Bernard, sống ở Thượng Hải, đã mất sạch khoản tiền tiết kiệm vì đầu tư vào Squid - Token dựa theo loạt phim ăn khách Squid Game.
"Tôi vội đổ tiền mua mã này vì nghĩ Squid Game đang rất hot nên token liên quan đến nó chắc chắn sẽ phổ biến", Bernard nói với CNBC. Ông không tiết lộ tên thật vì hiện các giao dịch tiền điện tử bị cấm tại Trung Quốc. "Thật bi kịch, tôi không biết phải làm gì để lấy lại tiền. Đó là khoản tiết kiệm cả đời của tôi".
Cú "sập giá" của đồng coin Squid. Ảnh: TradingView
Bernard cho biết ông có kinh nghiệm giao dịch tiền điện tử và máy tính, nhưng vẫn bị mắc lừa. Trước khi mua, ông đã tìm hiểu một số thông tin trên Google để xem liệu coin này có hợp pháp hay không. Dù đọc được vài khuyến cáo từ các nhà đầu tư khác, cuối cùng ông vẫn quyết định "xuống tiền".
Bernard đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông không sớm đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư, đồng thời liên hệ với FBI và SEC về khoản tiền bị mất. Ngoài ra, ông cũng liên hệ với nhóm đứng sau Squid, cũng như CoinMarketCap - nền tảng đăng thông tin về Token này. Cả hai cho biết họ "không chịu trách nhiệm".
Tuy nhiên, Bernard không đơn độc. Hàng nghìn nhà đầu tư khác cũng gặp phải tình trạng tương tự như ông. Số tiền mà nhóm phát triển thu về ước tính hơn 2,1 triệu USD.
Dấu hiệu lừa đảo
Ngày 1/11, giá giao dịch mỗi đồng Squid đạt 520 USD. Hai tiếng sau, giá tăng gấp 75 lần lên 2.860 USD. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau mức này, giá Squid đã "dựng cột đỏ", tuột về mốc 0,00078 USD, tức giảm tới 3 triệu lần.
Thực tế, Squid bị giới Token cảnh báo từ đầu, khi nhóm phát triển phía sau sử dụng cơ chế "chống xả hàng", tức là chỉ được phép mua vào và giới hạn bán ra. Đây cũng là lý do khiến biểu đồ giá của nó luôn tăng, khiến nhiều người không tìm hiểu kỹ lầm tưởng coin này có giá trị.
Giới chuyên gia cho biết hình thức này gọi là "rug pull", mô tả việc các nhóm phát triển đột ngột bỏ dự án Token và lấy toàn bộ tiền đầu tư, sau đó bỏ trốn. Hình thức này không hiếm, thậm chí phổ biến, nhất là các dự án liên quan đến tài chính phi tập trung (DeFi).
Giao diện website sơ sài của token Squid. Sau khi "sập" giá, website cũng biến mất. Ảnh: Gizmodo
Các thông tin liên quan đến coin ăn theo phim Squid Game cũng khá mập mờ. Trong đó, website dự án chứa nhiều lỗi chính tả, thiết kế sơ sài, kênh Telegram chặn hoặc lọc bình luận tiêu cực.
Tuy nhiên, dấu hiệu nghi ngờ nhất là việc nhà đầu tư chỉ có thể mua chứ không thể bán. Trên các nhóm Token, nhiều người đã đặt nghi vấn về điều này. Nền tảng CoinMarketcap cũng gắn cảnh báo về tính thanh khoản của Squid trên sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap. Dù vậy, không phải ai cũng để ý.
Cẩn trọng với coin 'rác'
Saurabh Dubey, hiện sống tại Mỹ, quan tâm đến Token từ 2016. Trong thời gian rảnh, anh thường giao dịch một số coin mới, thường được gọi là "coin rác" với hy vọng chúng sẽ tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, số tiền anh bỏ ra chỉ khoảng 100-200 USD. Với Squid, anh cũng đầu tư 250 USD.
"Có những thứ trở nên điên rồ với coin 'rác'. Số tiền 100 USD sẽ nhân lên 100 lần, thậm chí 1.000 lần nếu gặp may mắn", Dubey nói với CNBC.
Đối với Squid, Dubey bỏ nhiều tiền hơn thường lệ khi thấy mã thông báo của nó được quan tâm thứ hai trong số các đồng liệt kê trên CoinMarketCap. "Nhìn vào biểu đồ luôn tăng, tôi có chút nghi ngờ, nhưng bị lấn át trước kỳ vọng nó sẽ tăng mạnh như một số coin tôi mua trước đây", Dubey thừa nhận.
Sau khi sử dụng 250 USD để mua, Dubey mới nhận ra sai lầm khi phân tích biểu đồ. "Mọi đồng coin đều phải có một lần giảm giá, khó có chuyện tăng giá liên tục trong 5 ngày", anh nói. Anh thử bán Squid nhưng không thành công và chấp nhận mất tiền sau cú "sập" của Token này.
"Đối với các coin 'xổ số', người chơi chỉ nên thử vận may với số tiền nhỏ, không nên đặt cược toàn bộ tài sản", Dubey khuyến cáo.
Theo Antoni Trenchev, đồng sáng lập công ty cho vay tiền mã hóa Nexo, việc đặt cược vào đúng Token có thể giúp nhà đầu tư đổi đời, nhưng số lượng này không nhiều. "Những thứ đi lên theo một đường thẳng, cũng sẽ rơi xuống theo cách tương tự", Trenchev nói với CoinTelegraph.
Trong khi đó, Henri Arslanian, chuyên gia về tiền mã hóa của PwC, cho rằng hầu hết các nhà đầu tư chỉ chú tâm vào đà tăng mà không dành thời gian để đọc sách trắng hoặc tìm hiểu dự án đó có công nghệ gì, nền tảng nào, tiềm năng ra sao. "Đây là sai lầm lớn, bởi đội ngũ phía sau có thể ôm tiền của bạn bỏ trốn bất cứ khi nào", Arslanian nói.
Squid Game là loạt phim đang thu hút người xem trên Netflix. Tuy nhiên, dịch vụ này khẳng định không liên quan đến Token Squid.
"Tôi vội đổ tiền mua mã này vì nghĩ Squid Game đang rất hot nên token liên quan đến nó chắc chắn sẽ phổ biến", Bernard nói với CNBC. Ông không tiết lộ tên thật vì hiện các giao dịch tiền điện tử bị cấm tại Trung Quốc. "Thật bi kịch, tôi không biết phải làm gì để lấy lại tiền. Đó là khoản tiết kiệm cả đời của tôi".
Cú "sập giá" của đồng coin Squid. Ảnh: TradingView
Bernard cho biết ông có kinh nghiệm giao dịch tiền điện tử và máy tính, nhưng vẫn bị mắc lừa. Trước khi mua, ông đã tìm hiểu một số thông tin trên Google để xem liệu coin này có hợp pháp hay không. Dù đọc được vài khuyến cáo từ các nhà đầu tư khác, cuối cùng ông vẫn quyết định "xuống tiền".
Bernard đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông không sớm đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư, đồng thời liên hệ với FBI và SEC về khoản tiền bị mất. Ngoài ra, ông cũng liên hệ với nhóm đứng sau Squid, cũng như CoinMarketCap - nền tảng đăng thông tin về Token này. Cả hai cho biết họ "không chịu trách nhiệm".
Tuy nhiên, Bernard không đơn độc. Hàng nghìn nhà đầu tư khác cũng gặp phải tình trạng tương tự như ông. Số tiền mà nhóm phát triển thu về ước tính hơn 2,1 triệu USD.
Dấu hiệu lừa đảo
Ngày 1/11, giá giao dịch mỗi đồng Squid đạt 520 USD. Hai tiếng sau, giá tăng gấp 75 lần lên 2.860 USD. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau mức này, giá Squid đã "dựng cột đỏ", tuột về mốc 0,00078 USD, tức giảm tới 3 triệu lần.
Thực tế, Squid bị giới Token cảnh báo từ đầu, khi nhóm phát triển phía sau sử dụng cơ chế "chống xả hàng", tức là chỉ được phép mua vào và giới hạn bán ra. Đây cũng là lý do khiến biểu đồ giá của nó luôn tăng, khiến nhiều người không tìm hiểu kỹ lầm tưởng coin này có giá trị.
Giới chuyên gia cho biết hình thức này gọi là "rug pull", mô tả việc các nhóm phát triển đột ngột bỏ dự án Token và lấy toàn bộ tiền đầu tư, sau đó bỏ trốn. Hình thức này không hiếm, thậm chí phổ biến, nhất là các dự án liên quan đến tài chính phi tập trung (DeFi).
Giao diện website sơ sài của token Squid. Sau khi "sập" giá, website cũng biến mất. Ảnh: Gizmodo
Các thông tin liên quan đến coin ăn theo phim Squid Game cũng khá mập mờ. Trong đó, website dự án chứa nhiều lỗi chính tả, thiết kế sơ sài, kênh Telegram chặn hoặc lọc bình luận tiêu cực.
Tuy nhiên, dấu hiệu nghi ngờ nhất là việc nhà đầu tư chỉ có thể mua chứ không thể bán. Trên các nhóm Token, nhiều người đã đặt nghi vấn về điều này. Nền tảng CoinMarketcap cũng gắn cảnh báo về tính thanh khoản của Squid trên sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap. Dù vậy, không phải ai cũng để ý.
Cẩn trọng với coin 'rác'
Saurabh Dubey, hiện sống tại Mỹ, quan tâm đến Token từ 2016. Trong thời gian rảnh, anh thường giao dịch một số coin mới, thường được gọi là "coin rác" với hy vọng chúng sẽ tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, số tiền anh bỏ ra chỉ khoảng 100-200 USD. Với Squid, anh cũng đầu tư 250 USD.
"Có những thứ trở nên điên rồ với coin 'rác'. Số tiền 100 USD sẽ nhân lên 100 lần, thậm chí 1.000 lần nếu gặp may mắn", Dubey nói với CNBC.
Đối với Squid, Dubey bỏ nhiều tiền hơn thường lệ khi thấy mã thông báo của nó được quan tâm thứ hai trong số các đồng liệt kê trên CoinMarketCap. "Nhìn vào biểu đồ luôn tăng, tôi có chút nghi ngờ, nhưng bị lấn át trước kỳ vọng nó sẽ tăng mạnh như một số coin tôi mua trước đây", Dubey thừa nhận.
Sau khi sử dụng 250 USD để mua, Dubey mới nhận ra sai lầm khi phân tích biểu đồ. "Mọi đồng coin đều phải có một lần giảm giá, khó có chuyện tăng giá liên tục trong 5 ngày", anh nói. Anh thử bán Squid nhưng không thành công và chấp nhận mất tiền sau cú "sập" của Token này.
"Đối với các coin 'xổ số', người chơi chỉ nên thử vận may với số tiền nhỏ, không nên đặt cược toàn bộ tài sản", Dubey khuyến cáo.
Theo Antoni Trenchev, đồng sáng lập công ty cho vay tiền mã hóa Nexo, việc đặt cược vào đúng Token có thể giúp nhà đầu tư đổi đời, nhưng số lượng này không nhiều. "Những thứ đi lên theo một đường thẳng, cũng sẽ rơi xuống theo cách tương tự", Trenchev nói với CoinTelegraph.
Trong khi đó, Henri Arslanian, chuyên gia về tiền mã hóa của PwC, cho rằng hầu hết các nhà đầu tư chỉ chú tâm vào đà tăng mà không dành thời gian để đọc sách trắng hoặc tìm hiểu dự án đó có công nghệ gì, nền tảng nào, tiềm năng ra sao. "Đây là sai lầm lớn, bởi đội ngũ phía sau có thể ôm tiền của bạn bỏ trốn bất cứ khi nào", Arslanian nói.
Squid Game là loạt phim đang thu hút người xem trên Netflix. Tuy nhiên, dịch vụ này khẳng định không liên quan đến Token Squid.
Nguồn : vnexpress