Kể từ đầu tháng 02/2023, sàn giao dịch FTX đã chi đậm cho khâu quản lý và cố vấn phục vụ quá trình phá sản của mình.
Theo hồ sơ gửi lên toà án ngày 15/06, cho thấy ban quản lý mới của FTX đã phải chi trả tổng cộng 121,8 triệu USD cho các công ty cố vấn tài chính đã hỗ trợ mình từ ngày 01/02 đến ngày 30/04.
Cụ thể, hoá đơn lớn nhất đến từ công ty luật Sullivan & Cromwel với trị giá 37.6 triệu USD, chiếm 31% tổng chi phí. Trong khi ngân hàng đầu tư Jefferies chiếm mức thấp nhất với chỉ 0.6%. Các chuyên gia tư vấn tái cấu trúc tại Alvarez & Marsel đã tính FTX 37 triệu USD với hơn 1,1 triệu USD chi phí bao gồm 51.225 USD tiền ăn, 149.155 USD tiền chỗ ở và các khoản linh tinh khác lên tới 1.995 USD.
FTX đã trả 38 triệu USD thù lao cho các công ty cố vấn trong tháng 1, đối với các nghiệp vụ như:
Tính kể từ khi FTX phá sản vào tháng 11/2022 đến nay, số tiền sàn đã thanh toán cho bên cố vấn phá sản đã vượt ngưỡng 225 triệu USD. Nếu tình trung bình thì mỗi tuần, có đến 10 triệu USD tài sản thu hồi bị chảy khỏi FTX.
Nhiều người lo sợ FTX có thể lâm vào tình cảnh của QuadrigaCX, sàn giao dịch crypto lớn nhất Canada một thời mà đã phải ngừng hoạt động sau khi CEO đột tử bất thường. Sau nhiều năm đấu tranh pháp lý, người dùng sàn chỉ có thể nhận lại 13% tài sản.
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong hồ sơ, công ty FTI Consulting đã tiết lộ một hoá đơn 761.997 USD dành cho một hạng mục "Khởi động lại sàn giao dịch". Cho thấy ý định nối lại hoạt động FTX vẫn chưa bị ban lãnh đạo bỏ ngỏ hoàn toàn.
Theo đó, một số khách hàng của FTX cho rằng bản thân sàn vẫn có nền tảng công nghệ tốt và có thể sử dụng lại. Ngoài ra, vụ việc Uỷ Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC) kiện Binance và Coinbase hiện thời sẽ tạo ra một môi trường pháp lý rõ hơn, giúp cho việc FTX quay trở lại thị trường trở nên khả thi.
Theo hồ sơ gửi lên toà án ngày 15/06, cho thấy ban quản lý mới của FTX đã phải chi trả tổng cộng 121,8 triệu USD cho các công ty cố vấn tài chính đã hỗ trợ mình từ ngày 01/02 đến ngày 30/04.
Cụ thể, hoá đơn lớn nhất đến từ công ty luật Sullivan & Cromwel với trị giá 37.6 triệu USD, chiếm 31% tổng chi phí. Trong khi ngân hàng đầu tư Jefferies chiếm mức thấp nhất với chỉ 0.6%. Các chuyên gia tư vấn tái cấu trúc tại Alvarez & Marsel đã tính FTX 37 triệu USD với hơn 1,1 triệu USD chi phí bao gồm 51.225 USD tiền ăn, 149.155 USD tiền chỗ ở và các khoản linh tinh khác lên tới 1.995 USD.
FTX đã trả 38 triệu USD thù lao cho các công ty cố vấn trong tháng 1, đối với các nghiệp vụ như:
- Phân tích và nỗ lực truy thu các tài sản mà FTX thực hiện trước khi phá sản;
- Lập hóa đơn cho các phiên điều trần, kiện tụng và định đoạt tài sản;
- Hỗ trợ phân tích trên phương diện pháp lý đối với các sản phẩm DeFi và token thuộc quyền sở hữu của FTX;
- Phát triển chiến lược tái cơ cấu hay trao đổi thư từ với các bên thứ ba;
- …
Tính kể từ khi FTX phá sản vào tháng 11/2022 đến nay, số tiền sàn đã thanh toán cho bên cố vấn phá sản đã vượt ngưỡng 225 triệu USD. Nếu tình trung bình thì mỗi tuần, có đến 10 triệu USD tài sản thu hồi bị chảy khỏi FTX.
Nhiều người lo sợ FTX có thể lâm vào tình cảnh của QuadrigaCX, sàn giao dịch crypto lớn nhất Canada một thời mà đã phải ngừng hoạt động sau khi CEO đột tử bất thường. Sau nhiều năm đấu tranh pháp lý, người dùng sàn chỉ có thể nhận lại 13% tài sản.
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong hồ sơ, công ty FTI Consulting đã tiết lộ một hoá đơn 761.997 USD dành cho một hạng mục "Khởi động lại sàn giao dịch". Cho thấy ý định nối lại hoạt động FTX vẫn chưa bị ban lãnh đạo bỏ ngỏ hoàn toàn.
Theo đó, một số khách hàng của FTX cho rằng bản thân sàn vẫn có nền tảng công nghệ tốt và có thể sử dụng lại. Ngoài ra, vụ việc Uỷ Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC) kiện Binance và Coinbase hiện thời sẽ tạo ra một môi trường pháp lý rõ hơn, giúp cho việc FTX quay trở lại thị trường trở nên khả thi.