Người mua NFT sẽ nhận được sản phẩm dưới dạng kỹ thuật số, chuỗi mã chứng nhận và "sự tự hào" khi sở hữu tác phẩm gốc.
Trước khi gây sốt với mức giá 69,3 triệu USD, bộ sưu tập ảnh NFT Everdays: The First 5000 days của họa sĩ Beeple xuất hiện đơn giản trên website của nhà đấu giá Christies. Sản phẩm được mô tả là một file ảnh .jpg, với độ phân giải 21.069 x 21.069 pixel, dung lượng 319.168.313 byte, đi kèm "hợp đồng thông minh" - một chuỗi mã 42 ký tự: 0x2a46f2ffd99e19a89476e2f62270e0a35bbf0756.
Hợp đồng thông minh này sẽ trỏ đến chuỗi mã NFT (Non-Fungible Token). Đây cũng chính là những thứ mà MetaKovan - người thắng trong cuộc đấu giá trên với số tiền 69,3 triệu USD - nhận được.
"Từ hợp đồng thông minh này, bất cứ ai cũng có thể tra cứu được NFT, từ đó biết được địa chỉ ví đang sở hữu cũng như 'tài sản' mà NFT đó chứng nhận. Chủ nhân của NFT hoàn toàn có thể khoe với mọi người rằng anh ta đang sở hữu file ảnh nổi tiếng trên", Nguyễn Việt Dinh, chuyên gia công nghệ thông tin đang làm việc tại Hà Nội, giải thích. Trong trường hợp của tác phẩm trên, NFT được tạo ra từ blockchain Ethereum, ai cũng có thể vào các công cụ như Etherscan để tra cứu thông tin.
Với các file ảnh, video, nhạc kỹ thuật số khác, cơ chế hoạt động cũng tương tự.
Thứ người mua nhận được là sản phẩm dưới dạng kỹ thuật số, kèm theo NFT là chuỗi mã, giúp chủ nhân của chúng chứng minh quyền sở hữu duy nhất của mình.
Thứ mà người mua nhận được sau khi chi 77.000 USD để mua NFT tên Grumpy Cat. Đây vốn là một bức ảnh một chú mèo. Ảnh: Mashable
Có thể làm gì với NFT?
NFT giống một chứng chỉ xác thực. Trong thế giới thực, chứng chỉ có thể là một tờ giấy. Trên Internet, chứng chỉ này là một chuỗi ký tự được kết nối với blockchain. "Chúng cũng giống 'sổ đỏ' trong bất động sản vậy", chuyên gia Việt Dinh ví dụ.
Hiện nay, blockchain phổ biến nhất được dùng để tạo ra NFT là Ethereum. Do tính chất của blockchain là một mạng lưới máy tính lớn trên khắp thế giới, kết nối với nhau để tạo ra sổ cái kỹ thuật số dùng chung. Mỗi máy tính sẽ cần thực hiện các phép tính phức tạp cho mỗi lần ghi, vì vậy, không ai có thể gian lận trên blockchain. Từ đó, tạo ra tính an toàn, duy nhất, và dễ dàng kiểm chứng của NFT.
Tính "duy nhất" cũng giúp tạo nên giá trị sưu tầm của NFT, qua đó, nâng cao giá trị cho các sản phẩm kỹ thuật số, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. "Giá trị nằm ở sự tự hào khi bạn được mọi người công nhận rằng bạn đang sở hữu tác phẩm gốc", Dan Kelly, chủ tịch của Nonfungible, chia sẻ.
Những hình vẽ NFT với kích thước 24x24 pixel, có giá lên tới triệu USD.
"Có hàng trăm nghìn bản sao của bức họa Mona Lisa trên thế giới, nhưng chỉ bức họa Mona Lisa nguyên bản do Da Vinci tạo ra là có giá trị nhất", Dannie Chu, CEO của MakersPlace - đơn vị tạo ra NFT bức Everdays: The First 5000 days - lấy ví dụ.
Theo Dannie Chu, các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho NFT, nên dù mọi người có thể sao chép các hình ảnh kỹ thuật số, nhưng chỉ ảnh gốc, có chữ ký kỹ thuật số của nghệ sĩ mới có giá trị.
NFT có thể lưu trữ nhiều dữ liệu, bao gồm thời gian tạo, người tạo và nhiều thông tin khác. Vì vậy, ngay khi có hàng nghìn NFT của các tác phẩm "na ná" nhau, thông tin của chúng vẫn sẽ khác nhau. Người xem có thể dễ dàng truy ra đâu là sản phẩm gốc.
Tuy nhiên, việc sở hữu NFT của sản phẩm không đồng nghĩa với việc sở hữu toàn quyền sản phẩm đó. Theo trang Foxbusiness, "sẽ luôn có gian lận ngay cả ở những sàn giao dịch uy tín nhất". Tại Mỹ, các luật liên quan đến sở hữu NFT vẫn chưa hoàn thiện. Với các tác phẩm nghệ thuật - sản phẩm chính trong cơn sốt NFT hiện nay, người mua "về cơ bản có thể sở hữu tác phẩm" nhưng chưa sở hữu bản quyền của chúng.
Nguồn : vnexpress
Trước khi gây sốt với mức giá 69,3 triệu USD, bộ sưu tập ảnh NFT Everdays: The First 5000 days của họa sĩ Beeple xuất hiện đơn giản trên website của nhà đấu giá Christies. Sản phẩm được mô tả là một file ảnh .jpg, với độ phân giải 21.069 x 21.069 pixel, dung lượng 319.168.313 byte, đi kèm "hợp đồng thông minh" - một chuỗi mã 42 ký tự: 0x2a46f2ffd99e19a89476e2f62270e0a35bbf0756.
Hợp đồng thông minh này sẽ trỏ đến chuỗi mã NFT (Non-Fungible Token). Đây cũng chính là những thứ mà MetaKovan - người thắng trong cuộc đấu giá trên với số tiền 69,3 triệu USD - nhận được.
"Từ hợp đồng thông minh này, bất cứ ai cũng có thể tra cứu được NFT, từ đó biết được địa chỉ ví đang sở hữu cũng như 'tài sản' mà NFT đó chứng nhận. Chủ nhân của NFT hoàn toàn có thể khoe với mọi người rằng anh ta đang sở hữu file ảnh nổi tiếng trên", Nguyễn Việt Dinh, chuyên gia công nghệ thông tin đang làm việc tại Hà Nội, giải thích. Trong trường hợp của tác phẩm trên, NFT được tạo ra từ blockchain Ethereum, ai cũng có thể vào các công cụ như Etherscan để tra cứu thông tin.
Với các file ảnh, video, nhạc kỹ thuật số khác, cơ chế hoạt động cũng tương tự.
Thứ người mua nhận được là sản phẩm dưới dạng kỹ thuật số, kèm theo NFT là chuỗi mã, giúp chủ nhân của chúng chứng minh quyền sở hữu duy nhất của mình.
Thứ mà người mua nhận được sau khi chi 77.000 USD để mua NFT tên Grumpy Cat. Đây vốn là một bức ảnh một chú mèo. Ảnh: Mashable
Có thể làm gì với NFT?
NFT giống một chứng chỉ xác thực. Trong thế giới thực, chứng chỉ có thể là một tờ giấy. Trên Internet, chứng chỉ này là một chuỗi ký tự được kết nối với blockchain. "Chúng cũng giống 'sổ đỏ' trong bất động sản vậy", chuyên gia Việt Dinh ví dụ.
Hiện nay, blockchain phổ biến nhất được dùng để tạo ra NFT là Ethereum. Do tính chất của blockchain là một mạng lưới máy tính lớn trên khắp thế giới, kết nối với nhau để tạo ra sổ cái kỹ thuật số dùng chung. Mỗi máy tính sẽ cần thực hiện các phép tính phức tạp cho mỗi lần ghi, vì vậy, không ai có thể gian lận trên blockchain. Từ đó, tạo ra tính an toàn, duy nhất, và dễ dàng kiểm chứng của NFT.
Tính "duy nhất" cũng giúp tạo nên giá trị sưu tầm của NFT, qua đó, nâng cao giá trị cho các sản phẩm kỹ thuật số, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. "Giá trị nằm ở sự tự hào khi bạn được mọi người công nhận rằng bạn đang sở hữu tác phẩm gốc", Dan Kelly, chủ tịch của Nonfungible, chia sẻ.
Những hình vẽ NFT với kích thước 24x24 pixel, có giá lên tới triệu USD.
"Có hàng trăm nghìn bản sao của bức họa Mona Lisa trên thế giới, nhưng chỉ bức họa Mona Lisa nguyên bản do Da Vinci tạo ra là có giá trị nhất", Dannie Chu, CEO của MakersPlace - đơn vị tạo ra NFT bức Everdays: The First 5000 days - lấy ví dụ.
Theo Dannie Chu, các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho NFT, nên dù mọi người có thể sao chép các hình ảnh kỹ thuật số, nhưng chỉ ảnh gốc, có chữ ký kỹ thuật số của nghệ sĩ mới có giá trị.
NFT có thể lưu trữ nhiều dữ liệu, bao gồm thời gian tạo, người tạo và nhiều thông tin khác. Vì vậy, ngay khi có hàng nghìn NFT của các tác phẩm "na ná" nhau, thông tin của chúng vẫn sẽ khác nhau. Người xem có thể dễ dàng truy ra đâu là sản phẩm gốc.
Tuy nhiên, việc sở hữu NFT của sản phẩm không đồng nghĩa với việc sở hữu toàn quyền sản phẩm đó. Theo trang Foxbusiness, "sẽ luôn có gian lận ngay cả ở những sàn giao dịch uy tín nhất". Tại Mỹ, các luật liên quan đến sở hữu NFT vẫn chưa hoàn thiện. Với các tác phẩm nghệ thuật - sản phẩm chính trong cơn sốt NFT hiện nay, người mua "về cơ bản có thể sở hữu tác phẩm" nhưng chưa sở hữu bản quyền của chúng.
Nguồn : vnexpress