Những sinh vật già nhất trên trái đất
Một loài vi khuẩn 600 ngàn năm tuổi vẫn sống, một cây thông cổ thụ gần 5.000 tuổi vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" Giới tự nhiên vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với con người.
Sinh già già nhất mà bạn có thể nghĩ đến là gì? Đứng trước câu hỏi này, nhiều người sẽ nghĩ đến người ông ngoại đã ngoài 90, cũng có thể bạn sẽ nghĩ đến một cái cây già cỗi trong vườn. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến chắc chắn sẽ không thể già hơn những sinh vật được ghi lại bởi ống kính của nữ nhiếp ảnh Rachel Sussman.
Thông Bristlecone: 4.500 tuổi
Loài thông Bristlecone. Ảnh: NS.
Một số cây thông sống ở đỉnh núi trắng thuộc bang California nước Mỹ có tuổi thọ lên đến 4.500 năm. Một cây được gọi là ông già (The Old Man) năm nay đã 4.676 tuổi.
Loài thông Bristlecone sống trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt. Lượng mưa bình quân trên đỉnh núi trắng mỗi năm không đến 30cm, nên loài thông này rất thiếu nước. Dưới chân chúng cũng là loại nham thạch vôi, gần như không có chất dinh dưỡng.
Để có thể sinh tồn trong hoàn cảnh thiếu ăn thiếu uống như vậy, loài thông Bristlecone chỉ tiêu hao rất ít năng lượng trong thời gian rất dài. Kể quả là, dù độ tuổi đã rất cao nhưng độ cao của chúng vẫn không lớn. Cây cao nhất cũng chỉ vào khoảng 18m. Ngoài ra, thân cây mỗi năm chỉ lớn lên khoảng 0,25mm.
Sussman nói: Chúng bỏ qua tất cả những hoạt động không cần thiết. Hầu hết thời gian, chúng đều cho người ta cảm giác như đã chết. Tựa hồ như chỉ có mỗi rễ cây là hoạt động
Vi khuẩn Siberi: 600 ngàn năm tuổi
Vi khuẩn Siberi dưới kính hiển vi. Ảnh: NS.
Sinh vật già cỗi nhất mà Rachel chụp lại được, tính đến thời điểm này có lẽ là vi khuẩn Actinobacteria (xạ khuẩn) ở vùng Siberi nước Nga. Ông thọ Actinobacteria theo đúng nghĩa đen của từ này, được phát hiện trong một lòng băng.
Kết quả phân tích ADN cho thấy, độ tuổi của chúng có niên đại lên đến 400-600 ngàn năm. Để có được bức hình tuyệt đẹp này, Sussman đã phải sử dụng đến kính hiển vi của viện nghiên cứu Niels Bohr để chụp.
Lan ngàn tuổi (Welwitschia mirabilis): 3.000 năm tuổi
Lan ngàn tuổi. Ảnh: NS.
Khi nói đến loài thực vật độc đáo này, Rachel nói: Theo những gì tôi biết những cây lan ngàn tuổi lớn nhất có tuổi thọ lên đến 1500 3000 tuổi. Những cây lan ngàn tuổi do Rachel chụp được là tại sa mạc thuộc nước Cộng hòa Namibia với độ tuổi khoảng 2000 năm.
Bà nói: Loại lan ngàn tuổi này rất kỳ lạ và độc đáo. Điều khiến người ta cảm thấy kinh ngạc chính là, chúng là một thành viên thuộc họ tùng và chỉ có thể sống trong điều kiện khí hậu ở Namibia và vùng duyên hải Angola nơi giao thoa giữa sương mù ven biển và sa mạc
Lan ngàn tuổi có tên khoa học là Welwitschia mirabilis, còn gọi là Tumbo. Để có thể lấy được hơi nước trong sương biển, loài lan này có lá rất đặc biệt. Theo thời gian, những lá cây này bị phá hủy dần, trông giống như một đống vải khiến cho cây lan ngàn tuổi nhìn giống như một con bạch tuộc.
Ngoài ra, loài cây này còn có rễ rất dài, có thể hấp thụ nước từ rất sâu trong lòng dất giúp chúng sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt của sa mạc.
Loài ngọc giá Mojave (Mojave Yucca): 12 ngàn năm tuổi
Ngọc giá Mojave. Ảnh: NS.
Mới nhìn thì có vẻ như đây là một khóm được tập hợp từ nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên, mỗi vòng như vậy lại là một cá thể độc lập. Đây là loài cây ngọc giá sinh sống tại sa mạc Mojave với tên khoa học là Yucca Schidigera.
Loài cây này sử dụng phương pháp sinh sản vô tính. Từ một thân cây mẹ dưới lòng đất, một thân cây nhỏ tách ra, sau đó chúng lớn lên và mang đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ.
Mỗi một vòng như vậy có chiều dài lên đến 6m. Sự chết dần của những thân cây già ở giữa đã hình thành hình dạng đặc biệt như vậy. Theo sự tính toán của Sussman, những cây ngọc giá mà bà chụp được tại sa mạc Mojave có độ tuổi khoảng 12 ngàn năm.
Đại bộ phận những vòng cây ngọc giá này được tạo thành từ 5 thân cây. Các cây càng lớn tuổi thì số thân càng nhiều, có thể là mười hoặc hơn nữa. Loài ngọc giá Majave còn được gọi là lan đuôi phượng. Chúng chỉ sính sống ở sa mạc Mojave phía Tây Nam nước Mỹ. Đây cũng là loài cây sinh trưởng rất chậm, mỗi năm chúng chỉ lớn lên khoảng 1cm.
Cây Yareta: 3.000 năm tuổi
Cây Yareta. Ảnh: NS.
Đây là một cây Yareta sống tại sa mạc Atacama thuộc Chi Lê. Một số bộ phận của nó có độ tuổi lên đến hơn 3.000 tuổi. Loài thực vật này phân bố chủ yếu ở Pêru, Bolivia, Chi Lê và dãy núi Antis thuộc Argentina.
Bề ngoài, loài cây này nhìn rất giống cây rêu, trên thân cây dài được bao phủ bởi một lớp nụ hoa. Những nụ hoa này mọc ở rất gần nhau, chúng có thể chịu đựng được trọng lượng của một người trưởng thành.
Sussman nói: Lần đầu tiên nhìn thấy loài cây này, tôi đã nhận ra chúng từ những hình ảnh trên tay mình. Rất nhiều cây Yareta sống tại các sườn núi, trong đó, hình dáng nhiều cây rất quái dị so với những đồng loại của chúng, giống như bị chiếc kéo của người làm vườn cắt đi vậy.
Vì khô, lại tập trung với mật độ dày nên loài cây Yareta rất dễ bị đốt cháy, chúng giống như một lớp than bùn vậy. Sussman nói: Việc có thể dùng làm nhiên liệu đốt đã uy hiếp không nhỏ đến sự sinh tồn của loài cây này. Rất nhiều nhân viên bảo hộ rừng trong những ngày lạnh giá đã đốt chúng để sưởi ấm.
Lê Văn / New Scientist
Một loài vi khuẩn 600 ngàn năm tuổi vẫn sống, một cây thông cổ thụ gần 5.000 tuổi vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" Giới tự nhiên vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với con người.
Sinh già già nhất mà bạn có thể nghĩ đến là gì? Đứng trước câu hỏi này, nhiều người sẽ nghĩ đến người ông ngoại đã ngoài 90, cũng có thể bạn sẽ nghĩ đến một cái cây già cỗi trong vườn. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến chắc chắn sẽ không thể già hơn những sinh vật được ghi lại bởi ống kính của nữ nhiếp ảnh Rachel Sussman.
Thông Bristlecone: 4.500 tuổi
Loài thông Bristlecone. Ảnh: NS.
Một số cây thông sống ở đỉnh núi trắng thuộc bang California nước Mỹ có tuổi thọ lên đến 4.500 năm. Một cây được gọi là ông già (The Old Man) năm nay đã 4.676 tuổi.
Loài thông Bristlecone sống trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt. Lượng mưa bình quân trên đỉnh núi trắng mỗi năm không đến 30cm, nên loài thông này rất thiếu nước. Dưới chân chúng cũng là loại nham thạch vôi, gần như không có chất dinh dưỡng.
Để có thể sinh tồn trong hoàn cảnh thiếu ăn thiếu uống như vậy, loài thông Bristlecone chỉ tiêu hao rất ít năng lượng trong thời gian rất dài. Kể quả là, dù độ tuổi đã rất cao nhưng độ cao của chúng vẫn không lớn. Cây cao nhất cũng chỉ vào khoảng 18m. Ngoài ra, thân cây mỗi năm chỉ lớn lên khoảng 0,25mm.
Sussman nói: Chúng bỏ qua tất cả những hoạt động không cần thiết. Hầu hết thời gian, chúng đều cho người ta cảm giác như đã chết. Tựa hồ như chỉ có mỗi rễ cây là hoạt động
Vi khuẩn Siberi: 600 ngàn năm tuổi
Vi khuẩn Siberi dưới kính hiển vi. Ảnh: NS.
Sinh vật già cỗi nhất mà Rachel chụp lại được, tính đến thời điểm này có lẽ là vi khuẩn Actinobacteria (xạ khuẩn) ở vùng Siberi nước Nga. Ông thọ Actinobacteria theo đúng nghĩa đen của từ này, được phát hiện trong một lòng băng.
Kết quả phân tích ADN cho thấy, độ tuổi của chúng có niên đại lên đến 400-600 ngàn năm. Để có được bức hình tuyệt đẹp này, Sussman đã phải sử dụng đến kính hiển vi của viện nghiên cứu Niels Bohr để chụp.
Lan ngàn tuổi (Welwitschia mirabilis): 3.000 năm tuổi
Lan ngàn tuổi. Ảnh: NS.
Khi nói đến loài thực vật độc đáo này, Rachel nói: Theo những gì tôi biết những cây lan ngàn tuổi lớn nhất có tuổi thọ lên đến 1500 3000 tuổi. Những cây lan ngàn tuổi do Rachel chụp được là tại sa mạc thuộc nước Cộng hòa Namibia với độ tuổi khoảng 2000 năm.
Bà nói: Loại lan ngàn tuổi này rất kỳ lạ và độc đáo. Điều khiến người ta cảm thấy kinh ngạc chính là, chúng là một thành viên thuộc họ tùng và chỉ có thể sống trong điều kiện khí hậu ở Namibia và vùng duyên hải Angola nơi giao thoa giữa sương mù ven biển và sa mạc
Lan ngàn tuổi có tên khoa học là Welwitschia mirabilis, còn gọi là Tumbo. Để có thể lấy được hơi nước trong sương biển, loài lan này có lá rất đặc biệt. Theo thời gian, những lá cây này bị phá hủy dần, trông giống như một đống vải khiến cho cây lan ngàn tuổi nhìn giống như một con bạch tuộc.
Ngoài ra, loài cây này còn có rễ rất dài, có thể hấp thụ nước từ rất sâu trong lòng dất giúp chúng sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt của sa mạc.
Loài ngọc giá Mojave (Mojave Yucca): 12 ngàn năm tuổi
Ngọc giá Mojave. Ảnh: NS.
Mới nhìn thì có vẻ như đây là một khóm được tập hợp từ nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên, mỗi vòng như vậy lại là một cá thể độc lập. Đây là loài cây ngọc giá sinh sống tại sa mạc Mojave với tên khoa học là Yucca Schidigera.
Loài cây này sử dụng phương pháp sinh sản vô tính. Từ một thân cây mẹ dưới lòng đất, một thân cây nhỏ tách ra, sau đó chúng lớn lên và mang đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ.
Mỗi một vòng như vậy có chiều dài lên đến 6m. Sự chết dần của những thân cây già ở giữa đã hình thành hình dạng đặc biệt như vậy. Theo sự tính toán của Sussman, những cây ngọc giá mà bà chụp được tại sa mạc Mojave có độ tuổi khoảng 12 ngàn năm.
Đại bộ phận những vòng cây ngọc giá này được tạo thành từ 5 thân cây. Các cây càng lớn tuổi thì số thân càng nhiều, có thể là mười hoặc hơn nữa. Loài ngọc giá Majave còn được gọi là lan đuôi phượng. Chúng chỉ sính sống ở sa mạc Mojave phía Tây Nam nước Mỹ. Đây cũng là loài cây sinh trưởng rất chậm, mỗi năm chúng chỉ lớn lên khoảng 1cm.
Cây Yareta: 3.000 năm tuổi
Cây Yareta. Ảnh: NS.
Đây là một cây Yareta sống tại sa mạc Atacama thuộc Chi Lê. Một số bộ phận của nó có độ tuổi lên đến hơn 3.000 tuổi. Loài thực vật này phân bố chủ yếu ở Pêru, Bolivia, Chi Lê và dãy núi Antis thuộc Argentina.
Bề ngoài, loài cây này nhìn rất giống cây rêu, trên thân cây dài được bao phủ bởi một lớp nụ hoa. Những nụ hoa này mọc ở rất gần nhau, chúng có thể chịu đựng được trọng lượng của một người trưởng thành.
Sussman nói: Lần đầu tiên nhìn thấy loài cây này, tôi đã nhận ra chúng từ những hình ảnh trên tay mình. Rất nhiều cây Yareta sống tại các sườn núi, trong đó, hình dáng nhiều cây rất quái dị so với những đồng loại của chúng, giống như bị chiếc kéo của người làm vườn cắt đi vậy.
Vì khô, lại tập trung với mật độ dày nên loài cây Yareta rất dễ bị đốt cháy, chúng giống như một lớp than bùn vậy. Sussman nói: Việc có thể dùng làm nhiên liệu đốt đã uy hiếp không nhỏ đến sự sinh tồn của loài cây này. Rất nhiều nhân viên bảo hộ rừng trong những ngày lạnh giá đã đốt chúng để sưởi ấm.
Lê Văn / New Scientist