Những Câu Danh Ngôn,Câu Truyện Hay Và Có Ích Trong Cuộc Sống

Status
Not open for further replies.

chemgio

Moderator
Joined
Nov 7, 2010
Messages
3,415
Reactions
4,524
MR
20.747
$300.00
LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
(Sưu tầm)

---LAS---

DẪU THẾ NÀO ĐI NỮA

- Nếu tỏ ra khoan dung, sẽ có người cho là bạn dễ dãi. Dẫu thế, bạn hãy tha thứ cho họ.
- Nếu tỏ ra tử tế với mọi người, sẽ có người nghĩ bạn có động cơ gì đó. Dẫu thế, bạn hãy cứ sống thật với người khác và với chính mình.
- Nếu sống chân thật, sẽ có người muốn lừa dối bạn. Dẫu thế, bạn hãy cứ sống thật với bản chất của mình.
- Nếu thành công, sẽ có những kẻ cơ hội tìm đến với bạn. Dẫu thế, bạn hãy luôn vươn đến thành công.
- Nếu tìm thấy hạnh phúc, sẽ có người ghen tị và tìm cách phá hoại. Dẫu thế, bạn hãy cứ đi tìm và nâng niu hạnh phúc đang có.
- Những điều tốt đẹp bạn thực hiện hôm nay có thể bị lãng quên vào ngày mai. Dẫu thế, hãy tiếp tục làm những điều tốt đẹp.
- Bạn mất nhiều năm để vun đắp một cái gì đó và rồi một người khác có thể phá hủy nó trong phút chốc. Dẫu thế, bạn hãy làm những điều bạn tâm đắc.
- Có lúc bạn sẽ thất vong vì đặt lòng tin không đúng chỗ. Dẫu thế, đừng bao giờ tỏ ra bi quan hay chán nản. Cuộc sống thà bị lừa còn hơn không dám tin một lần.
- Bạn trao tặng cho cuộc đời tất cả những gì tốt đẹp nhất của mình, nhưng thường thì người đời vẫn
chưa cảm thấy hài lòng. Dẫu thế, bạn hãy cứ trao tặng những gì tốt đẹp nhất.
- Dẫu thế nào đi nữa, hãy bỏ qua những điều làm bạn bị xúc phạm, bị tổn thương hay những điều bất công mà người khác có thể đối xử với bạn để tiếp tục sống theo cách mà bạn cho là tốt và đúng nhất.
Như thế, dẫu bất cứ lúc nào, và bất kể điều gì có thể xảy ra, bạn vẫn luôn ngẩng cao đầu và không bao giờ phải hổ thẹn hay hối tiếc khi đối diện với lương tâm của chính mình.

---Diệu Hải---

sưu tầm từ facebook giải đáp tâm linh



Khi bạn đủ lớn,bạn sẽ nhận ra mình có 2 bàn tay: Một để giúp chính bản thân và một để giúp những người khác.
-JunKi-
1459777_645429632190223_1232925541_n.jpg


sưu tầm từ facebook câu chuyện cuộc sống
 
Last edited:

paymaster

Banned
Joined
Apr 10, 2012
Messages
276
Reactions
230
MR
0.000
LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
(Sưu tầm)

---LAS---
Hay..........................................................
 

captchater

Banned
Joined
Jul 3, 2013
Messages
3,416
Reactions
1,956
MR
0.002
hehe hay nhưng mà mình vẫn thích Những cách kiếm tiền Hay Và Có Ích Trong Cuộc Sống hơn :D
 
thật ra mình post bài này lên vì sau đó mình sẽ post những câu khác nữa để động viên mọi người khi đang đau khổ,dạo gần đây trong forum mình có rất nhiều người đau khổ trong đó cũng có mình nên mình hy vọng post lên để mọi người có 1 cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống :D

Thực ra, hạnh phúc chỉ là biến thể của đau khổ dưới một hình thái tế nhị. Dính mắc vào hạnh phúc cũng như dính mắc vào đau khổ nhưng bạn không thấy đó thôi. Đừng nghĩ rằng nắm giữ hạnh phúc là xa lìa đau khổ. Cả hai dính chặt vào nhau không thể tách rời. Đức Phật chỉ cho chúng ta biết đau khổ là kẻ thừa kế tai hại của hạnh phúc. Hãy xem đau khổ và hạnh phúc ngang nhau. Khi hạnh phúc khởi sanh, đừng quá vui mừng mà bị cuốn trôi đi. Khi đau khổ đến cũng đừng quá thất vọng mà bị nhận chìm vào dòng thác lũ.

-TH-

1479493_606211789427858_1907275553_n.jpg



1517673_529465530484479_1558527238_n.jpg


1535460_1446007232282440_963469516_n.jpg



1480604_265345523618252_1848246918_n.jpg


1545132_606516989397338_307556102_n.jpg


Sự thật, tất cả mọi thứ của cải, không có tính chất bền vững lâu dài, cuối cùng chắc chắn phải bị hư hoại, tan nát không còn nữa. Nhưng nếu ta sử dụng của cải này đem làm phước bố thí, thì sẽ trở thành thiện nghiệp của riêng ta, có tính chất bền vững lâu dài, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai nữa. Nếu được làm phước bố thí đến những bậc có giới đức trong sạch, sẽ cho quả báu vô lượng kiếp, lại còn tạo duyên lành trên con đường giải thoát khỏi tử sanh luân hồi, trong ba giới bốn loài nữa.

1555491_1446345985581898_876995188_n.jpg



1499561_265829913569813_280858574_n.jpg


1517636_668875656512287_224471196_n.jpg
 
Last edited:
"Có tài mà cậy chi tài,
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
Ðã mang lấy Nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"

Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du
 
Chưa phải là thánh nhân, ai mà chẳng một vài lần lầm lỗi. Vì vậy hãy ân cần chia sẻ, thông cảm, tha thứ, đỡ đần nhau vượt qua những lỗi lầm, vấp ngã hơn là la lối, cộc cằn, xa lánh, tệ bạc với ai vì lầm lỗi của họ. Hãy nghĩ xem nếu bạn đã phạm lỗi và bị người khác tẩy chay, xa lánh, bạn có thích như thế không? Mong rằng tất cả chúng ta thường đem lòng từ bi trải rộng đến tất cả mọi người, vì an lạc, hạnh phúc chung cho tất cả

Cám ơn sự thật vô thường
Để cho ta có khi buồn khi vui


Người học Phật thì nên tin nhân quả vì nhân quả thì không sai một mảy may. Không nên lầm lẫn trong quá trình gieo nhân, gặt quả; cũng không nên hủy báng rằng chẳng có nhân quả. Mình nên hiểu: Nhân quả là định luật ngàn đời bất biến.

Một nụ cười như thế ...
(Hai bà cháu xin ăn trên phà Vàm Cống, mẹ em đi xuất khẩu LĐ và ko trở về ...)
1424530_1438593919692795_1337039884_n.jpg





Hỏi: “Thế nào là bình an? ”
Trả lời : “Thế nào là hỗn loạn? Bình an là sự chấm dứt hỗn loạn.”

Bình an nằm ngay trong chúng ta, nó ở cùng chỗ với bất an và đau khổ. Không thể tìm bình an trong rừng sâu hay trên đồi cao. Cũng không thể do vị thầy khả kính, khả ái cho ta được. Ở đâu có đau khổ ở đó có con đường thoát ly. Càng cố gắng chạy trốn đau khổ là thật sự càng hướng đến khổ đau.

-TH-

1507834_606210136094690_701819254_n.jpg

DUYÊN VÀ NỢ
***********************

Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?! Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.
Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ).

Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.
Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.

Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như:

“Vì sao ở thế gian có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay? Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?

- Đó là duyên, nợ đã hết:

Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm?
Vì sao có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập, mắng chửi tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng không bỏ được?
Vì sao có người luôn quan tâm lo lắng và hết mực yêu thương người bạn ngoài đời hơn cả chính mình?
Tất cả là vì nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người có hiểu đạo Phật! Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp.
Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.

Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng.
(sưu tầm)
1551469_271151843037620_208044954_n.jpg
 
Last edited:
1O ĐIỀU NHẮC NHỞ BẢN THÂN KHI GẶP KHÓ KHĂN

1. Hạnh phúc không kéo dài mãi mãi, và bản chất của nó là vậy.

2. Thất bại dạy cho ta những bài học kinh nghiệm.

3. Có thể bạn không thấy kết quả bây giờ, nhưng bạn đang tiến bộ lên từng ngày.

4. Những gì bạn cảm thấy không phải thước đo chính xác của thực tại.

5. Bạn không thể thay đổi điều mà bạn từ chối đối mặt.

6. Bạn không phải là quá khứ của mình.

7. Đôi khi không đạt được một điều gì đó lại là một điều may mắn.

8. Bạn là một sản phẩm “đang trong quá trình hoàn thiện”.

9. Không ai có thể làm thay điều đó cho bạn.

10. Cuộc sống không dễ dàng, nhưng lại rất đáng sống.

1501733_673037956061803_2143945470_n.jpg


***DUYÊN NỢ CÓ THẬT KHÔNG!?***

Trong tất cả các dục niệm thì 'ái dục' là sợi dây vô hình ngoằng ngoèo, dai dẵn nhất mà con người khó mà đoạn diệt được, bởi vì cái ngã chấp này mà con người mãi lận đận tới lui, xuôi ngược trong sanh tử luân hồi. Trong cái mê cung của trăm ngàn thứ tình cảm chấp ngã ấy thì Tình Yêu lại là mấu chốt dẫn dắt tất cả trong lẩn quẩn, rối rắm không dễ đoạn trừ một sớm chiều cho được! Có nhiều người cho rằng yêu thương là cội nguồn cuả con người mà! Sao lại nói đó là chấp ngã cần buông bỏ, chẳng lẽ khi thoát khỏi luân hồi thì con người chẳng còn yêu thương say đắm nữa thì cuộc sống còn ý nghĩa gì!? Chẳng phải PG vẫn nói chư Phật, Bồ Tát hết lòng yêu thương chúng sanh đó sao!? Sao họ vẫn yêu thương mà không gọi là chấp ngã!?
Ở đây chúng ta nên phân biệt cho rõ tình yêu thương của phàm phu với tình yêu thương của bậc thánh!
Phàm phu yêu thương một người nào điều gắn liền với một nguyên nhân, (có người yêu thương vì họ là thân bằng quyến thuộc, có tình yêu thương dành cho người chồng, người con, lại có lòng thương hại trước một cảnh đời bất hạnh, và tất nhiên là nó không thể ngang đồng với nhau trong những thứ ấy, có thứ ít, có thứ nhiều, ngay cả con cái chúng ta sanh ra thì vẫn có thương nhiều hay ít với mỗi đứa! Vì có sự phân biệt, có lòng so sánh với cái bản ngã chính mình cho nên đó là chấp ngã). Còn tình yêu thương của Bồ Tát, chư Phật là một tình yêu thương vô ý, không cần tác động điều gì, thứ gì, không trói buộc lẽ gì, không hơn không kém với bất kỳ ai! Với người giàu cũng thế, người nghèo vẫn vậy, người khôn, kẻ đần vẫn như nhau! Loài người loài vật, cây cỏ vẫn như nhau! Một tình cảm từ lòng Từ Bi vô ngại, vô tận, bao trùm tất thẩy cho nên đó là tình yêu thương không còn ngã chấp, vô mịn, định kiến nữa! Đó là tình yêu thương của bậc chánh trí, giác ngộ!
Tình yêu nam nữ là sợi dây trói buộc nhau, đau khổ, chấp chước, ít kỷ, và vô cùng hỷ, nộ, ái ố! Vui, buồn bất chợt, dễ làm con người ta mê đắm mà lạc lối lúc nào chẳng hay!
Trong trăm ngàn kiếp luân hồi, mỗi kiếp ta có một hay một vài tình nhân, tuy chỉ có một người vợ/chồng thôi thì số người từng là chồng là vợ của ta cũng là chẳng thể tính đếm cho nỗi rồi! Nhưng do đã trãi qua nhiều bận luân hồi ta chẳng còn nhớ đến nữa, khi hữu duyên tình cờ gặp lại trong kiếp này dù chỉ gặp thoáng qua thôi nhưng lòng ta nôn nao khó tả, ai cũng nghĩ như quen biết nhau tự bao giờ rồi, (đúng là đã quen biết chứ còn gì nữa? Tuy kiếp này ta mới tao ngộ một lần thôi nhưng mà các kiếp trước đã có nhiều tháng năm dài chung chăn gối sao mà không quen, không nhớ cho được!?). Vì vậy nếu như trong kiếp này ta có một duyên mới phát sinh với một người yêu mới, nếu không có sự so sánh nào rất có thể ta sẽ nên duyên với họ nhưng đột nhiên một người lạ xuất hiện, làm cho ta mất thăng bằng, và rồi rất nhiều mối tình phải vở tan vì lẽ này, lại nên duyên tơ tóc với người mới ấy! Đó là cái nợ! Nợ gì? Nợ ân tình từ nhiều kiếp trước giờ ùa về trong ta! Đó là lý do vì sao người ta vẫn nói (có duyên không nợ) hay có nợ không duyên là như thế đó!
Làm vợ chồng của nhau thì luôn cần có duyên lẫn nợ nếu thiếu một trong hai thì khó mà bền chặc cho được!
Cũng có không ít người gặp chuyện dỡ khóc, dỡ cười khi đã có vợ/chồng rồi dù lòng luôn thủy chung son sắc nhưng lại khó mà lừa dối mình khi vẫn không ngừng suy nghĩ về một người thứ ba! Người này rất có thể là chồng/vợ của ta từ kiếp trước! Nhưng ta phải biết kìm chế chính mình, hãy sống cho trọn kiếp này với chính tâm mình và hãy nghĩ rằng nếu ta hữu duyên gặp lại 5-7 người năm cũ thì sao!??
HÃY NÊN THẬN TRỌNG VỚI CÁI MÊ VÔ TẬN CỦA CON NGƯỜI NÀY!!!
 
Last edited:
CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

(ST)
 
Mười hai câu hỏi của cuộc đời
* * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Làm người tất phải có lúc quay đầu phản tỉnh, mới mong có thể tu thân lập nghiệp. Dưới đây là mười hai câu hỏi, cũng là mười hai vấn đề mà mỗi người chúng ta phải đều phải tự mình nhìn lại, không biết trong chúng ta đã bao giờ tự xem xét lại bản thân mình chưa?

1- Từ khi ta sinh ra, không biết đã làm được gì có ích cho xã hội chưa?
2- Đối với ân đức sinh thành giáo dưỡng của cha mẹ, sư trưởng, ta đã tận tâm báo đáp chưa?
3- So với tất cả những gì tốt đẹp của thế gian dành cho ta, ta đã hồi đáp lại được bao nhiêu?
4- Đối với cha mẹ, sư trưởng, bạn bè và người thân, phải chăng ta đã từng có những khiếm khuyết với họ không?
5- Thế gian đã dành cho chúng ta những điều kiện về ăn mặc, giáo dục, y tế…Vậy ta có phải hồi đáp lại những thiện duyên cho họ không?
6- Bản thân có thấy được rõ ràng “ta từ đâu đến và chết sẽ đi về đâu” chưa?
7- Tự mình đã bao giờ tính được thế giới nội tâm của mình trong một ngày có bao nhiêu lần lên thiên đường và xuống địa ngục chưa?
8- Tự bản thân có thể thấy rõ, trong một ngày mình đã lăn lộn trong tham ái, sân hận và si mê thế nào chưa?
9- Một ngày ba lần tự hỏi, ta đã làm được điều 1, 2, 3 như thế nào?
10- Làm thế nào để đạt được hoan hỉ, tự tại ngay tại cuộc sống trên thế gian này.
11- Tôi phải làm sao tiêu trừ bớt được Vô minh phiền não, làm cách nào để tìm ra cái chân tâm thật tính của mình.
12- Làm sao ta có thể sắp xếp được cái nhân tốt và duyên tốt ngay cuộc đời này.

Phía trên là mười hai câu hỏi bao gồm các vấn đề giữa tôi và người khác cũng như bản thân và quốc gia, xã hội.

Hàng ngày mỗi chúng ta luôn nghĩ về những lợi ích của cá nhân mình, rất ít khi quan tâm đến người khác. Cũng vì khi đem cái "Tôi" ra xây dựng quốc gia xã hội, cho nên các ung nhọt, tệ nạn mới nhiều. Đa số mọi người khi gặp lúc khó khăn, không bao giờ chịu nhìn lại bản thân mình trước, chỉ than trời trách đất, thậm chí còn đổ tại số phận trái ngang, mà không biết rằng bởi do chính những tư tưởng, hành vi bất chính của mình đã tạo nên những ưu sầu khổ não trong cuộc sống.

Lục tổ Huệ Năng có dạy “Mệnh tốt tâm không tốt, phát đạt vinh hoa sớm, tâm tốt mệnh không tốt, một đời được ấm no, mệnh tốt tâm không tốt, tiền đồ thật khó giữ, tâm, mệnh đều không tốt, bần khổ đến lúc già”. Châu Lợi Bàn Đà Da bản tính ngu muội, nhưng do sám hối lỗi xưa, nỗ lực tu trì, mà sau cũng thành đạo quả, còn Đề Bà Đạt Đa dù ở ngôi vua nhưng vì ích kỷ tư lợi, hại Phật phá tăng, để rồi cuối cùng cũng gặp ác báo.

Từ xưa tới nay, cho dù khoa học có tiến triển đến đâu, tự mình cần phải luôn luôn khắt khe và hoàn thiện bản thân thì mới mong có được một đời sống an lạc. Chính mình phải tự kiểm điểm, vun trồng cây Đức mới hòng gặp điều phúc thiện trong cuộc sống.

(Nhân Duyên Phúc báo ngày 15/4/2000)
Nguyên tác: Tinh Vân đại sư Việt dịch: Thích Quảng Lâm
 
Bạn ơi, sao phải đợi?
* * * * * * * * * * * * *

.Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là sống và chết mà là gần nhau mà không hiểu nhau.

.Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là ở ngay trước mắt mà là mến nhau nhưng không giữ được.

.Khoảng cách xa nhất trên đời không phải mến nhau không giữ được mà là tình thương không được đáp trả…

.Khoảng cách xa nhất trên đời này không phải là tình thương không được đáp trả mà là đem trái tim lạnh giá để đối xử với người yêu thương mình.

.Người sống bên cạnh mình mà không thể hiểu mình, lại không thể yêu mến nhau hay yêu mến nhau lại không thể nói ra được, đó mới là xa.

Vậy thì….............

Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?

Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?

Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?

Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?

Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?

Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?

Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?

Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?

Sao phải đợi người bỏ ta đi mới thấy luyến tiếc…

Sao phải đợi mà không tự rút ngắn khoảng cách ấy lại một chút, hiểu nhau một chút, thương nhau một chút…

.Bạn ơi, sao phải đợi....?

.Bởi có thể bạn không biết sẽ phải đợi đến bao lâu…..........!

Theo: Phật Tử

http://mmo4me.com/threads/ung-ho-giup-chu-long-o-ben-xe-buyt-cho-ben-thanh.149254/
 
Last edited:
Mười hai câu hỏi của cuộc đời
* * * * * * * * * * * * * * * * * * *

1- Từ khi ta sinh ra, không biết đã làm được gì có ích cho xã hội chưa?
2- Đối với ân đức sinh thành giáo dưỡng của cha mẹ, sư trưởng, ta đã tận tâm báo đáp chưa?
3- So với tất cả những gì tốt đẹp của thế gian dành cho ta, ta đã hồi đáp lại được bao nhiêu?
4- Đối với cha mẹ, sư trưởng, bạn bè và người thân, phải chăng ta đã từng có những khiếm khuyết với họ không?
5- Thế gian đã dành cho chúng ta những điều kiện về ăn mặc, giáo dục, y tế…Vậy ta có phải hồi đáp lại những thiện duyên cho họ không?
6- Bản thân có thấy được rõ ràng “ta từ đâu đến và chết sẽ đi về đâu” chưa?
7- Tự mình đã bao giờ tính được thế giới nội tâm của mình trong một ngày có bao nhiêu lần lên thiên đường và xuống địa ngục chưa?
8- Tự bản thân có thể thấy rõ, trong một ngày mình đã lăn lộn trong tham ái, sân hận và si mê thế nào chưa?
9- Một ngày ba lần tự hỏi, ta đã làm được điều 1, 2, 3 như thế nào?
10- Làm thế nào để đạt được hoan hỉ, tự tại ngay tại cuộc sống trên thế gian này.
11- Tôi phải làm sao tiêu trừ bớt được Vô minh phiền não, làm cách nào để tìm ra cái chân tâm thật tính của mình.
12- Làm sao ta có thể sắp xếp được cái nhân tốt và duyên tốt ngay cuộc đời này.
Đọc xong 12 câu này mới phát hiện mình vẫn chưa tròn bổn phận.
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,723
Messages
7,183,610
Members
179,080
Latest member
bantinbongda

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom