Người theo đạo Hồi tại Indonesia sẽ không được phép sử dụng tài sản mã hóa làm tiền tệ, theo phán quyết của hội đồng các lãnh tụ tôn giáo của nước này.
Theo Bloomberg, Hội đồng Lãnh tụ Tôn giáo Quốc gia (MUI) của Indonesia đã liệt tiền mã hóa vào danh sách haram – tức là bị cấm – vì có các yếu tố không rõ ràng, mang tính cờ bạc và gây hại. Tuy nhiên, MUI khẳng định nếu tiền mã hóa được dùng với công dụng là tài sản kỹ thuật số, tuân thủ tín điều của đạo Sharia và thể hiện được lợi ích rõ ràng, thì người dân sẽ được phép giao dịch nó.
MUI là tổ chức quản lý luật Sharia của Indonesia, quốc gia có số lượng người theo Đạo Hồi lớn nhất thế giới.
Dù tuyên bố của MUI không đồng nghĩa với việc tiền mã hóa sẽ bị cấm tại Indonesia, song nó sẽ đặt ra rào cản không cho người theo Đạo Hồi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, cũng như khiến các tổ chức trong nước cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định phát hành tiền số.
Ngân hàng Trung ương Indonesia cũng từ bày tỏ ý định xây dựng đồng tiền số riêng, song vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về điều đó.
Theo Bloomberg, Hội đồng Lãnh tụ Tôn giáo Quốc gia (MUI) của Indonesia đã liệt tiền mã hóa vào danh sách haram – tức là bị cấm – vì có các yếu tố không rõ ràng, mang tính cờ bạc và gây hại. Tuy nhiên, MUI khẳng định nếu tiền mã hóa được dùng với công dụng là tài sản kỹ thuật số, tuân thủ tín điều của đạo Sharia và thể hiện được lợi ích rõ ràng, thì người dân sẽ được phép giao dịch nó.
MUI là tổ chức quản lý luật Sharia của Indonesia, quốc gia có số lượng người theo Đạo Hồi lớn nhất thế giới.
Dù tuyên bố của MUI không đồng nghĩa với việc tiền mã hóa sẽ bị cấm tại Indonesia, song nó sẽ đặt ra rào cản không cho người theo Đạo Hồi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, cũng như khiến các tổ chức trong nước cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định phát hành tiền số.
Ngân hàng Trung ương Indonesia cũng từ bày tỏ ý định xây dựng đồng tiền số riêng, song vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về điều đó.
Nguồn : coin68