Đối với rất nhiều người, từ “rủi ro” mang một ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên mỗi hành động của chúng ta đều chứa đựng rủi ro theo cách này hay cách khác. Thị trường Ngoại hối bản thân nó không chứa bất cứ một rủi ro nào và được coi là trung lập bởi tổng lợi nhuận và thua lỗ của toàn thị trường luôn luôn cân bằng.
Rủi ro của một khoản đầu tư là khả năng khoản đầu tư đó mất giá trị, khả năng thua lỗ càng cao thì rủi ro càng lớn. Nhưng làm thế nào ước lượng được rủi ro? Có rất nhiều loại rủi ro, và phương pháp đánh giá khả năng gây thua lỗ của chúng cũng khác nhau. Rủi ro có thể được định lượng (thua lỗ tiềm ẩn) hoặc định tính (khả năng xảy ra thua lỗ). Nhà kinh doanh luôn có thể hạn chế rủi ro bằng cách xác định mức thua lỗ tối đa mà chúng có thể gây ra. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường cố đặt ra giới hạn cắt lỗ càng gần với giá thị trường càng tốt mà không hiểu rằng làm như vậy là họ đã tăng đáng kể khả năng thua lỗ xảy ra mặc dù bản thân khoản lỗ đó có thể không lớn. Các phương pháp quản lý rủi ro được sử dụng để tăng khả năng lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Vậy các nhà kinh doanh sẽ gặp phải những loại rủi ro nào trên thị trường Ngoại hối?
Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro gắn liền với sự thay đổi tỷ giá niêm yết của các loại tiền tệ trên thị trường. Thực ra, những thay đổi này cũng chính là điều chúng ta mong đợi khi đầu tư vào thị trường Ngoại hối. Đây là rủi ro lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro, nhưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư. Bất cứ công cụ nào nhằm hạn chế rủi ro này cũng đồng thời hạn chế lợi nhuận tiềm năng.
Rủi ro lãi suất
Chênh lệch lãi suất (swap) được tính toán trên mỗi trạng thái giao dịch nếu nó được duy trì qua đêm. Chênh lệch lãi suất là khoảng khác biệt giữa lãi suất của các đồng tiền trong một cặp ngoại tệ. Khoảng khác biệt này càng lớn thì số tiền chênh lệch lãi suất âm hoặc dương trên mỗi trạng thái mở qua đêm càng cao. Ví dụ, chúng ta mở một trạng thái đối với cặp EUR/USD, mua đồng euro bằng đồng đô-la. Tại thời điểm mua, lãi suất đồng euro cao hơn 2% so với lãi suất đồng đô-la, điều đó có nghĩa là dù tỷ giá EUR/USD có thay đổi thế nào thì chúng ta vẫn nhận được một phần lãi nhờ duy trì trạng thái giao dịch này qua đêm. Để kiếm một khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch lãi suất, nhà kinh doanh cần duy trì trạng thái giao dịch của mình trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó rủi ro hối đoái có thể lớn hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng thu được từ chênh lệch lãi suất.
Các ngân hàng trung ương định kỳ thay đổi lãi suất để quản lý nền kinh tế và như vậy, mức chênh lệch lãi suất cũng thay đổi theo. Một khoảng chênh lệch dương đôi khi có thể biến thành âm. Tuy vậy, sự thay đổi này hiếm khi xảy ra và một sự cắt giảm lãi suất lớn cũng không bao giờ diễn ra nhanh chóng mà từ từ từng bước một. Đó là lý do tại sao các nhà kinh doanh nên để mắt tới sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền nếu muốn theo đuổi một chiến lược đầu tư lâu dài. Còn đối với các giao dịch diễn ra hàng ngày, nhà kinh doanh có thể không cần để ý tới lãi suất này.
Rủi ro thanh khoản của các nhà môi giới
Nhà môi giới thực hiện giao dịch trên thị trường theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi ích của khách hàng. Nhà môi giới không phải chịu rủi ro hối đoái và thu lợi nhờ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Điều đó cho phép nhà môi giới quản lý hoạt động của mình với một mức lợi nhuận tương đối thấp tuy nhiên rất ổn định và có thể tính toán trước được. Tuy nhiên, rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới vẫn có thể xảy ra. Lợi nhuận của một công ty môi giới cần đủ lớn để trang trải hết chi phí hoạt động.
Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm hẳn vẫn còn nhớ vụ phá sản của Công ty Refco vào tháng Mười năm 2005. Là một trong những nhà môi giới lớn nhất thị trường Ngoại hối Chicago, trong thời kỳ đỉnh cao, Refco đã có tới hơn 200.000 khách hàng. Tuy nhiên, công ty này đã đánh mất uy tín và khách hàng do các vấn đề tài chính và phương pháp kế toán sai lầm dẫn đến phá sản và một vụ scandal lớn sau đó. Bài học rút ra từ sự việc này là quy mô lớn chưa hẳn đã đảm bảo cho thành công hay sự ổn định. Đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của nhà môi giới bạn lựa chọn thì kinh doanh một cách có trách nhiệm còn quan trọng hơn nhiều.
Hiện nay, thị trường dịch vụ môi giới Ngoại hối đã khá ổn định, rào cản gia nhập thị trường tương đối lớn bởi các điều kiện kinh doanh đều đã trở thành tiêu chuẩn chung và các nhà môi giới mới sẽ gần như không có khả năng đáp ứng được chúng mà không phải đánh đổi bằng lợi nhuận của mình. Vào những năm 1990, quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra rất mạnh mẽ trên thị trường Ngoại hối, tạo ra một môi trường trong đó chỉ những công ty duy trì được hoạt động kinh doanh lành mạnh và khả năng ứng phó nhanh với những thay đổi môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại. Điều này đã làm giảm đáng kể rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới, tuy nhiên, vẫn có rủi ro nhà môi giới không thực hiện thỏa thuận giao dịch đã có với khách hàng.
Nhà môi giới quản lý tài khoản của khách hàng, và vì vậy có thể thực hiện các lệnh chờ ở mức giá khác với mức khách hàng đã định, hoặc hủy các lệnh chờ khách hàng đã đặt đi. Tóm lại, có rất nhiều giao dịch trong đó nhà môi giới có thể mắc sai lầm hoặc thực hiện không chính xác. Đó là vấn đề chất lượng và phương thức hoạt động của nhà môi giới. Bạn có thể tham khảo thêm ở mục “Chọn nhà môi giới thế nào?”.
Rủi ro thiếu thanh khoản tài khoản giao dịch
Trường hợp khách hàng không có đủ số dư trong tài khoản giao dịch, toàn bộ hoặc một phần các trạng thái giao dịch của anh ta sẽ bị nhà môi giới tự động đóng lại tại mức giá thị trường. Thường thì nó sẽ khác xa so với mức giá mà nhà kinh doanh mong đợi, mà lý do là rủi ro khi đó đã trở nên nghiêm trọng.
Các nhà kinh doanh thường có một suy nghĩ sai lầm là khi có nhiều tiền trong tài khoản thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Thế nhưng số tiền có sẵn trong tài khoản không phải là yếu tố mang tính quyết định khả năng thành công bởi có rất nhiều cơ hội kinh doanh không đòi hỏi một lượng tiền lớn ban đầu như kinh doanh theo lô nhỏ (mini-lots) hay siêu nhỏ (micro-lots). Chính tỷ lệ số dư tài khoản/tổng các trạng thái mở và phương pháp quản trị rủi ro mới là yếu tố quan trọng nhất. Cuối cùng, chính nhà kinh doanh sẽ là người định ra mức độ rủi ro mình sẽ gánh chịu khi mở một trạng thái và chọn khối lượng giao dịch. Khi lựa chọn quy mô giao dịch, lời khuyên hợp lý dành cho nhà kinh doanh sẽ là: “Đừng giao dịch các lô lớn đến mức toàn bộ vốn tự có của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào một hay hai giao dịch. Nếu bạn cần phải tới ngân hàng để nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm duy trì một trạng thái giao dịch thì bạn cần xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình”.
Rủi ro của một khoản đầu tư là khả năng khoản đầu tư đó mất giá trị, khả năng thua lỗ càng cao thì rủi ro càng lớn. Nhưng làm thế nào ước lượng được rủi ro? Có rất nhiều loại rủi ro, và phương pháp đánh giá khả năng gây thua lỗ của chúng cũng khác nhau. Rủi ro có thể được định lượng (thua lỗ tiềm ẩn) hoặc định tính (khả năng xảy ra thua lỗ). Nhà kinh doanh luôn có thể hạn chế rủi ro bằng cách xác định mức thua lỗ tối đa mà chúng có thể gây ra. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường cố đặt ra giới hạn cắt lỗ càng gần với giá thị trường càng tốt mà không hiểu rằng làm như vậy là họ đã tăng đáng kể khả năng thua lỗ xảy ra mặc dù bản thân khoản lỗ đó có thể không lớn. Các phương pháp quản lý rủi ro được sử dụng để tăng khả năng lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Vậy các nhà kinh doanh sẽ gặp phải những loại rủi ro nào trên thị trường Ngoại hối?
Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro gắn liền với sự thay đổi tỷ giá niêm yết của các loại tiền tệ trên thị trường. Thực ra, những thay đổi này cũng chính là điều chúng ta mong đợi khi đầu tư vào thị trường Ngoại hối. Đây là rủi ro lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro, nhưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư. Bất cứ công cụ nào nhằm hạn chế rủi ro này cũng đồng thời hạn chế lợi nhuận tiềm năng.
Rủi ro lãi suất
Chênh lệch lãi suất (swap) được tính toán trên mỗi trạng thái giao dịch nếu nó được duy trì qua đêm. Chênh lệch lãi suất là khoảng khác biệt giữa lãi suất của các đồng tiền trong một cặp ngoại tệ. Khoảng khác biệt này càng lớn thì số tiền chênh lệch lãi suất âm hoặc dương trên mỗi trạng thái mở qua đêm càng cao. Ví dụ, chúng ta mở một trạng thái đối với cặp EUR/USD, mua đồng euro bằng đồng đô-la. Tại thời điểm mua, lãi suất đồng euro cao hơn 2% so với lãi suất đồng đô-la, điều đó có nghĩa là dù tỷ giá EUR/USD có thay đổi thế nào thì chúng ta vẫn nhận được một phần lãi nhờ duy trì trạng thái giao dịch này qua đêm. Để kiếm một khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch lãi suất, nhà kinh doanh cần duy trì trạng thái giao dịch của mình trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó rủi ro hối đoái có thể lớn hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng thu được từ chênh lệch lãi suất.
Các ngân hàng trung ương định kỳ thay đổi lãi suất để quản lý nền kinh tế và như vậy, mức chênh lệch lãi suất cũng thay đổi theo. Một khoảng chênh lệch dương đôi khi có thể biến thành âm. Tuy vậy, sự thay đổi này hiếm khi xảy ra và một sự cắt giảm lãi suất lớn cũng không bao giờ diễn ra nhanh chóng mà từ từ từng bước một. Đó là lý do tại sao các nhà kinh doanh nên để mắt tới sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền nếu muốn theo đuổi một chiến lược đầu tư lâu dài. Còn đối với các giao dịch diễn ra hàng ngày, nhà kinh doanh có thể không cần để ý tới lãi suất này.
Rủi ro thanh khoản của các nhà môi giới
Nhà môi giới thực hiện giao dịch trên thị trường theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi ích của khách hàng. Nhà môi giới không phải chịu rủi ro hối đoái và thu lợi nhờ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Điều đó cho phép nhà môi giới quản lý hoạt động của mình với một mức lợi nhuận tương đối thấp tuy nhiên rất ổn định và có thể tính toán trước được. Tuy nhiên, rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới vẫn có thể xảy ra. Lợi nhuận của một công ty môi giới cần đủ lớn để trang trải hết chi phí hoạt động.
Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm hẳn vẫn còn nhớ vụ phá sản của Công ty Refco vào tháng Mười năm 2005. Là một trong những nhà môi giới lớn nhất thị trường Ngoại hối Chicago, trong thời kỳ đỉnh cao, Refco đã có tới hơn 200.000 khách hàng. Tuy nhiên, công ty này đã đánh mất uy tín và khách hàng do các vấn đề tài chính và phương pháp kế toán sai lầm dẫn đến phá sản và một vụ scandal lớn sau đó. Bài học rút ra từ sự việc này là quy mô lớn chưa hẳn đã đảm bảo cho thành công hay sự ổn định. Đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của nhà môi giới bạn lựa chọn thì kinh doanh một cách có trách nhiệm còn quan trọng hơn nhiều.
Hiện nay, thị trường dịch vụ môi giới Ngoại hối đã khá ổn định, rào cản gia nhập thị trường tương đối lớn bởi các điều kiện kinh doanh đều đã trở thành tiêu chuẩn chung và các nhà môi giới mới sẽ gần như không có khả năng đáp ứng được chúng mà không phải đánh đổi bằng lợi nhuận của mình. Vào những năm 1990, quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra rất mạnh mẽ trên thị trường Ngoại hối, tạo ra một môi trường trong đó chỉ những công ty duy trì được hoạt động kinh doanh lành mạnh và khả năng ứng phó nhanh với những thay đổi môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại. Điều này đã làm giảm đáng kể rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới, tuy nhiên, vẫn có rủi ro nhà môi giới không thực hiện thỏa thuận giao dịch đã có với khách hàng.
Nhà môi giới quản lý tài khoản của khách hàng, và vì vậy có thể thực hiện các lệnh chờ ở mức giá khác với mức khách hàng đã định, hoặc hủy các lệnh chờ khách hàng đã đặt đi. Tóm lại, có rất nhiều giao dịch trong đó nhà môi giới có thể mắc sai lầm hoặc thực hiện không chính xác. Đó là vấn đề chất lượng và phương thức hoạt động của nhà môi giới. Bạn có thể tham khảo thêm ở mục “Chọn nhà môi giới thế nào?”.
Rủi ro thiếu thanh khoản tài khoản giao dịch
Trường hợp khách hàng không có đủ số dư trong tài khoản giao dịch, toàn bộ hoặc một phần các trạng thái giao dịch của anh ta sẽ bị nhà môi giới tự động đóng lại tại mức giá thị trường. Thường thì nó sẽ khác xa so với mức giá mà nhà kinh doanh mong đợi, mà lý do là rủi ro khi đó đã trở nên nghiêm trọng.
Các nhà kinh doanh thường có một suy nghĩ sai lầm là khi có nhiều tiền trong tài khoản thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Thế nhưng số tiền có sẵn trong tài khoản không phải là yếu tố mang tính quyết định khả năng thành công bởi có rất nhiều cơ hội kinh doanh không đòi hỏi một lượng tiền lớn ban đầu như kinh doanh theo lô nhỏ (mini-lots) hay siêu nhỏ (micro-lots). Chính tỷ lệ số dư tài khoản/tổng các trạng thái mở và phương pháp quản trị rủi ro mới là yếu tố quan trọng nhất. Cuối cùng, chính nhà kinh doanh sẽ là người định ra mức độ rủi ro mình sẽ gánh chịu khi mở một trạng thái và chọn khối lượng giao dịch. Khi lựa chọn quy mô giao dịch, lời khuyên hợp lý dành cho nhà kinh doanh sẽ là: “Đừng giao dịch các lô lớn đến mức toàn bộ vốn tự có của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào một hay hai giao dịch. Nếu bạn cần phải tới ngân hàng để nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm duy trì một trạng thái giao dịch thì bạn cần xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình”.