Dự báo biến động tuần 30/03 – 03/04: Tâm lý thị trường tích cực trở lại sau khi Quốc hội Mỹ thông qua gói kích cầu kinh tế

Joined
Feb 11, 2018
Messages
72
Reactions
4
MR
0.000
Thị trường tài chính đã chứng kiến một tuần đầy biến động, tâm lý thị trường chuyển từ lo ngại những tác động từ Corronavirus sang chờ đợi những động thái kích thích tài chính từ các ngân hàng trung ương. Quốc hội Mỹ đã thông qua gói kích thích kinh tế 2,000 tỷ USD, điều này đã tác động tích cực đến tâm lý thị trường: SPX +10.26%, DJ +12.84%, DXY -3.57%, Gold +8.59%, Oil -6.84%, US10Y -19.86%.
Dự báo biến động tuần 30/03 – 03/04: Tâm lý thị trường tích cực trở lại sau khi Quốc hội Mỹ thông qua gói kích cầu kinh tế.

Số liệu kinh tế:
Bất ngờ đã đến, với số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ đã tăng gấp đôi so với dự báo lên con số 3283k, dự báo 1648k. Mặc dù đã được tiên đoán trước về tác động của nCoV sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, tuy nhiên thị trường đã khá sốc khi con số thực tế vượt xa dự báo. Hiện tại số liệu nhiễm nCoV tại Mỹ đã lên đến 123,891 người, cao hơn Ý, TQ. Số người tử vong ở Mỹ cũng đã lên đến 2,229. Những diễn biến phức tạp và tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới ở Mỹ đang khiến các dự báo số liệu báo cáo lao động Mỹ tuần tới sẽ rất xấu, trong đó tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 3.8%, số việc làm tạo mới sẽ âm (tỷ lệ sa thải tăng nhanh)
Số liệu PMI sản xuất và dịch vụ Mỹ hiện cũng đã giảm xuống thấp hơn mức 50. Đơn đặt hàng hàng hoá lâu bền tại Mỹ cũng đã giảm so với tháng trước đó. Bên cạnh đó các số liệu kinh tế của EU cũng không khả quan hơn, PMI sản xuất và dịch vụ của Đức, Pháp, EU đều giảm thấp hơn 50 và thấp hơn so với tháng trước. Các ngành công nghiệp và dịch vụ bị đình trệ khi châu Âu đang trở thành ổ dịch nCoV lớn nhất thế giới.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết ông và Chủ tịch ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach đã thống nhất chính thức hoãn lại thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo tới mùa hè năm sau. Đây là sự kiện thế giới lớn nhất từ trước tới nay bị trì hoãn bởi đại dịch Covid-19. Theo một báo cáo dự báo thiệt hại có thể lên đến 12 tỷ USD khi Olympic bị hoãn lại.
US Bond Yield – Tradingview: Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục xu hướng giảm. Nguồn ảnh: https://www.tradingview.com/x/eBSMaIkb/
US Bond Yield – Tradingview: Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục xu hướng giảm. Nguồn ảnh: https://www.tradingview.com/x/eBSMaIkb/
Quốc hội Mỹ thông qua gói hỗ trợ kinh tế 2,000 tỷ USD để giảm bớt các thiệt hại do nCoV gây ra. Bước đầu sau khi dự luật được thông qua đã có những tác động tích cực với thị trường Chứng khoán Mỹ khi các chỉ số chính đều tăng điểm, tâm lý thị trường trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên phản ứng của lợi suất trái phiếu thì hoàn toàn trái ngược với những kỳ vọng ở trên.
Tâm lý thị trường tuy đã có sự khởi sắc hơn, tuy nhiên trước bối cảnh Mỹ đã là nước có tốc độ lây lan nCoV nhanh và nhiều nhất thế giới thì hiện tại giới đầu tư đang cảm thấy lo sợ khủng hoảng tài chính sẽ còn kéo dài hơn nữa. Dòng tiền tiếp tục đổ vào trái phiếu Mỹ đang cho thấy điều này.
Chỉ số VIX đo lường mức độ biến động và tâm lý nhà đầu tư trên thị trường Chứng khoán Mỹ hiện đang ở mức 65.5, vẫn còn rất cao so với mức báo động. Điều này có thể cho thấy dòng tiền đổ vào thị trường Chứng khoán Mỹ trong tuần vừa qua có thể là một sự điều chỉnh tạm thời và rất có thể trong tuần tới đây tâm lý lo ngại rủi ro ‘Risk Off” sẽ tiếp tục lan rộng.
US Stock – Tradingview: Thị trường Chứng Khoán có bước điều chỉnh tạm nhẹ trong tuần vừa qua. Nguồn ảnh: https://www.tradingview.com/x/xPUw4f5w/
US Stock – Tradingview: Thị trường Chứng Khoán có bước điều chỉnh tạm nhẹ trong tuần vừa qua. Nguồn ảnh: https://www.tradingview.com/x/xPUw4f5w/
Theo đó Phân tích xu hướng, các chỉ số Chứng Khoán Mỹ trong tuần tới rất có thể sé quay trở về mức đáy trước khi FED công bố gói kích thích tài chính, và thậm chí trước tình hình diễn biến nCoV phức tạp ở Mỹ như hiện tại thị trường Chứng khoán có thể sẽ tạo đáy thấp hơn.
Oil – Tradingview: Giá dầu giảm mạnh khi nhu cầu thế giới giảm xuống mức thấp
Oil – Tradingview: Giá dầu giảm mạnh khi nhu cầu thế giới giảm xuống mức thấp
Theo số liệu từ IEA: hầu hết các nhà máy lọc dầu đang hoạt động khoảng 87.3% công suất. Nhu cầu dầu toàn cầu có thể giảm 20% (khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày) khi khoảng 3 tỷ người bị cách ly. Tuy nhiên việc thống nhất cắt giảm sản lượng giữa các quốc gia xuất khẩu dầu vẫn đang bế tắc, điều này có thể sẽ tiếp tục tác động xấu đến giá dầu trong tuần tới. Dự báo dầu có thể sẽ giảm xuống dưới 20$/barrel. Kỳ vọng có thể sẽ chạm ngưỡng 10$ trên biểu đồ Phân tích kỹ thuật.
Gold – Tradingview: Giá vàng tăng mạnh khi đồng USD suy yếu
Gold – Tradingview: Giá vàng tăng mạnh khi đồng USD suy yếu
Vàng tiếp tục trở thành tài sản trú ẩn giai đoạn thế giới chịu rất nhiều tác động của nCoV, trong tuần qua khi đồng USD suy yếu so với các đồng tiền khác và tác động của gói kích thích tài chính của FED đã khiến thị trường lo ngại dư thừa USD trên thị trường có thể khiến nhu cầu USD suy giảm. Cùng với đó nhu cầu nắm giữ vàng vật chất đang tăng trở lại khi lo ngại cung ứng đồng USD quá nhiều sẽ khiến các tài sản mất giá nhanh. Chi tiêt: https://dubaotiente.com/covid-19-thoi-bung-nhu-cau-nam-giu-vang-vat-chat-tren-toan-cau-20616.html
Trên biểu đồ Phân tích kỹ thuật Vàng hiện đã tăng vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh trong tuần qua ở mốc 1550 – 1585$/oz, hiện tại mức kháng cự quan trọng tiếp theo tại 1660$/oz đang khá quan trọng, nếu phá vỡ rất có thể vàng sẽ thiết lập đỉnh 1720$/oz trong tuần tới.
DXY – Tradingview: Chỉ số DXY giảm mạnh ngay sau khi gói kích thích tài chính được thông qua.
DXY – Tradingview: Chỉ số DXY giảm mạnh ngay sau khi gói kích thích tài chính được thông qua.
Đồng USD chịu áp lực giảm trong tuần vừa qua khi Mỹ liên tục đón nhận những thông tin tiêu cực từ nCoV và số liệu thị trường lao động. Trên biểu đồ phân tích xu hướng DXY trong tuần tới rất có thể sẽ giảm về lại mức 96.80, trong biên độ được xác định ở trên hình, DXY đã phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng tại 99.60
Những thông tin quan trọng trong tuần này:
  • Diễn biến phức tạp của nCoV tại Mỹ và châu Âu tiếp tục là key driver chính.
  • Tác động tiêu cực từ nCoV có thể khiến số liệu báo cáo lao động của Mỹ xấu hơn dự báo nhiều lần.
  • Các quốc gia chịu ảnh hưởng của nCoV đã sử dụng nhiều biện pháp khẩn cấp để tác động đến thị trường tài chính, tuy nhiên nếu diễn biến nCoV tiếp tục xấu rất có thể các chính sách tiền tệ và tài khoá sẽ không còn hữu ích.
  • Số liệu sản xuất tháng 3 của Trung Quốc – được dự báo sẽ suy giảm mạnh, có thể sẽ tạo nên tâm lý xấu hơn với thị trường.
Nhận xét: Trong bài phân tích này tôi chỉ ra diễn biến tâm lý thị trường đang tương đối tiêu cực, mặc dù FED và các ngân hàng Trung ương đã mạnh tay can thiệp vào thị trường, tuy nhiên sự bùng phát quá nhanh và không kiểm soát được của nCoV hiện tại đang khiến những nỗ lực trấn an thị trường có thể sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Đồng USD trong tuần tới có thể vẫn tiếp tục chịu áp lực giảm so với các đồng tiền G7, tuy nhiên đà giảm sẽ phụ thuộc nhiều vào số liệu thị trường lao động của Mỹ và khả năng kiểm soát dịch bệnh hiện tại. Do vậy các bạn cần bám sát các diễn biến và có chiến lược giao dịch phù hợp tránh những rủi ro bất ngờ của thị trường.

Nguồn: dubaotiente.com
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,717
Messages
7,183,123
Members
179,075
Latest member
kent791

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom