Phân tích chỉ số lạm phát trong giao dịch ngoại hối

amcenter

Banned
Joined
Feb 5, 2015
Messages
47
Reactions
3
MR
0.000
Thuật ngữ Lạm phát (inflation) có nguồn gốc từ tiếng Latin inflatio, có nghĩa là sưng lên, căng phồng lên. Lạm phát là quá trình suy giảm giá trị đồng tiền, biểu hiện ở sự tăng lên của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Có một vài chỉ số cơ bản được dùng để đánh giá mức độ lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index hay CPI) thể hiện sự thay đổi trong tổng mức giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định (tháng hoặc năm). Đây là chỉ số lạm phát quan trọng nhất. Chỉ số CPI hàng tháng của Mỹ được công bố vào khoảng từ ngày 15 đến 21 mỗi tháng. Việc công bố chỉ số này do Cơ quan Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ (http://stats.bls.gov) chịu trách nhiệm.

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index hay PPI) thể hiện sự thay đổi giá của giỏ hàng hóa bao gồm trên 90,000 loại hàng hóa và dịch vụ của trên 3,500 lĩnh vực sản xuất khác nhau. Chỉ số này bao gồm cả giá sản xuất của các hàng hóa thành phẩm, hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô. Dịch vụ chiếm khoảng 50% giỏ hàng. Chỉ số PPI hàng tháng của Mỹ được công bố vào khoảng giữa ngày 9 và 15 của tháng. Bộ Lao động Mỹ cũng chịu trách nhiệm công bố chỉ số này.

Bạn chỉ nên lo lắng về áp lực lạm phát khi giá cả tăng cao hơn so với dự báo của chính phủ và các nhà phân tích. Dữ liệu được công bố càng khác so với dữ liệu dự báo bao nhiêu thì nó càng ảnh hưởng tới thị trường Ngoại hối bấy nhiêu. Lạm phát tăng dẫn đến lãi suất cũng tăng: ngân hàng trung ương có gắng kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn. Lạm phát tăng cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán do nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu giảm

CPI/ PPI ↑ = ↑Tỷ giá hối đoái USD




Một khi lãi suất tăng, môi trường lạm phát dường như lại khiến đồng tiền trở nên mạnh hơn mặc dù lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu chính của ngân hàng trung ương là hạn chế lạm phát trong nền kinh tế, và vì vậy các thành phần tham gia thị trường hiểu rằng lạm phát tăng có thể khiến ngân hàng trung ương tăng các loại lãi suất, điều sẽ tạo áp lực tăng giá lên đồng nội tệ. Lạm phát tăng cũng có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung bởi nó làm giảm chi tiêu và vì vậy làm giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP. Thực tế này lại gây áp lực đòi hỏi ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng, nhưng nhìn chung, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế thường lớn hơn áp lực ngược lại là giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.

Lạm phát hiện đang là vấn đề kinh tế nghiêm trọng đối với rất nhiều quốc gia. Các ngân hàng trung ương luôn cố gắng làm mọi việc trong khả năng của mình để kiềm chế lạm phát. Thâm hụt ngân sách, kết quả của việc chính phủ không duy trì được cân bằng ngân sách cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát.

Có một điều thú vị là gia tăng lạm phát làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại, tỷ lệ lạm phát giảm có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (do tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung giảm xuống). Tất cả những điều này nói lên rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương luôn luôn hướng tới sự cân bằng giữa mong muốn kiềm chế lạm phát đến mức tối thiểu với việc không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

Lạm phát cũng có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trái phiếu: nếu nhà đầu tư mua trái phiếu lãi suất cố định thì giá trị tương lai của đồng tiền nhận được từ lợi tức của trái phiếu đó sẽ giảm đi cùng với sự gia tăng của lạm phát. Như vậy thì dường như tỷ lệ lạm phát gần như bằng 0 là lý tưởng, nhưng không phải vậy. Lạm phát quá thấp cũng chính là dấu hiệu của trì trệ kinh tế và báo hiệu những điều không tốt đẹp sắp xảy ra.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
426,792
Messages
7,186,274
Members
179,153
Latest member
minhduc9797

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom