Hai ngày sau vụ cháy tàu cánh ngầm trên sông Sài Gòn, chúng tôi trở lại hiện trường để tìm gặp những người hùng thầm lặng đã dũng cảm lao xuống cứu người bị nạn.
Ông Tư - Ảnh: Công Nguyên
Đến bến đò dưới chân cầu Tân Thuận 2 (Q.7), đi đâu chúng tôi cũng nghe câu chuyện về hai cha con ông Tư cứu 50 người trên sông. Biết chúng tôi tìm gặp hai cha con ông Tư, bà Út - một người buôn bán tại đây giọng hớn hở: “Không ngờ hai cha con ông Tư dũng cảm thật, cứu được 50 người, bà con sinh sống ở đây tự hào lắm”.
Lúc đó, trong đầu tôi chỉ biết cứu bằng được người gặp nạn mà thôi.
Mọi người hoảng loạn lắm, khi được tôi kéo lên ghe có người đã khóc
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy
Ông Tư tên thật là Ngô Văn Hồng (54 tuổi, quê Long An) và con trai là Ngô Huỳnh Long (26 tuổi). Dáng người ốm, mái tóc bạc trắng, da đen, ông Tư nói: “Lúc đó có biết gì nữa đâu, cứ lao xuống cứu người trước rồi tính sau”. Trong lúc ông Tư và con trai đang giao nước uống cho một chiếc sà lan thì phát hiện chiếc tàu cánh ngầm bốc cháy. Hai cha con nhanh chóng lao chiếc ghe về nơi những hành khách đang mắc kẹt dưới sông. Tới nơi, ông và con trai dùng dây, phao cứu hộ quăng xuống cho những người gặp nạn bám vào. Trực tiếp ông Tư lao xuống để kéo những người gặp nạn lên bờ an toàn. Tổng cộng hai cha con ông Tư đã đưa lên bờ 50 hành khách.
Cầm tấm bằng khen trên tay, ông Tư tâm sự: “Bằng khen đó không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi mà còn cả gia đình. Là món quà khích lệ tinh thần để tôi dạy con cháu mình sau này ra đời gặp người bị nạn thì phải ra tay cứu giúp”. Còn Long nói: “Mình sẽ dùng số tiền thưởng để mua thêm hàng hóa bỏ trên ghe cho vợ bán. Không dám tiêu xài phung phí. Có cái bằng khen mình vui lắm”.
“Cứu người đâu ai mong trả ơn”
Ngoài cha con ông Tư, trong vụ tai nạn còn có hai vợ chồng mưu sinh trên ghe cứu được 15 người. Ngồi trên chiếc ghe vừa là nhà cũng là phương tiện mưu sinh, chị Nguyễn Thị Thu Thủy (36 tuổi, quê Tiền Giang) kể: “Vợ chồng tôi đang bán hàng cho chiếc sà lan thì phát hiện chiếc tàu cánh ngầm bốc cháy. Khói đen và lửa bốc lên cao lắm, cháy kinh khủng lắm”. Bỏ lại mọi thứ, chị Thủy nói lớn với chồng: “Cháy lớn lắm anh ơi, nhiều người nhảy xuống nước rồi, phải cứu họ”. Vừa nói xong, vợ chồng chị nổ máy ghe, lao thẳng về hướng tàu cháy. Chiếc tàu đang cháy, hàng chục hành khách cuống cuồng nhảy xuống nước và bị dính sâu dưới bùn lầy nên không thể leo lên bờ. Nhanh như cắt, chị Thủy dùng phao và dây trên ghe quăng xuống để mọi người bám vào. Không chỉ có thế, chị Thủy còn lao mình xuống nước đẩy từng người lên. “Lúc đó, có một chị phụ nữ đang mang thai mà bùn ngập rất cao nên tôi đã ưu tiên đưa chị lên ghe trước nghỉ ngơi. Còn mấy người Tây nặng lắm, tôi và chồng phải phụ nhau kéo lên”, chị Thủy nhớ lại. Trong ít phút, chị và chồng đã đưa 15 người lên ghe rồi chở vào bờ an toàn.
“Lúc đó, trong đầu tôi chỉ biết cứu bằng được người gặp nạn mà thôi. Mọi người hoảng loạn lắm, khi được tôi kéo lên ghe có người đã khóc”, chị Thủy nhớ lại.
Gia đình chị Thủy hằng ngày sống trên chiếc ghe và mưu sinh trên sông - Ảnh: Đức Tiến
Hai vợ chồng chị Thủy sống bằng nghề mua bán nước, thuốc lá và đồ ăn cho những chiếc sà lan, tàu bè đi qua khúc sông gần chân cầu Phú Mỹ. Sinh sống 10 năm trên sông, chị Thủy rành từng luồng nước, bãi bồi tại khúc sông này. “May mà chiếc tàu cánh ngầm lao vào bãi bùn lầy nên không có người nào chết, chứ ở giữa sông thì chưa biết chuyện gì xảy ra nữa”, chị Thủy nói. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là chị Thủy không biết bơi, nhưng vẫn dũng cảm lao xuống nước cứu người. Khi chúng tôi hỏi “sao chị liều vậy?”, chị cười: “Chứng kiến cảnh đó ai mà không cứu”.
Khi biết UBND TP.HCM lên danh sách khen tặng những người dân dũng cảm cứu người trong vụ cháy tàu cánh ngầm nhưng còn thiếu tên mình, chị Thủy thật thà: “Nghĩ cũng hơi mủi lòng. Nhưng không sao, vì thấy người gặp nạn thì cứu vậy thôi, chứ có mong ai trả ơn mình. Mình làm việc tốt là đã thấy vui rồi, miễn sao sức khỏe đầy đủ làm nuôi hai đứa con khôn lớn là được”.
Công Nguyên - Đức Tiến
sưu tầm từ thanhnien.com.vn
Ông Tư - Ảnh: Công Nguyên
Đến bến đò dưới chân cầu Tân Thuận 2 (Q.7), đi đâu chúng tôi cũng nghe câu chuyện về hai cha con ông Tư cứu 50 người trên sông. Biết chúng tôi tìm gặp hai cha con ông Tư, bà Út - một người buôn bán tại đây giọng hớn hở: “Không ngờ hai cha con ông Tư dũng cảm thật, cứu được 50 người, bà con sinh sống ở đây tự hào lắm”.
Lúc đó, trong đầu tôi chỉ biết cứu bằng được người gặp nạn mà thôi.
Mọi người hoảng loạn lắm, khi được tôi kéo lên ghe có người đã khóc
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy
Ông Tư tên thật là Ngô Văn Hồng (54 tuổi, quê Long An) và con trai là Ngô Huỳnh Long (26 tuổi). Dáng người ốm, mái tóc bạc trắng, da đen, ông Tư nói: “Lúc đó có biết gì nữa đâu, cứ lao xuống cứu người trước rồi tính sau”. Trong lúc ông Tư và con trai đang giao nước uống cho một chiếc sà lan thì phát hiện chiếc tàu cánh ngầm bốc cháy. Hai cha con nhanh chóng lao chiếc ghe về nơi những hành khách đang mắc kẹt dưới sông. Tới nơi, ông và con trai dùng dây, phao cứu hộ quăng xuống cho những người gặp nạn bám vào. Trực tiếp ông Tư lao xuống để kéo những người gặp nạn lên bờ an toàn. Tổng cộng hai cha con ông Tư đã đưa lên bờ 50 hành khách.
Cầm tấm bằng khen trên tay, ông Tư tâm sự: “Bằng khen đó không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi mà còn cả gia đình. Là món quà khích lệ tinh thần để tôi dạy con cháu mình sau này ra đời gặp người bị nạn thì phải ra tay cứu giúp”. Còn Long nói: “Mình sẽ dùng số tiền thưởng để mua thêm hàng hóa bỏ trên ghe cho vợ bán. Không dám tiêu xài phung phí. Có cái bằng khen mình vui lắm”.
“Cứu người đâu ai mong trả ơn”
Ngoài cha con ông Tư, trong vụ tai nạn còn có hai vợ chồng mưu sinh trên ghe cứu được 15 người. Ngồi trên chiếc ghe vừa là nhà cũng là phương tiện mưu sinh, chị Nguyễn Thị Thu Thủy (36 tuổi, quê Tiền Giang) kể: “Vợ chồng tôi đang bán hàng cho chiếc sà lan thì phát hiện chiếc tàu cánh ngầm bốc cháy. Khói đen và lửa bốc lên cao lắm, cháy kinh khủng lắm”. Bỏ lại mọi thứ, chị Thủy nói lớn với chồng: “Cháy lớn lắm anh ơi, nhiều người nhảy xuống nước rồi, phải cứu họ”. Vừa nói xong, vợ chồng chị nổ máy ghe, lao thẳng về hướng tàu cháy. Chiếc tàu đang cháy, hàng chục hành khách cuống cuồng nhảy xuống nước và bị dính sâu dưới bùn lầy nên không thể leo lên bờ. Nhanh như cắt, chị Thủy dùng phao và dây trên ghe quăng xuống để mọi người bám vào. Không chỉ có thế, chị Thủy còn lao mình xuống nước đẩy từng người lên. “Lúc đó, có một chị phụ nữ đang mang thai mà bùn ngập rất cao nên tôi đã ưu tiên đưa chị lên ghe trước nghỉ ngơi. Còn mấy người Tây nặng lắm, tôi và chồng phải phụ nhau kéo lên”, chị Thủy nhớ lại. Trong ít phút, chị và chồng đã đưa 15 người lên ghe rồi chở vào bờ an toàn.
“Lúc đó, trong đầu tôi chỉ biết cứu bằng được người gặp nạn mà thôi. Mọi người hoảng loạn lắm, khi được tôi kéo lên ghe có người đã khóc”, chị Thủy nhớ lại.
Gia đình chị Thủy hằng ngày sống trên chiếc ghe và mưu sinh trên sông - Ảnh: Đức Tiến
Hai vợ chồng chị Thủy sống bằng nghề mua bán nước, thuốc lá và đồ ăn cho những chiếc sà lan, tàu bè đi qua khúc sông gần chân cầu Phú Mỹ. Sinh sống 10 năm trên sông, chị Thủy rành từng luồng nước, bãi bồi tại khúc sông này. “May mà chiếc tàu cánh ngầm lao vào bãi bùn lầy nên không có người nào chết, chứ ở giữa sông thì chưa biết chuyện gì xảy ra nữa”, chị Thủy nói. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là chị Thủy không biết bơi, nhưng vẫn dũng cảm lao xuống nước cứu người. Khi chúng tôi hỏi “sao chị liều vậy?”, chị cười: “Chứng kiến cảnh đó ai mà không cứu”.
Khi biết UBND TP.HCM lên danh sách khen tặng những người dân dũng cảm cứu người trong vụ cháy tàu cánh ngầm nhưng còn thiếu tên mình, chị Thủy thật thà: “Nghĩ cũng hơi mủi lòng. Nhưng không sao, vì thấy người gặp nạn thì cứu vậy thôi, chứ có mong ai trả ơn mình. Mình làm việc tốt là đã thấy vui rồi, miễn sao sức khỏe đầy đủ làm nuôi hai đứa con khôn lớn là được”.
Công Nguyên - Đức Tiến
sưu tầm từ thanhnien.com.vn