Sự suy yếu của đồng đô-la Mỹ dẫn tới nhiều tác động tiêu cực. Một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của các tập đoàn đa quốc gia với mức vốn hóa thị trường lớn và được niêm yết trong danh sách các cổ phiểu của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones, trên thực tế, là bằng các đồng ngoại tệ khác trước khi được quy đổi sang đô-la Mỹ. Vì vậy, rõ ràng là các nhà đầu tư cần giảm bớt lượng tiền rót vào các tập đoàn đa quốc gia khi đồng đô-la Mỹ có dấu hiệu giảm giá so với các đồng tiền khác.
Tuy vậy, có một thực tế khá thú vị cần được xem xét ở đây, đó là: dữ liệu lịch sử của các thị trường tài chính cho thấy, đôi khi có những giai đoạn, thị trường chứng khoán lại tăng điểm khi đồng đô-la Mỹ yếu đi. Về một khía cạnh nào đó, điều này mâu thuẫn với nguyên lý kinh tế vĩ mô: một nền kinh tế phát triển tốt sẽ giúp cho thị trường chứng khoán đi lên và đến lượt mình, một thị trường chứng khoán tăng giá sẽ làm cho đồng nội tệ mạnh lên. Điều này đi ngược lại các học thuyết kinh tế cổ điển nhưng có thể dễ dàng giải thích được. Đầu tiên, tỷ giá hối đoái của đồng đô-la không chỉ phản ánh tình hình nền kinh tế Mỹ mà hơn nữa, nó còn là sự so sánh một cách tương đối nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế các quốc gia khác. Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán vì nó cho phép các tập đoàn đa quốc gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường nước ngoài lên mức cao hơn nguồn thu từ quốc gia nơi mà tập đoàn đó đặt trụ sở. Do đó, chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên khi mà tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ đi xuống vì giá cổ phiếu phản ánh giá trị tổng thể của một tập đoàn trong khi tỷ giá hối đoái lại phản ánh sức mạnh tương đối của hai hay nhiều nền kinh tế.
Trong những năm giữa thế kỷ hai mươi, các nhà kinh doanh có thể nắm bắt chính xác diễn biến của đồng đô-la Mỹ chỉ bằng cách theo dõi biểu đồ của các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ này đã không còn rõ ràng như trước. Thị trường chứng khoán và thị trường Ngoại hối thường cùng biến động sau khi một thông tin kinh tế quan trọng nào đó được công bố. Ví dụ, thông tin về cắt giảm lãi suất chắc chắn sẽ khiến cho thị trường chứng khoán đi lên vì giảm lãi suất nghĩa là các khoản vay sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn với các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư cũng có cơ hội mua thêm cổ phiếu bằng tiền vay với lãi suất thấp hơn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng khiến cho tỷ giá hối đoái của đồng đô-la Mỹ phải chịu áp lực trong ngắn hạn.
Tuy vậy, có một thực tế khá thú vị cần được xem xét ở đây, đó là: dữ liệu lịch sử của các thị trường tài chính cho thấy, đôi khi có những giai đoạn, thị trường chứng khoán lại tăng điểm khi đồng đô-la Mỹ yếu đi. Về một khía cạnh nào đó, điều này mâu thuẫn với nguyên lý kinh tế vĩ mô: một nền kinh tế phát triển tốt sẽ giúp cho thị trường chứng khoán đi lên và đến lượt mình, một thị trường chứng khoán tăng giá sẽ làm cho đồng nội tệ mạnh lên. Điều này đi ngược lại các học thuyết kinh tế cổ điển nhưng có thể dễ dàng giải thích được. Đầu tiên, tỷ giá hối đoái của đồng đô-la không chỉ phản ánh tình hình nền kinh tế Mỹ mà hơn nữa, nó còn là sự so sánh một cách tương đối nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế các quốc gia khác. Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán vì nó cho phép các tập đoàn đa quốc gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường nước ngoài lên mức cao hơn nguồn thu từ quốc gia nơi mà tập đoàn đó đặt trụ sở. Do đó, chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên khi mà tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ đi xuống vì giá cổ phiếu phản ánh giá trị tổng thể của một tập đoàn trong khi tỷ giá hối đoái lại phản ánh sức mạnh tương đối của hai hay nhiều nền kinh tế.
Trong những năm giữa thế kỷ hai mươi, các nhà kinh doanh có thể nắm bắt chính xác diễn biến của đồng đô-la Mỹ chỉ bằng cách theo dõi biểu đồ của các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ này đã không còn rõ ràng như trước. Thị trường chứng khoán và thị trường Ngoại hối thường cùng biến động sau khi một thông tin kinh tế quan trọng nào đó được công bố. Ví dụ, thông tin về cắt giảm lãi suất chắc chắn sẽ khiến cho thị trường chứng khoán đi lên vì giảm lãi suất nghĩa là các khoản vay sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn với các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư cũng có cơ hội mua thêm cổ phiếu bằng tiền vay với lãi suất thấp hơn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng khiến cho tỷ giá hối đoái của đồng đô-la Mỹ phải chịu áp lực trong ngắn hạn.