Xin chào anh em! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với anh em loại hình nến Nhật là Bullish Engulfing Pattern.
Xem thêm: Cách xem nến Nhật
Mô hình Bullish Engulfing Pattern là gì?
Mô hình Bullish Engulfing (mô hình nhấn chìm tăng) là mô hình nến đôi ngược nhau. Mô hình này thường được bắt gặp trong xu hướng giảm.
Mô tả mô hình Bullish Engulfing Pattern
Nến đầu tiên của mô hình là nến giảm, có thể là một nến Doji. Nến thứ 2 là nến tăng, dài hơn nến thứ nhất và bao trùm nến thứ nhất. Anh em có thể xem hình dưới đây để hình dung rõ hơn!
Dưới đây là 1 số ví dụ về mẫu hình Bullish Engulfing trên Chart.
Cách giao dịch với mô hình Bullish Engulfing Pattern
Nếu như anh em kết hợp hai nến của mô hình Bullish Engulfing lại với nhau chúng ta sẽ có một mô hình nến Hammer.
Mô hình Hammer là mô hình đảo chiều tăng sau một xu hướng giảm. Do vậy cách đặt lệnh giao dịch với Bullish Engulfing sẽ tương tự với mẫu hình nến Hammer.
Một vài cách đặt lệnh giao dịch:
Tối ưu giao dịch với Bullish Engulfing
Dưới đây là một số lưu ý để tăng xác suất thành công khi Trade với mô hình Bullish Engulfing:
Nến đầu nên có thân nhỏ, nến thứ hai có thân càng dài càng tốt. Tốt nhất thân nến xanh nên dài hơn các cây nến xung quanh.
Một nến đỏ nhẹ sau một xu hướng giảm cho thấy đà giảm đã không còn mạnh mẽ. Một nến tăng mạnh sau đó là dấu hiệu có lực mua mạnh (lực bắt đáy) có thể là tín hiệu đảo chiều xu hướng.
Khối lượng giao dịch ở nến thứ hai lớn hơn những nến xung quanh.
Mẫu hình thôi chưa đủ, chúng ta còn cần Volume để xác nhận xem có bao nhiêu người tham gia giao dịch ở mức giá đó. Volume ở cây nến hai càng cao thì tín hiệu Buy từ mẫu hình Bullish Engulfing càng đáng tin cậy.
Mẫu hình Bullish Engulfing nên xảy ra ở những vùng giá hỗ trợ.
Môt mẫu hình Bullish Engulfing lửng lơ sẽ không đáng tin cậy bằng khi chúng xuất hiện ở những vùng giá hỗ trợ.
Vùng giá hỗ trợ ở đây có thể hỗ trợ tĩnh, Band dưới của Indicator Bollinger Band, Band dưới của một Chanel giảm, hỗ trợ động tạo các đường EMA…
Xem thêm: Cách xem nến Nhật
Mô hình Bullish Engulfing Pattern là gì?
Mô hình Bullish Engulfing (mô hình nhấn chìm tăng) là mô hình nến đôi ngược nhau. Mô hình này thường được bắt gặp trong xu hướng giảm.
Mô tả mô hình Bullish Engulfing Pattern
Nến đầu tiên của mô hình là nến giảm, có thể là một nến Doji. Nến thứ 2 là nến tăng, dài hơn nến thứ nhất và bao trùm nến thứ nhất. Anh em có thể xem hình dưới đây để hình dung rõ hơn!
Ví dụ về mẫu hình Bullish Engulfing PatternDưới đây là 1 số ví dụ về mẫu hình Bullish Engulfing trên Chart.
- Mẫu hình Bullish Engulfing trên Chart BTCUSDT M15:
- Mẫu hình Bullish Engulfing trên Chart M30 BTCUSDT:
Cách giao dịch với mô hình Bullish Engulfing Pattern
Nếu như anh em kết hợp hai nến của mô hình Bullish Engulfing lại với nhau chúng ta sẽ có một mô hình nến Hammer.
Mô hình Hammer là mô hình đảo chiều tăng sau một xu hướng giảm. Do vậy cách đặt lệnh giao dịch với Bullish Engulfing sẽ tương tự với mẫu hình nến Hammer.
Một vài cách đặt lệnh giao dịch:
- Lệnh Buy Limit trên đỉnh của nến thứ 2 của mẫu hình, Stop Loss cách đáy của nến thứ 2 một tí.
- Lệnh Buy Market khi nến thứ 2 đóng cửa, Stop Loss cách đáy của nến thứ hai một tí.
- Lệnh Buy ½ cây nến thứ hai, Stop Loss cách đáy của nến thứ hai một chút.
Tối ưu giao dịch với Bullish Engulfing
Dưới đây là một số lưu ý để tăng xác suất thành công khi Trade với mô hình Bullish Engulfing:
Nến đầu nên có thân nhỏ, nến thứ hai có thân càng dài càng tốt. Tốt nhất thân nến xanh nên dài hơn các cây nến xung quanh.
Một nến đỏ nhẹ sau một xu hướng giảm cho thấy đà giảm đã không còn mạnh mẽ. Một nến tăng mạnh sau đó là dấu hiệu có lực mua mạnh (lực bắt đáy) có thể là tín hiệu đảo chiều xu hướng.
Khối lượng giao dịch ở nến thứ hai lớn hơn những nến xung quanh.
Mẫu hình thôi chưa đủ, chúng ta còn cần Volume để xác nhận xem có bao nhiêu người tham gia giao dịch ở mức giá đó. Volume ở cây nến hai càng cao thì tín hiệu Buy từ mẫu hình Bullish Engulfing càng đáng tin cậy.
Mẫu hình Bullish Engulfing nên xảy ra ở những vùng giá hỗ trợ.
Môt mẫu hình Bullish Engulfing lửng lơ sẽ không đáng tin cậy bằng khi chúng xuất hiện ở những vùng giá hỗ trợ.
Vùng giá hỗ trợ ở đây có thể hỗ trợ tĩnh, Band dưới của Indicator Bollinger Band, Band dưới của một Chanel giảm, hỗ trợ động tạo các đường EMA…