Thehung1911
Newbie
I. Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là tình trạng giá trị tài sản giảm xuống nhanh chóng hoặc các định chế tài chính gặp vấn đề về thanh khoản. Cả hai trường hợp nói trên thường dẫn đến kết quả chung: bán tháo.
Mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính thường chỉ giới hạn trong một khu vực địa lý, một quốc gia hoặc là một loại hình tài sản (ví dụ: thị trường bất động sản Bồ Đào Nha), nhưng trong thời buổi này, khủng hoảng dễ dàng lan rộng ra toàn cầu.
Bắt đầu từ vài thập kỷ trước, khi tài chính bắt đầu tự do hóa, các thị trường tài chính cũng trở nên liên quan mật thiết với nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng: một vụ vỡ bong bóng đầu cơ, một cuộc xung đột vũ trang khiến thị trường sụp đổ, hoặc một đại dịch toàn cầu. Dù trong trường hợp nào, các nhà đầu tư cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng vì bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng có thể khiến danh mục đầu tư bị ảnh hưởng, nhưng mặt khác, cũng tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng.
II. Khủng hoảng kinh tế thì đầu tư gì? Có nên giữ tiền mặt khi kinh tế suy thoái?
Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh rằng bạn không nên dùng số tiền dành cho chi tiêu thiết yếu để đầu tư. Thay vào đó, nhiều người dùng các khoản tiết kiệm để tham gia đầu tư vì những khoản này chưa cần thiết trong tương lai gần. Nhìn chung, mọi người nên có một khoản đảm bảo tài chính cho bản thân, lý tưởng nhất là bằng tiền mặt. Năm 2020 là năm mà chúng ta nhận ra rằng tương lai là điều không thể dự báo trước. Một số cuộc khủng hoảng có thể trở nên đặc biệt nặng nề đối với nhiều lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, trong bất kỳ cuộc suy thoái hay khủng hoảng nào, người ta đều tìm thấy những cơ hội đầu tư tuyệt vời. Một đợt bán tháo mạnh sẽ khiến cho một nhóm tài sản trở nên cực kỳ rẻ và đây là điều không thể tránh khỏi trên thị trường. Mặc dù không ai có thể chắc chắn rằng giá của của một loại tài sản sẽ phục hồi, một vài tài sản trong nhóm có vẻ sẽ bật lên không sớm thì muộn. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh. Một đợt bán tháo thường khiến giá lao dốc không phanh.
Nhiều người tin rằng một khi nền kinh tế toàn cầu trên đà phát triển, các chỉ số chứng khoán sẽ tăng cao trong dài hạn. Như chúng ta có thể nhận thấy trên biểu đồ, sau những cú sập nghiêm trọng của thị trường, cổ phiếu cần nhiều năm để phục hồi. Do đó, chiến lược “mua khi giá đang giảm” có vẻ hợp lý hơn việc mua vào trong thời điểm thị trường đang tăng “nóng”.
III.Những điều cần nhớ khi đầu tư trong khủng hoảng kinh tế
Một cuộc khủng hoảng tài chính thường gắn liền với một đợt suy thoái, đánh dấu sự suy giảm về hiệu suất xuyên suốt các nền kinh tế. Trong bối cảnh này, các khoản đầu tư thường có rủi ro lớn khi thị trường biến động mạnh, còn triển vọng tương lai thì không chắc chắn. Có rất nhiều điều quan trọng mà bạn cần cân nhắc trước khi đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư:”
Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cụ thể, từ đó tối thiểu hóa rủi ro chung. Điều này không chỉ có nghĩa là đầu tư vào nhiều loại tài sản, mà còn có nghĩa là giao dịch những nhóm tài sản khác khác nhau.
Tùy theo khẩu vị rủi ro của bạn, danh mục đầu tư có thể bao gồm một ít tài sản rủi ro thấp (cổ phiếu hưởng cổ tức, trái phiếu chính phủ, kim loại quý và tiền mặt). Phần vốn đầu tư còn lại có thể được phân bổ cho các tài sản rủi ro hơn (cổ phiếu tăng trưởng, tiền điện tử và các hợp đồng CFD).
1. Thời điểm đầu tư
Thời điểm đầu tư là một yếu tố quan trọng khi mọi thứ diễn ra quá nhanh và thị trường bắt đầu sụp đổ. Thị trường biến động mạnh có thể khiến cho các tài sản trong danh mục đầu tư của bạn mất giá và vốn đầu tư bị thua lỗ. Tuy nhiên, khi biến động qua đi, khả năng bạn đưa ra một quyết định đầu tư hiệu quả sẽ tăng lên. Rõ ràng là không một ai có thể dự đoán điểm vào lệnh hoàn hảo một cách tuyệt đối.
2. Đầu tư theo từng giai đoạn
Vì những lý do đã đề cập ở trên, đầu tư tất cả cùng một lúc (còn gọi là đầu tư tổng hợp) là một chiến thuật có vẻ nhiều rủi ro trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn. Thay vào đó, đầu tư theo từng giai đoạn hoặc trung bình hóa chi phí đầu tư có thể là một giải pháp hợp lý hơn cho các nhà đầu tư không thích rủi ro. Với chiến lược này, vốn đầu tư sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần, nhờ đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động.
3. Chuẩn bị cho mình một thần kinh thép
Mỗi nhà đầu tư có một mức khẩu vị rủi ro khác nhau. Việc đầu tư trong thời kỳ suy thoái có thể khiến nhiều người bị áp lực. Hãy thử hình dung rằng danh mục đầu tư của bạn mất 10% giá trị chỉ trong một ngày! Một số người không thể chịu được sức ép trong một hoàn cảnh như vậy, mặc dù thị trường vẫn có thể phục hồi đâu đó trong tương lai gần. Vì vậy, cần lưu ý rằng đầu tư khủng hoảng luôn đòi hỏi thần kinh thép.
4. Đầu tư cổ phiếu trong khủng hoảng kinh tế
Kinh tế suy thoái khiến các nhà đầu tư lo ngại về về tương lai của nhiều công ty. Sự không chắc chắn về triển vọng phát triển cũng là một nguyên nhân gây ra các đợt bán tháo. Nói một cách công bằng, điều này cũng tạo ra một số cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Một số người ví von rằng đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế cũng giống như cố gắng bắt lấy con dao đang rơi. Điều này hoàn toàn đúng vì rủi ro suy thoái kép hoặc rủi ro bán tháo tiếp tục luôn hiện diện. Tuy nhiên, sau khi đã trang bị cho mình các biện pháp phòng ngừa (4 quy tắc bên trên), các nhà đầu tư vẫn có đạt mức tỷ suất sinh lời mong muốn, đặc biệt là khi đầu tư dài hạn.
5. Các cổ phiếu chống suy thoái
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Nhiều nhà đầu tư thường thích đầu tư vào các cổ phiếu an toàn. Vậy làm cách nào để tìm được những cổ phiếu phát triển ổn định ngay cả trong khủng hoảng?
Nhiều người sẽ đầu tư vào các công ty chất lượng cao với nền tảng cơ bản ổn định, với một bảng cân đối kế toàn lành mạnh và tỷ lệ nợ thấp. Ngoài ra, cổ phiếu an toàn trước khủng hoảng nên được đánh dấu bởi dòng tiền ổn định và có thể dự đoán được. Những công ty nằm trong nhóm này thường thường thuộc các ngành có lịch sử hoạt động tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Sau đây là một số ngành nghề như vậy: Chăm sóc sức khỏe, Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, Dịch vụ tiện ích,…
6. Đầu tư hàng hóa trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
Một số hàng hóa (ví dụ như dầu thô, đồng) có liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế. Trong khi đó, suy thoái là nguyên nhân làm giảm nhu cầu đối với nhiều loại hàng hóa, khiến giá của chúng sụt giảm. Cơ chế này khá đơn giản và có thể được giải thích bằng quy luật cung cầu. Nếu nhu cầu sụt giảm và cung vẫn ở cùng một mức, giá chắc chắn sẽ trượt dốc. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế phục hồi (hoặc ít nhất là thị trường hy vọng kinh tế sẽ phục hồi), nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp sẽ tăng lên và khiến giá tăng.
Dầu thô là một ví dụ trong trường hợp này. Giá dầu Brent và WTI bắt đầu tăng khi nhu cầu di chuyển tăng trở lại. Hơn nữa, các chương trình tiêm chủng cùng với các gói kích thích khổng lồ và nới lỏng tiền tệ đã làm dấy lên hy vọng phục hồi kinh tế, dự kiến sẽ có tác động tích cực đến nhu cầu dầu mỏ.
Giá Dầu đã chạm đáy trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19 khi nhu cầu tiêu thị dầu giảm trên toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với việc nền kinh tế mở cửa trở lại, giá bắt đầu phục hồi đi lên. Hy vọng phục hồi kinh tế đã tăng lên trong tháng 11, khiến giá Dầu cũng tăng tốc đi lên ngay cả khi có nhiều lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Tìm hiểu thêm về đầu tư dầu thô, và thị trường hàng hóa, tại đây.
7. Vàng có phải là lựa chọn đầu tư thông minh?
Ý tưởng đầu tư vào kim loại quý được nhiều người ủng hộ. Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng trung ương giữ vàng như một tài sản dự trữ. Vàng thường được coi là “tài sản trú ẩn an toàn”, có nghĩa là nó được coi là một tài sản tương đối an toàn trong thời kỳ lạm phát cao hoặc thị trường tài chính bất ổn.
Hơn nữa, khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, vàng lại càng trở nên thu hút với nhiều nhà đầu tư. Các chương trình mua tài sản (được gọi là nới lỏng định lượng) được cho là đang phá hủy các loại tiền tệ pháp định. Do đó, nhiều nhà đầu tư không ngần ngại phân bổ ít nhất một phần nhỏ vốn đầu tư của họ vào vàng., Điều này dẫn đến lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ tăng nhanh so với các tài sản khác.
Mặc dù kim loại quý hoàn toàn có thể là một lựa chọn tốt khi xét đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương hiện nay, cần lưu ý giá của nó cũng có thể giảm xuống trong một đợt khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư có thể bán kim loại quý để chi trả cho margin call, điều này dẫn đến việc giá vàng rơi tự do.
Do đó mới có câu nói “Cash is king” - “Tiền mặt là vua” vì tiền mặt cực kỳ được xem trọng. Tuy nhiên, người ta thường kim loại quý sẽ phục hồi sau khi đợt bán tháo kết thúc. Đợt sụt giảm gần đây do đại dịch Covid là một ví dụ rõ ràng.
Trong đại dịch Corona, giá vàng lao dốc trong đợt bán tháo cùng với các loại tài sản khác. Tuy nhiên, vàng đã phục hồi trở lại vì kim loại quý được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn và khủng hoảng kinh tế gia tăng.
Khủng hoảng kinh tế là tình trạng giá trị tài sản giảm xuống nhanh chóng hoặc các định chế tài chính gặp vấn đề về thanh khoản. Cả hai trường hợp nói trên thường dẫn đến kết quả chung: bán tháo.
Mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính thường chỉ giới hạn trong một khu vực địa lý, một quốc gia hoặc là một loại hình tài sản (ví dụ: thị trường bất động sản Bồ Đào Nha), nhưng trong thời buổi này, khủng hoảng dễ dàng lan rộng ra toàn cầu.
Bắt đầu từ vài thập kỷ trước, khi tài chính bắt đầu tự do hóa, các thị trường tài chính cũng trở nên liên quan mật thiết với nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng: một vụ vỡ bong bóng đầu cơ, một cuộc xung đột vũ trang khiến thị trường sụp đổ, hoặc một đại dịch toàn cầu. Dù trong trường hợp nào, các nhà đầu tư cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng vì bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng có thể khiến danh mục đầu tư bị ảnh hưởng, nhưng mặt khác, cũng tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng.
Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh rằng bạn không nên dùng số tiền dành cho chi tiêu thiết yếu để đầu tư. Thay vào đó, nhiều người dùng các khoản tiết kiệm để tham gia đầu tư vì những khoản này chưa cần thiết trong tương lai gần. Nhìn chung, mọi người nên có một khoản đảm bảo tài chính cho bản thân, lý tưởng nhất là bằng tiền mặt. Năm 2020 là năm mà chúng ta nhận ra rằng tương lai là điều không thể dự báo trước. Một số cuộc khủng hoảng có thể trở nên đặc biệt nặng nề đối với nhiều lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, trong bất kỳ cuộc suy thoái hay khủng hoảng nào, người ta đều tìm thấy những cơ hội đầu tư tuyệt vời. Một đợt bán tháo mạnh sẽ khiến cho một nhóm tài sản trở nên cực kỳ rẻ và đây là điều không thể tránh khỏi trên thị trường. Mặc dù không ai có thể chắc chắn rằng giá của của một loại tài sản sẽ phục hồi, một vài tài sản trong nhóm có vẻ sẽ bật lên không sớm thì muộn. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh. Một đợt bán tháo thường khiến giá lao dốc không phanh.
III.Những điều cần nhớ khi đầu tư trong khủng hoảng kinh tế
Một cuộc khủng hoảng tài chính thường gắn liền với một đợt suy thoái, đánh dấu sự suy giảm về hiệu suất xuyên suốt các nền kinh tế. Trong bối cảnh này, các khoản đầu tư thường có rủi ro lớn khi thị trường biến động mạnh, còn triển vọng tương lai thì không chắc chắn. Có rất nhiều điều quan trọng mà bạn cần cân nhắc trước khi đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư:”
Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cụ thể, từ đó tối thiểu hóa rủi ro chung. Điều này không chỉ có nghĩa là đầu tư vào nhiều loại tài sản, mà còn có nghĩa là giao dịch những nhóm tài sản khác khác nhau.
Tùy theo khẩu vị rủi ro của bạn, danh mục đầu tư có thể bao gồm một ít tài sản rủi ro thấp (cổ phiếu hưởng cổ tức, trái phiếu chính phủ, kim loại quý và tiền mặt). Phần vốn đầu tư còn lại có thể được phân bổ cho các tài sản rủi ro hơn (cổ phiếu tăng trưởng, tiền điện tử và các hợp đồng CFD).
1. Thời điểm đầu tư
Thời điểm đầu tư là một yếu tố quan trọng khi mọi thứ diễn ra quá nhanh và thị trường bắt đầu sụp đổ. Thị trường biến động mạnh có thể khiến cho các tài sản trong danh mục đầu tư của bạn mất giá và vốn đầu tư bị thua lỗ. Tuy nhiên, khi biến động qua đi, khả năng bạn đưa ra một quyết định đầu tư hiệu quả sẽ tăng lên. Rõ ràng là không một ai có thể dự đoán điểm vào lệnh hoàn hảo một cách tuyệt đối.
2. Đầu tư theo từng giai đoạn
Vì những lý do đã đề cập ở trên, đầu tư tất cả cùng một lúc (còn gọi là đầu tư tổng hợp) là một chiến thuật có vẻ nhiều rủi ro trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn. Thay vào đó, đầu tư theo từng giai đoạn hoặc trung bình hóa chi phí đầu tư có thể là một giải pháp hợp lý hơn cho các nhà đầu tư không thích rủi ro. Với chiến lược này, vốn đầu tư sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần, nhờ đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động.
3. Chuẩn bị cho mình một thần kinh thép
Mỗi nhà đầu tư có một mức khẩu vị rủi ro khác nhau. Việc đầu tư trong thời kỳ suy thoái có thể khiến nhiều người bị áp lực. Hãy thử hình dung rằng danh mục đầu tư của bạn mất 10% giá trị chỉ trong một ngày! Một số người không thể chịu được sức ép trong một hoàn cảnh như vậy, mặc dù thị trường vẫn có thể phục hồi đâu đó trong tương lai gần. Vì vậy, cần lưu ý rằng đầu tư khủng hoảng luôn đòi hỏi thần kinh thép.
4. Đầu tư cổ phiếu trong khủng hoảng kinh tế
Kinh tế suy thoái khiến các nhà đầu tư lo ngại về về tương lai của nhiều công ty. Sự không chắc chắn về triển vọng phát triển cũng là một nguyên nhân gây ra các đợt bán tháo. Nói một cách công bằng, điều này cũng tạo ra một số cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Một số người ví von rằng đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế cũng giống như cố gắng bắt lấy con dao đang rơi. Điều này hoàn toàn đúng vì rủi ro suy thoái kép hoặc rủi ro bán tháo tiếp tục luôn hiện diện. Tuy nhiên, sau khi đã trang bị cho mình các biện pháp phòng ngừa (4 quy tắc bên trên), các nhà đầu tư vẫn có đạt mức tỷ suất sinh lời mong muốn, đặc biệt là khi đầu tư dài hạn.
5. Các cổ phiếu chống suy thoái
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Nhiều nhà đầu tư thường thích đầu tư vào các cổ phiếu an toàn. Vậy làm cách nào để tìm được những cổ phiếu phát triển ổn định ngay cả trong khủng hoảng?
Nhiều người sẽ đầu tư vào các công ty chất lượng cao với nền tảng cơ bản ổn định, với một bảng cân đối kế toàn lành mạnh và tỷ lệ nợ thấp. Ngoài ra, cổ phiếu an toàn trước khủng hoảng nên được đánh dấu bởi dòng tiền ổn định và có thể dự đoán được. Những công ty nằm trong nhóm này thường thường thuộc các ngành có lịch sử hoạt động tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Sau đây là một số ngành nghề như vậy: Chăm sóc sức khỏe, Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, Dịch vụ tiện ích,…
6. Đầu tư hàng hóa trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
Một số hàng hóa (ví dụ như dầu thô, đồng) có liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế. Trong khi đó, suy thoái là nguyên nhân làm giảm nhu cầu đối với nhiều loại hàng hóa, khiến giá của chúng sụt giảm. Cơ chế này khá đơn giản và có thể được giải thích bằng quy luật cung cầu. Nếu nhu cầu sụt giảm và cung vẫn ở cùng một mức, giá chắc chắn sẽ trượt dốc. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế phục hồi (hoặc ít nhất là thị trường hy vọng kinh tế sẽ phục hồi), nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp sẽ tăng lên và khiến giá tăng.
Dầu thô là một ví dụ trong trường hợp này. Giá dầu Brent và WTI bắt đầu tăng khi nhu cầu di chuyển tăng trở lại. Hơn nữa, các chương trình tiêm chủng cùng với các gói kích thích khổng lồ và nới lỏng tiền tệ đã làm dấy lên hy vọng phục hồi kinh tế, dự kiến sẽ có tác động tích cực đến nhu cầu dầu mỏ.
Giá Dầu đã chạm đáy trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19 khi nhu cầu tiêu thị dầu giảm trên toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với việc nền kinh tế mở cửa trở lại, giá bắt đầu phục hồi đi lên. Hy vọng phục hồi kinh tế đã tăng lên trong tháng 11, khiến giá Dầu cũng tăng tốc đi lên ngay cả khi có nhiều lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Tìm hiểu thêm về đầu tư dầu thô, và thị trường hàng hóa, tại đây.
7. Vàng có phải là lựa chọn đầu tư thông minh?
Ý tưởng đầu tư vào kim loại quý được nhiều người ủng hộ. Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng trung ương giữ vàng như một tài sản dự trữ. Vàng thường được coi là “tài sản trú ẩn an toàn”, có nghĩa là nó được coi là một tài sản tương đối an toàn trong thời kỳ lạm phát cao hoặc thị trường tài chính bất ổn.
Hơn nữa, khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, vàng lại càng trở nên thu hút với nhiều nhà đầu tư. Các chương trình mua tài sản (được gọi là nới lỏng định lượng) được cho là đang phá hủy các loại tiền tệ pháp định. Do đó, nhiều nhà đầu tư không ngần ngại phân bổ ít nhất một phần nhỏ vốn đầu tư của họ vào vàng., Điều này dẫn đến lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ tăng nhanh so với các tài sản khác.
Mặc dù kim loại quý hoàn toàn có thể là một lựa chọn tốt khi xét đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương hiện nay, cần lưu ý giá của nó cũng có thể giảm xuống trong một đợt khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư có thể bán kim loại quý để chi trả cho margin call, điều này dẫn đến việc giá vàng rơi tự do.
Do đó mới có câu nói “Cash is king” - “Tiền mặt là vua” vì tiền mặt cực kỳ được xem trọng. Tuy nhiên, người ta thường kim loại quý sẽ phục hồi sau khi đợt bán tháo kết thúc. Đợt sụt giảm gần đây do đại dịch Covid là một ví dụ rõ ràng.
Trong đại dịch Corona, giá vàng lao dốc trong đợt bán tháo cùng với các loại tài sản khác. Tuy nhiên, vàng đã phục hồi trở lại vì kim loại quý được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn và khủng hoảng kinh tế gia tăng.