của các công ty không tồn tại với những đường link không thể truy cập.
"Vẫn còn quá sớm để kết luận metaverse có số phận tương tự Million Dollar Homepage hay không, nhưng không loại trừ điều đó có thể xảy ra", Telegraph bình luận.
Ngoài ra, việc giao dịch tài sản ảo trong metaverse chưa được luật pháp công nhận. Cơ quan quản lý có thể can thiệp khiến giá bất động sản ảo bị quản lý và những người đến sau sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt thòi và có nguy cơ "bị cháy túi" khi tham gia mua đất ảo.
Theo vnexpress