Từng nghĩ sẽ có hàng trăm triệu đồng nhờ bán đồng Pi cuối tháng 12, Trần Phương (Bình Định) thất vọng vì Pi Network vừa thay đổi quy định.
Ngày 17/12, Pi Network thông báo giai đoạn khởi chạy chính thức (mainnet) của dự án sẽ tiến hành "trong ít ngày tới" và người dùng có thể đưa đồng Pi của mình lên mạng lưới để giao dịch. Tuy nhiên, trái với dự đoán của nhiều người về việc mua bán Pi giá cao, ở giai đoạn đầu, dự án sẽ chạy "mạng khép kín", chỉ cho phép trao đổi hàng hóa bằng Pi trên mạng lưới và cấm việc mua bán đồng Pi.
"Như vậy, tôi vẫn không thể chuyển Pi thành tiền thật. Còn dùng Pi để trao đổi hàng hoá thì không thể tin tưởng vì chưa biết trên đó sẽ bán hàng gì", anh Trần Phương chia sẻ. Anh cũng lo ngại việc mua hàng bằng tiền ảo như Pi vi phạm pháp luật. Dự định đổi 500 đồng Pi ra tiền thật của anh phải tạm gác lại. Trước đó, anh được một người bạn rủ tham gia và khẳng định mỗi Pi có thể đổi lấy hàng chục đến hàng trăm USD khi dự án này vào giai đoạn mainnet.
Ở vị trí rủ người thân tham gia đào Pi, Nguyễn Tấn (TP HCM) giờ phải đi giải thích cho từng người về việc lộ trình dự án thay đổi. Tấn cũng mới anh tham gia Pi Network vào tháng 11, sau khi nghe tin đồn tiền ảo này sắp "lên sàn" và có thể bán được với giá cao.
Sợ lỡ cơ hội vì tham gia muộn, Tấn rủ thêm nhóm bạn cùng tham gia "đào" Pi vì nghĩ sẽ giúp mọi người kiếm tiền, cũng như tăng tốc độ đào. Cơ chế của Pi sẽ thưởng cho những ai có thể mời bạn bè tham gia. Tuy nhiên sau công bố của Pi Network, ý định bán Pi của nhóm Tấn không thể thành hiện thực. "Có người nói tôi lừa đảo và không tham gia nữa. Nhưng thực ra họ cũng chưa mất gì nhiều, ngoài việc phải đăng ký tài khoản và vào ứng dụng để bấm nút mỗi ngày", Tấn thanh minh.
Đồng Pi tự động tăng trên điện thoại người dùng, nhưng hiện vẫn chưa có giá trị. Ảnh: Lưu Quý
Trong thông báo, Pi Network cho biết thời gian gỡ bỏ các giới hạn để đồng tiền này có thể giao dịch "tuỳ thuộc vào sự trưởng thành của nền kinh tế trong mạng lưới và tiến trình KYC (xác minh danh tính) của người dùng". Nhóm phát triển không đưa ra thời gian cụ thể, nhưng khẳng định "có thể bắt đầu vào ngày số Pi 14/3/2022, 28/6/2022 hoặc muộn hơn". Lộ trình này cũng chỉ được hiển thị trên phần thông báo của ứng dụng, trong khi sách trắng của dự án không có bất cứ thông tin nào.
Nhiều ý kiến trái nhiều đang nổ ra trên các cộng đồng Pi Network tại Việt Nam. Một bên cho rằng đây là dự án dài hơi, số lượng người tham gia hàng chục triệu nên nhóm phát triển cần tiến hành các giai đoạn một cách thận trọng. Ngoài ra, động thái của Pi có thể là cách "thanh lọc" bớt người dùng, bởi trong sách trắng, dự án nói mạng lưới Pi hoạt động dựa trên niềm tin của con người với nhau.
Trong khi đó, nhiều người khác tỏ ra thất vọng với Pi Network, khi tiền ảo này đã xuất hiện gần 3 năm mà vẫn vô giá trị. Đội ngũ phát triển cũng không đưa ra lộ trình thống nhất xuyên suốt, mà thay đổi theo từng giai đoạn, khiến người dùng không thể chờ đợi.
Bên cạnh đó, nhiều quy định về KYC cũng khiến người dùng có thể bị mất phần lớn số đồng Pi hiện có. Để đưa đồng Pi lên mạng lưới chính thức, Pi Network yêu cầu người dùng gửi thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu lên hệ thống. Nhiều người lo ngại lộ thông tin cá nhân nên không thực hiện, chấp nhận mất số Pi đã đào.
Pi Network còn chia tài khoản Pi của người dùng thành hai phần, gồm phần do người dùng tự đào và phần được thưởng do mời người khác tham gia. Nếu những người được mời không KYC, số Pi đó cũng sẽ không thể đưa lên mạng lưới sau này.
"Tôi và một số người khác đã bỏ nhiều công sức đi chia sẻ vào các hội nhóm, rủ người lạ cùng tham gia. 80% số Pi tôi có là từ cách này, nhưng nay nhiều người bỏ cuộc, hoặc không chịu KYC", Tiến Thịnh, thành viên một nhóm đào Pi nói. Không chỉ lo lắng vì có thể sẽ mất phần lớn Pi trong tài khoản, Thịnh còn cho biết anh bức xúc vì nhóm phát triển không thông báo trước điều này với người dùng.
Hiện Việt Nam là một trong những nước có lượng người tham gia Pi nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của Similarweb, lượng truy cập vào trang Pi Network từ các IP trong nước đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau Mỹ, Nga và Ấn Độ.
Báo cáo của Google Trend cũng có thấy, xu hướng tìm kiếm về Pi tại Việt Nam nở rộ trở lại vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, sau khi có thông tin về việc dự án này sắp khởi chạy mainnet. Hiện tại, giá trị của đồng Pi vẫn bằng không và chưa thể giao dịch.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo, Pi hoàn toàn thiếu tính minh bạch của một dự án blockchain. Nền tảng không công khai mã nguồn, không có lộ trình phát triển, còn ứng dụng trên smartphone yêu cầu nhiều quyền truy cập danh bạ của người dùng. Ngoài ra, nếu tiền chỉ được lưu trên điện thoại hoặc máy chủ tập trung, người quản trị có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy theo ý muốn. Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì.
Ngày 17/12, Pi Network thông báo giai đoạn khởi chạy chính thức (mainnet) của dự án sẽ tiến hành "trong ít ngày tới" và người dùng có thể đưa đồng Pi của mình lên mạng lưới để giao dịch. Tuy nhiên, trái với dự đoán của nhiều người về việc mua bán Pi giá cao, ở giai đoạn đầu, dự án sẽ chạy "mạng khép kín", chỉ cho phép trao đổi hàng hóa bằng Pi trên mạng lưới và cấm việc mua bán đồng Pi.
"Như vậy, tôi vẫn không thể chuyển Pi thành tiền thật. Còn dùng Pi để trao đổi hàng hoá thì không thể tin tưởng vì chưa biết trên đó sẽ bán hàng gì", anh Trần Phương chia sẻ. Anh cũng lo ngại việc mua hàng bằng tiền ảo như Pi vi phạm pháp luật. Dự định đổi 500 đồng Pi ra tiền thật của anh phải tạm gác lại. Trước đó, anh được một người bạn rủ tham gia và khẳng định mỗi Pi có thể đổi lấy hàng chục đến hàng trăm USD khi dự án này vào giai đoạn mainnet.
Ở vị trí rủ người thân tham gia đào Pi, Nguyễn Tấn (TP HCM) giờ phải đi giải thích cho từng người về việc lộ trình dự án thay đổi. Tấn cũng mới anh tham gia Pi Network vào tháng 11, sau khi nghe tin đồn tiền ảo này sắp "lên sàn" và có thể bán được với giá cao.
Sợ lỡ cơ hội vì tham gia muộn, Tấn rủ thêm nhóm bạn cùng tham gia "đào" Pi vì nghĩ sẽ giúp mọi người kiếm tiền, cũng như tăng tốc độ đào. Cơ chế của Pi sẽ thưởng cho những ai có thể mời bạn bè tham gia. Tuy nhiên sau công bố của Pi Network, ý định bán Pi của nhóm Tấn không thể thành hiện thực. "Có người nói tôi lừa đảo và không tham gia nữa. Nhưng thực ra họ cũng chưa mất gì nhiều, ngoài việc phải đăng ký tài khoản và vào ứng dụng để bấm nút mỗi ngày", Tấn thanh minh.
Đồng Pi tự động tăng trên điện thoại người dùng, nhưng hiện vẫn chưa có giá trị. Ảnh: Lưu Quý
Trong thông báo, Pi Network cho biết thời gian gỡ bỏ các giới hạn để đồng tiền này có thể giao dịch "tuỳ thuộc vào sự trưởng thành của nền kinh tế trong mạng lưới và tiến trình KYC (xác minh danh tính) của người dùng". Nhóm phát triển không đưa ra thời gian cụ thể, nhưng khẳng định "có thể bắt đầu vào ngày số Pi 14/3/2022, 28/6/2022 hoặc muộn hơn". Lộ trình này cũng chỉ được hiển thị trên phần thông báo của ứng dụng, trong khi sách trắng của dự án không có bất cứ thông tin nào.
Nhiều ý kiến trái nhiều đang nổ ra trên các cộng đồng Pi Network tại Việt Nam. Một bên cho rằng đây là dự án dài hơi, số lượng người tham gia hàng chục triệu nên nhóm phát triển cần tiến hành các giai đoạn một cách thận trọng. Ngoài ra, động thái của Pi có thể là cách "thanh lọc" bớt người dùng, bởi trong sách trắng, dự án nói mạng lưới Pi hoạt động dựa trên niềm tin của con người với nhau.
Trong khi đó, nhiều người khác tỏ ra thất vọng với Pi Network, khi tiền ảo này đã xuất hiện gần 3 năm mà vẫn vô giá trị. Đội ngũ phát triển cũng không đưa ra lộ trình thống nhất xuyên suốt, mà thay đổi theo từng giai đoạn, khiến người dùng không thể chờ đợi.
Bên cạnh đó, nhiều quy định về KYC cũng khiến người dùng có thể bị mất phần lớn số đồng Pi hiện có. Để đưa đồng Pi lên mạng lưới chính thức, Pi Network yêu cầu người dùng gửi thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu lên hệ thống. Nhiều người lo ngại lộ thông tin cá nhân nên không thực hiện, chấp nhận mất số Pi đã đào.
Pi Network còn chia tài khoản Pi của người dùng thành hai phần, gồm phần do người dùng tự đào và phần được thưởng do mời người khác tham gia. Nếu những người được mời không KYC, số Pi đó cũng sẽ không thể đưa lên mạng lưới sau này.
"Tôi và một số người khác đã bỏ nhiều công sức đi chia sẻ vào các hội nhóm, rủ người lạ cùng tham gia. 80% số Pi tôi có là từ cách này, nhưng nay nhiều người bỏ cuộc, hoặc không chịu KYC", Tiến Thịnh, thành viên một nhóm đào Pi nói. Không chỉ lo lắng vì có thể sẽ mất phần lớn Pi trong tài khoản, Thịnh còn cho biết anh bức xúc vì nhóm phát triển không thông báo trước điều này với người dùng.
Hiện Việt Nam là một trong những nước có lượng người tham gia Pi nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của Similarweb, lượng truy cập vào trang Pi Network từ các IP trong nước đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau Mỹ, Nga và Ấn Độ.
Báo cáo của Google Trend cũng có thấy, xu hướng tìm kiếm về Pi tại Việt Nam nở rộ trở lại vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, sau khi có thông tin về việc dự án này sắp khởi chạy mainnet. Hiện tại, giá trị của đồng Pi vẫn bằng không và chưa thể giao dịch.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo, Pi hoàn toàn thiếu tính minh bạch của một dự án blockchain. Nền tảng không công khai mã nguồn, không có lộ trình phát triển, còn ứng dụng trên smartphone yêu cầu nhiều quyền truy cập danh bạ của người dùng. Ngoài ra, nếu tiền chỉ được lưu trên điện thoại hoặc máy chủ tập trung, người quản trị có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy theo ý muốn. Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì.
Theo vnexpress