Nếu người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh sẽ bị cảnh sát... quăng lưới vào bánh sau hoặc gầm xe. Biện pháp này đang được Công an thành phố Thanh Hoá áp dụng.
Thực hiện chỉ thị 04 của UBND thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trấn áp một số loại tội phạm, công an thành phố đã huy động 150 dân phòng kết hợp với các lực lượng cảnh sát chia thành 20 nhóm để chốt chặn tại những điểm nóng. Các nhóm này đều mang theo lưới đánh cá bắt người vi phạm giao thông.
Lưới được sử dụng là loại cước sợi nhỏ được cuộn lại, một đầu quấn với một vật nặng, thường là gạch đá. Tại các chốt chặn, dân phòng đều trong tư thế cầm lưới sẵn sàng quăng. Khi thấy người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh, cảnh sát sẽ giơ tay ra hiệu và dân phòng lập tức ào ra quăng lưới vào gầm xe.
Các chốt chặn gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, dân phòng và thường được bố trí gần các điểm giao lộ có mật độ người tham gia giao thông lớn. Ảnh: Lê Hoàng.
Nếu quăng chính xác vào phần sau xe, đoạn lưới sẽ cuốn vào bánh sau. Sau một lúc loạng choạng, chiếc xe sẽ từ từ dừng lại. Cảnh sát giao thông sẽ đến lập biên bản đối với chủ phương tiện, nếu lỗi nhẹ thì có thể gỡ lưới tại chỗ và cho đi, lỗi nặng thì đưa xe vi phạm về trụ sở để xử lý.
Từ khi cảnh sát giao thông TP Thanh Hóa sử dụng biện pháp này, người dân bàn tán rất nhiều. Nhiều người ủng hộ vì đó là phương án hiệu quả để giữ trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, một số phản đối kịch liệt vì cho rằng nó có thể gây tai nạn cho người vi phạm.
Tôi không ủng hộ biện pháp này vì quá nguy hiểm. Ban ngày, đường khá tấp nập nên việc quăng lưới chiếc xe vi phạm sẽ rất dễ gây tai nạn cho xe khác", ông Lê Văn Quang, chủ một quán giải khát trên đường Trường Thi nói. Ông Quang cũng cho rằng biện pháp này thiếu tính nhân văn và làm xấu hình ảnh của những người thi hành công vụ.
Trực tiếp xử lý người vi phạm giao thông bằng biện pháp quăng lưới, trung tá Mỵ Duy Xuân, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an thành phố Thanh Hóa cho biết, từ khi thực hiện, Đội đã bắt giữ 21 trường hợp chạy môtô đánh võng, lạng lách, tốc độ cao. Khi bắt giữ, chưa có trường hợp nào bị tai nạn phải nhập viện và không gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Nhiều người cho rằng biện pháp lùa theo quăng lưới như thế này rất nguy hiểm đối với những người đi đường khác. Ảnh: Lê Hoàng.
"Sau gần một tháng triển khai, chúng tôi chưa nhận được ý kiến phản ứng của người dân, ông Xuân nói và khẳng định lưới đánh cá là công cụ hỗ trợ, biện pháp cuối cùng khi người vi phạm chống hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát. Trước đó, công an đã sử dụng rào chắn, vây bắt, bắn sơn nhưng không đem lại hiệu quả.
Theo thượng tá Lê Văn Ngọc, Phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa, biện pháp này là một sáng kiến độc đáo của Công an TP Thanh Hóa, được áp dụng rộng rãi ở thành phố từ ngày 28/10 trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông theo Chỉ thị 04 của Thành ủy.
Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nó rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau. Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc té ngã. Tôi có nghe có một số người vi phạm bị xây xát nhẹ chứ chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra, thượng tá Ngọc khẳng định.
Cũng theo thượng tá Ngọc, dù lãnh đạo tỉnh đã thông qua chủ trương cho phép thực hiện việc tung lưới bắt người vi phạm nhưng một số khác vẫn còn băn khoăn hoặc không ủng hộ. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo lên Bộ Công an xin ý kiến chỉ đạo, nhưng có lẽ chính lãnh đạo Bộ cũng đang cân nhắc nên chưa có phản hồi, ông Ngọc cho biết.
ý thức một bộ phận con người việt nam :|
Thực hiện chỉ thị 04 của UBND thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trấn áp một số loại tội phạm, công an thành phố đã huy động 150 dân phòng kết hợp với các lực lượng cảnh sát chia thành 20 nhóm để chốt chặn tại những điểm nóng. Các nhóm này đều mang theo lưới đánh cá bắt người vi phạm giao thông.
Lưới được sử dụng là loại cước sợi nhỏ được cuộn lại, một đầu quấn với một vật nặng, thường là gạch đá. Tại các chốt chặn, dân phòng đều trong tư thế cầm lưới sẵn sàng quăng. Khi thấy người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh, cảnh sát sẽ giơ tay ra hiệu và dân phòng lập tức ào ra quăng lưới vào gầm xe.
Các chốt chặn gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, dân phòng và thường được bố trí gần các điểm giao lộ có mật độ người tham gia giao thông lớn. Ảnh: Lê Hoàng.
Nếu quăng chính xác vào phần sau xe, đoạn lưới sẽ cuốn vào bánh sau. Sau một lúc loạng choạng, chiếc xe sẽ từ từ dừng lại. Cảnh sát giao thông sẽ đến lập biên bản đối với chủ phương tiện, nếu lỗi nhẹ thì có thể gỡ lưới tại chỗ và cho đi, lỗi nặng thì đưa xe vi phạm về trụ sở để xử lý.
Từ khi cảnh sát giao thông TP Thanh Hóa sử dụng biện pháp này, người dân bàn tán rất nhiều. Nhiều người ủng hộ vì đó là phương án hiệu quả để giữ trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, một số phản đối kịch liệt vì cho rằng nó có thể gây tai nạn cho người vi phạm.
Tôi không ủng hộ biện pháp này vì quá nguy hiểm. Ban ngày, đường khá tấp nập nên việc quăng lưới chiếc xe vi phạm sẽ rất dễ gây tai nạn cho xe khác", ông Lê Văn Quang, chủ một quán giải khát trên đường Trường Thi nói. Ông Quang cũng cho rằng biện pháp này thiếu tính nhân văn và làm xấu hình ảnh của những người thi hành công vụ.
Trực tiếp xử lý người vi phạm giao thông bằng biện pháp quăng lưới, trung tá Mỵ Duy Xuân, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an thành phố Thanh Hóa cho biết, từ khi thực hiện, Đội đã bắt giữ 21 trường hợp chạy môtô đánh võng, lạng lách, tốc độ cao. Khi bắt giữ, chưa có trường hợp nào bị tai nạn phải nhập viện và không gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Nhiều người cho rằng biện pháp lùa theo quăng lưới như thế này rất nguy hiểm đối với những người đi đường khác. Ảnh: Lê Hoàng.
"Sau gần một tháng triển khai, chúng tôi chưa nhận được ý kiến phản ứng của người dân, ông Xuân nói và khẳng định lưới đánh cá là công cụ hỗ trợ, biện pháp cuối cùng khi người vi phạm chống hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát. Trước đó, công an đã sử dụng rào chắn, vây bắt, bắn sơn nhưng không đem lại hiệu quả.
Theo thượng tá Lê Văn Ngọc, Phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa, biện pháp này là một sáng kiến độc đáo của Công an TP Thanh Hóa, được áp dụng rộng rãi ở thành phố từ ngày 28/10 trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông theo Chỉ thị 04 của Thành ủy.
Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nó rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau. Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc té ngã. Tôi có nghe có một số người vi phạm bị xây xát nhẹ chứ chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra, thượng tá Ngọc khẳng định.
Cũng theo thượng tá Ngọc, dù lãnh đạo tỉnh đã thông qua chủ trương cho phép thực hiện việc tung lưới bắt người vi phạm nhưng một số khác vẫn còn băn khoăn hoặc không ủng hộ. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo lên Bộ Công an xin ý kiến chỉ đạo, nhưng có lẽ chính lãnh đạo Bộ cũng đang cân nhắc nên chưa có phản hồi, ông Ngọc cho biết.
ý thức một bộ phận con người việt nam :|