Chỉ báo kỹ thuật là các công cụ được Trader áp dụng trên đồ thị để phân tích diễn biến thị trường. Những công cụ này có thể cho người sử dụng biết thị trường đang di chuyển theo xu hướng hay trong trạng thái tích lũy; bên cạnh đó, chúng còn có thể cảnh báo sự thay đổi xu hướng hoặc tình trạng quá mua/quá bán của một tài sản.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ báo kỹ thuật cũng như cách sử dụng chúng trong giao dịch Forex.
Các loại chỉ báo kỹ thuật
Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật được chia thành hai nhóm chính:
Loại chỉ báo này đo lường sự thay đổi trong hành động giá; vì thế, chúng có thể cho bạn biết trước một số diễn biến của thị trường. Ví dụ, khi tỷ giá của cặp tiền EURUSD bật tăng mạnh và sau đó bắt đầu chậm lại, một chỉ báo dẫn dắt có thể nhận ra sự thay đổi trong đà tăng này và cung cấp tín hiệu hồi/đảo chiều.
Những chỉ báo kỹ thuật dẫn dắt thường được sử dụng trong giao dịch Forex là Relative Strength Index (RSI), Stochastic Oscillator, và Commodity Channel Index (CCI).
Chỉ báo dẫn dắt hoạt động tốt nhất khi thị trường đang trong trạng thái tích lũy.
Chỉ báo theo sau
Loại chỉ báo này xác nhận những gì đã xảy ra trên thị trường (ví dụ như thị trường đã và đang di chuyển theo xu hướng, hay trong trạng thái tích lũy). Bạn sẽ căn cứ vào các diễn biến này để đưa ra quyết định giao dịch. Ví dụ, khi cặp tiền EURUSD đang trong xu hướng tăng bền vững, cặp tiền này nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Những chỉ báo kỹ thuật theo sau thường được sử dụng trong giao dịch Forex là Moving Average, Bollinger Bands, và Envelopes.
Chỉ báo theo sau hoạt động tốt nhất khi thị trường di chuyển theo xu hướng.
Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong phần mềm MetaTrader 4
MetaTrader 4 (MT4) là phần mềm giao dịch Forex thông dụng nhất hiện nay. Nó được tích hợp sẵn với 30 chỉ báo kỹ thuật phổ biến.
Để sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong MT4, bạn hãy làm theo các bước sau:
Vậy là bạn đã nắm được thông tin cũng như cách sử dụng tổng quát các loại chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch Forex.
Mỗi loại chỉ báo đều có công dụng riêng và hoạt động tốt trong những điều kiện thị trường nhất định; vì thế, bạn nên kết hợp cả hai loại chỉ báo trên để có thể trở nên linh hoạt với mọi diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, đừng sử dụng quá nhiều chỉ báo mỗi loại, vì chúng có thể gây ra sự phức tạp trong việc phân tích.
Theo Exness
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ báo kỹ thuật cũng như cách sử dụng chúng trong giao dịch Forex.
Các loại chỉ báo kỹ thuật
Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật được chia thành hai nhóm chính:
- Chỉ báo dẫn dắt (Leading indicator), thường được sử dụng để đoán trước các diễn biến của thị trường
- Chỉ báo theo sau (Lagging indicator), thường được sử dụng để xác nhận hành động giá
Loại chỉ báo này đo lường sự thay đổi trong hành động giá; vì thế, chúng có thể cho bạn biết trước một số diễn biến của thị trường. Ví dụ, khi tỷ giá của cặp tiền EURUSD bật tăng mạnh và sau đó bắt đầu chậm lại, một chỉ báo dẫn dắt có thể nhận ra sự thay đổi trong đà tăng này và cung cấp tín hiệu hồi/đảo chiều.
Những chỉ báo kỹ thuật dẫn dắt thường được sử dụng trong giao dịch Forex là Relative Strength Index (RSI), Stochastic Oscillator, và Commodity Channel Index (CCI).
Chỉ báo dẫn dắt hoạt động tốt nhất khi thị trường đang trong trạng thái tích lũy.
Chỉ báo theo sau
Loại chỉ báo này xác nhận những gì đã xảy ra trên thị trường (ví dụ như thị trường đã và đang di chuyển theo xu hướng, hay trong trạng thái tích lũy). Bạn sẽ căn cứ vào các diễn biến này để đưa ra quyết định giao dịch. Ví dụ, khi cặp tiền EURUSD đang trong xu hướng tăng bền vững, cặp tiền này nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Những chỉ báo kỹ thuật theo sau thường được sử dụng trong giao dịch Forex là Moving Average, Bollinger Bands, và Envelopes.
Chỉ báo theo sau hoạt động tốt nhất khi thị trường di chuyển theo xu hướng.
Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong phần mềm MetaTrader 4
MetaTrader 4 (MT4) là phần mềm giao dịch Forex thông dụng nhất hiện nay. Nó được tích hợp sẵn với 30 chỉ báo kỹ thuật phổ biến.
Để sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong MT4, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Mở phần mềm giao dịch MT4
- Lựa chọn loại chỉ báo kỹ thuật mà bạn muốn sử dụng trong hộp Navigator ở phía bên trái màn hình
- Cài đặt các thông số kỹ thuật cho chỉ báo, sau đó nhấn OK
Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Kết luậnVậy là bạn đã nắm được thông tin cũng như cách sử dụng tổng quát các loại chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch Forex.
Mỗi loại chỉ báo đều có công dụng riêng và hoạt động tốt trong những điều kiện thị trường nhất định; vì thế, bạn nên kết hợp cả hai loại chỉ báo trên để có thể trở nên linh hoạt với mọi diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, đừng sử dụng quá nhiều chỉ báo mỗi loại, vì chúng có thể gây ra sự phức tạp trong việc phân tích.
Theo Exness