Ít nhất hơn hai triệu máy đào Bitcoin tại Trung Quốc được cho là chưa thể di dời ra nước ngoài do thủ tục phức tạp.
SCMP trích lời các luật sư đại điện cho một số công ty từng khai thác Bitcoin ở Tứ Xuyên cho biết, nhiều khách hàng phải chịu rất áp lực để đưa máy móc hoạt động trở lại ở bên ngoài Trung Quốc. Theo người này, ít nhất hơn hai triệu "trâu cày" bị mắc kẹt kể từ tháng 5/2021 tính đến cuối năm ngoái. Ước tính, mỗi máy đào có thể tạo khoảng 26,7 USD mỗi ngày. Do đó việc ngừng hoạt động có thể khiến các công ty thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Một nhà máy khai thác Bitcoin (xanh lam) bên cạnh hệ thống thuỷ điện ở Ngawa, Tứ Xuyên tháng 9/2016. Ảnh: EPA
Tứ Xuyên từng là nơi thu hút lượng lớn các doanh nghiệp khai thác Bitcon vì giá thuỷ điện rẻ. Nhưng khi bị chính quyền ra lệnh cấm từ tháng 5 năm ngoái, họ không còn cách nào khác ngoài việc di dời. Nếu như các dự án nhỏ có thể bán thiết bị của mình và mua máy móc mới ở các quốc gia họ chuyển đến, số lượng "trâu cày" khổng lồ là vấn đề nan giải với những công ty lớn.
Sau lệnh cấm, Nga và Kazakhstan ban đầu là những lựa chọn phổ biến của các công ty khai thác tiền số. Dù vậy, chính sách thiếu nhất quán ở những nước này khiến họ chùn chân. Theo một luật sư, Canada và Texas - bang duy nhất ở Mỹ có lưới điện riêng - là các điểm đến tiềm năng.
Texas là nơi thợ đào tiền số yêu thích vì chính sách thoải mái với mô hình này. Năm ngoái, thống đốc Greg Abbott từng viết trên Twitter rằng: "Texas sẽ tiên phong về tiền điện tử". Các chuyên gia cho rằng động thái này sẽ thúc đẩy năng lượng xanh như mặt trời và gió ở Texas.
Tuy nhiên, đối với các thợ đào Trung Quốc, việc đến Texas hoặc bất kỳ nơi nào ở Bắc Mỹ không hề đơn giản như tưởng tượng. "Chọn điểm đến mới chỉ là bước đầu của một quá trình dài", một chuyên gia bình luận.
Nhân viên một cơ sở khai thác Bitcoin ở Tứ Xuyên kiểm tra hệ thống "trâu cày" ngày 26/9/2016. Ảnh: EPA
Đại diện một đơn vị khai thác tiền số của Trung Quốc tiết lộ, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp phải thương lượng giá điện với nhà cung cấp địa phương. Ngay cả khi tất cả các điều khoản đã được giải quyết, vấn đề hậu cần là khó khăn tiếp theo, nhất là quá trình vận chuyển máy đào bị hạn chế do đại dịch.
Việc chuyển trực tiếp đến Mỹ cũng đắt hơn so với các địa điểm khác do mức thuế được áp dụng tới 25%. Để tránh điều này, một số chủ sở hữu sẽ chuyển hàng qua Malaysia để hưởng chính sách thuế ưu đãi hơn.
Máy đào từ Trung Quốc đi đến Canada cũng theo con đường tương tự. Thế nhưng, khi dừng chân ở Malaysia, việc vận chuyển sang Bắc Mỹ dự kiến mất 1-2 tháng và tiêu tốn hơn 10 USD cho mỗi terahash công suất xử lý. Do đó các công ty có thể mất đi số tiền lớn trước khi nghĩ đến việc kiếm doanh thu ở điểm đến mới.
Với chính sách nghiêm cấm các hoạt động khai thác tiền số, hashrate - chỉ số năng lực khai thác tiền điện tử - tại Trung Quốc đã dần về 0, theo thống kê của Đại học Cambridge hồi tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó, Mỹ chiếm 35,4%, tiếp đến là Kazakhstan và Nga với 18,1% và 11,2% tương ứng.
SCMP trích lời các luật sư đại điện cho một số công ty từng khai thác Bitcoin ở Tứ Xuyên cho biết, nhiều khách hàng phải chịu rất áp lực để đưa máy móc hoạt động trở lại ở bên ngoài Trung Quốc. Theo người này, ít nhất hơn hai triệu "trâu cày" bị mắc kẹt kể từ tháng 5/2021 tính đến cuối năm ngoái. Ước tính, mỗi máy đào có thể tạo khoảng 26,7 USD mỗi ngày. Do đó việc ngừng hoạt động có thể khiến các công ty thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Một nhà máy khai thác Bitcoin (xanh lam) bên cạnh hệ thống thuỷ điện ở Ngawa, Tứ Xuyên tháng 9/2016. Ảnh: EPA
Tứ Xuyên từng là nơi thu hút lượng lớn các doanh nghiệp khai thác Bitcon vì giá thuỷ điện rẻ. Nhưng khi bị chính quyền ra lệnh cấm từ tháng 5 năm ngoái, họ không còn cách nào khác ngoài việc di dời. Nếu như các dự án nhỏ có thể bán thiết bị của mình và mua máy móc mới ở các quốc gia họ chuyển đến, số lượng "trâu cày" khổng lồ là vấn đề nan giải với những công ty lớn.
Sau lệnh cấm, Nga và Kazakhstan ban đầu là những lựa chọn phổ biến của các công ty khai thác tiền số. Dù vậy, chính sách thiếu nhất quán ở những nước này khiến họ chùn chân. Theo một luật sư, Canada và Texas - bang duy nhất ở Mỹ có lưới điện riêng - là các điểm đến tiềm năng.
Texas là nơi thợ đào tiền số yêu thích vì chính sách thoải mái với mô hình này. Năm ngoái, thống đốc Greg Abbott từng viết trên Twitter rằng: "Texas sẽ tiên phong về tiền điện tử". Các chuyên gia cho rằng động thái này sẽ thúc đẩy năng lượng xanh như mặt trời và gió ở Texas.
Tuy nhiên, đối với các thợ đào Trung Quốc, việc đến Texas hoặc bất kỳ nơi nào ở Bắc Mỹ không hề đơn giản như tưởng tượng. "Chọn điểm đến mới chỉ là bước đầu của một quá trình dài", một chuyên gia bình luận.
Nhân viên một cơ sở khai thác Bitcoin ở Tứ Xuyên kiểm tra hệ thống "trâu cày" ngày 26/9/2016. Ảnh: EPA
Đại diện một đơn vị khai thác tiền số của Trung Quốc tiết lộ, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp phải thương lượng giá điện với nhà cung cấp địa phương. Ngay cả khi tất cả các điều khoản đã được giải quyết, vấn đề hậu cần là khó khăn tiếp theo, nhất là quá trình vận chuyển máy đào bị hạn chế do đại dịch.
Việc chuyển trực tiếp đến Mỹ cũng đắt hơn so với các địa điểm khác do mức thuế được áp dụng tới 25%. Để tránh điều này, một số chủ sở hữu sẽ chuyển hàng qua Malaysia để hưởng chính sách thuế ưu đãi hơn.
Máy đào từ Trung Quốc đi đến Canada cũng theo con đường tương tự. Thế nhưng, khi dừng chân ở Malaysia, việc vận chuyển sang Bắc Mỹ dự kiến mất 1-2 tháng và tiêu tốn hơn 10 USD cho mỗi terahash công suất xử lý. Do đó các công ty có thể mất đi số tiền lớn trước khi nghĩ đến việc kiếm doanh thu ở điểm đến mới.
Với chính sách nghiêm cấm các hoạt động khai thác tiền số, hashrate - chỉ số năng lực khai thác tiền điện tử - tại Trung Quốc đã dần về 0, theo thống kê của Đại học Cambridge hồi tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó, Mỹ chiếm 35,4%, tiếp đến là Kazakhstan và Nga với 18,1% và 11,2% tương ứng.
Theo vnexpress