Steven sớm nhận thấy tiềm năng của Bitcoin, nhưng cơn nghiện mua bán tiền điện tử khiến anh đánh mất ví trị giá hơn 410.000 USD.
Steven sinh ra và lớn lên tại Shetland, bán đảo hẻo lánh ở miền bắc nước Anh. Anh bỏ học khi bước sang tuổi 13 và trở thành ngư dân, sau đó chuyển sang lĩnh vực xây dựng với mức lương 116.000 USD/năm. Dù được coi là đã thành công, việc ham mê giao dịch tiền điện tử, đi kèm với rượu và ma túy đã nhấn chìm cuộc đời anh.
Sớm phát hiện tiềm năng của Bitcoin và tài năng giao dịch giúp Steven nhanh chóng làm giàu, nhưng giữa những cơn nghiện, anh đánh mất địa chỉ ví chứa khoảng 10 Bitcoin, với giá trị hiện tại hơn 410.000 USD.
"Giao dịch tiền điện tử giống chơi cá cược, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi học và học, tự dạy bản thân trở thành một người buôn bán giỏi. Tôi thực sự cố gắng quản lý các tài khoản và duy trì bộ quy tắc của riêng mình. Tuy nhiên, tâm trí lại luôn thôi thúc tôi dốc hết tiền vào các khoản đầu tư, tôi nghĩ mình sẽ sớm trở thành triệu phú Bitcoin", Steven nói.
Các đồng xu minh họa những loại tiền điện tử phổ biến trên thế giới. Ảnh: Reuters
Steven đang cai nghiện và phục hồi tại Scotland. Anh tỏ ý lo sợ những người trẻ tuổi sẽ bị dụ vào các giao dịch có mức độ mạo hiểm cao, đi kèm nguy cơ nghiện ngập bởi những lời hứa hẹn về sự giàu sang.
"Cả một thế hệ nghĩ rằng họ có thể chiến thắng, có thể đánh bại thị trường chỉ với một chiếc điện thoại di động nhỏ. Tôi khiếp sợ điều đó", anh nói.
Nỗi lo của Steven bắt nguồn từ sự phổ biến quá nhanh của tiền điện tử đến công chúng. Khi anh mới đầu tư năm 2015, tiền điện tử gần như vô nghĩa với tất cả mọi người. Giờ đây, chúng được ca ngợi là phương án thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống.
Một số nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số được kiểm soát tại Anh, nhưng tiền điện tử và token thì không. Người đứng đầu các công ty tài sản số không cần chứng minh họ có năng lực và đủ tin cậy để quản lý tiền của người khác, cũng như không phải duy trì tiền mặt để trả cho các nhà đầu tư khi phá sản.
Trong bối cảnh thiếu sự giám sát, nhiều chuyên gia lo ngại những câu chuyện mang tính cảnh báo về hội chứng nghiện tiền điện tử như của Steven sẽ bị nhấn chìm giữa các thông điệp tích cực.
Tiến sĩ Anna Lembke, giảng viên ngành tâm thần học tại Trường Y tế Đại học Stanford (Mỹ), đề cập đến tác động của mạng xã hội khi thúc đẩy nhiều người tham gia các hoạt động giao dịch tiền điện tử, với nhiều dấu hiệu giống nghiện cờ bạc nhưng không thể hiện rõ nguy cơ.
"Khi kết hợp mạng xã hội với các nền tảng tài chính, bạn sẽ tạo ra loại ma túy rất mạnh", bà nhận xét, cho rằng các bài viết về tiền điện tử trên mạng xã hội sẽ tạo ra tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) và thúc đẩy nhiều người tham gia thị trường.
"Tâm lý đám đông khiến mọi người cùng nói về một chủ đề, thắng thua cùng nhau và chia sẻ cảm xúc rất mạnh mẽ, khiến não bộ sản sinh ra dopamine, tiếp nối là tình trạng thiếu hụt dopamine kích thích họ tìm lại cảm giác trước đó", Lembke cho hay.
Dopamine vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Nhiều người gọi dopamine là "hormone hạnh phúc" bởi chúng có tác dụng tốt đối với tinh thần và thể chất, nhưng không phải điều tốt nếu diễn ra quá thường xuyên.
Điều này phản ánh nhiều đặc điểm như đánh bạc nhưng có một khác biệt chủ chốt. "Nó ít bị kỳ thị hơn. Mua bán tiền điện tử được coi là điều mà chỉ những người khôn ngoan và táo bạo mới dám làm", tiến sĩ Lembke nói.
GamCare, tổ chức vận hành đường dây nóng hỗ trợ người nghiện đánh bạc tại Anh, cho biết mỗi tuần họ nhận khoảng 20 cuộc gọi liên quan đến tiền số. Có những người thừa nhận họ giao dịch tiền điện tử 16 giờ mỗi ngày, bị lỗ nặng và chật vật đối mặt với cảm giác tội lỗi.
Nhiều người cũng phải hứng chịu tác động xấu từ thói nghiện tiền điện tử của người thân. Một người cho biết sự ám ảnh với giao dịch của chồng cô khiến anh ngày càng dành ít thời gian cho gia đình. Một người khác tìm đến tiền ảo khi đang cai nghiện rượu và sau đó dành cả ngày chỉ để mua bán trên thị trường.
GamCare từng tiếp nhận những bệnh nhân trẻ mua tiền điện tử với hy vọng tăng thu nhập và sở hữu tài sản, nhưng sau đó lại mất toàn bộ khoản tiền có thể giúp thay đổi cuộc sống của họ.
Con nghiện đầu tiên xuất hiện tại Castle Craig, nơi Steven đang điều trị, năm 2016. Cơ sở này đã tiếp nhận hơn 100 người từ đó đến nay. "Ngày càng nhiều người phải cách ly vì Covid-19 và tìm đến giao dịch tiền ảo. Số bệnh nhân đã tăng 10 lần kể từ năm 2016, liệu sẽ như thế nào trong vòng 5 năm nữa?", Tony Marina, chuyên gia trị liệu hàng đầu của Castle Craig, nhận xét.
Steven sinh ra và lớn lên tại Shetland, bán đảo hẻo lánh ở miền bắc nước Anh. Anh bỏ học khi bước sang tuổi 13 và trở thành ngư dân, sau đó chuyển sang lĩnh vực xây dựng với mức lương 116.000 USD/năm. Dù được coi là đã thành công, việc ham mê giao dịch tiền điện tử, đi kèm với rượu và ma túy đã nhấn chìm cuộc đời anh.
Sớm phát hiện tiềm năng của Bitcoin và tài năng giao dịch giúp Steven nhanh chóng làm giàu, nhưng giữa những cơn nghiện, anh đánh mất địa chỉ ví chứa khoảng 10 Bitcoin, với giá trị hiện tại hơn 410.000 USD.
"Giao dịch tiền điện tử giống chơi cá cược, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi học và học, tự dạy bản thân trở thành một người buôn bán giỏi. Tôi thực sự cố gắng quản lý các tài khoản và duy trì bộ quy tắc của riêng mình. Tuy nhiên, tâm trí lại luôn thôi thúc tôi dốc hết tiền vào các khoản đầu tư, tôi nghĩ mình sẽ sớm trở thành triệu phú Bitcoin", Steven nói.
Các đồng xu minh họa những loại tiền điện tử phổ biến trên thế giới. Ảnh: Reuters
Steven đang cai nghiện và phục hồi tại Scotland. Anh tỏ ý lo sợ những người trẻ tuổi sẽ bị dụ vào các giao dịch có mức độ mạo hiểm cao, đi kèm nguy cơ nghiện ngập bởi những lời hứa hẹn về sự giàu sang.
"Cả một thế hệ nghĩ rằng họ có thể chiến thắng, có thể đánh bại thị trường chỉ với một chiếc điện thoại di động nhỏ. Tôi khiếp sợ điều đó", anh nói.
Nỗi lo của Steven bắt nguồn từ sự phổ biến quá nhanh của tiền điện tử đến công chúng. Khi anh mới đầu tư năm 2015, tiền điện tử gần như vô nghĩa với tất cả mọi người. Giờ đây, chúng được ca ngợi là phương án thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống.
Một số nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số được kiểm soát tại Anh, nhưng tiền điện tử và token thì không. Người đứng đầu các công ty tài sản số không cần chứng minh họ có năng lực và đủ tin cậy để quản lý tiền của người khác, cũng như không phải duy trì tiền mặt để trả cho các nhà đầu tư khi phá sản.
Trong bối cảnh thiếu sự giám sát, nhiều chuyên gia lo ngại những câu chuyện mang tính cảnh báo về hội chứng nghiện tiền điện tử như của Steven sẽ bị nhấn chìm giữa các thông điệp tích cực.
Tiến sĩ Anna Lembke, giảng viên ngành tâm thần học tại Trường Y tế Đại học Stanford (Mỹ), đề cập đến tác động của mạng xã hội khi thúc đẩy nhiều người tham gia các hoạt động giao dịch tiền điện tử, với nhiều dấu hiệu giống nghiện cờ bạc nhưng không thể hiện rõ nguy cơ.
"Khi kết hợp mạng xã hội với các nền tảng tài chính, bạn sẽ tạo ra loại ma túy rất mạnh", bà nhận xét, cho rằng các bài viết về tiền điện tử trên mạng xã hội sẽ tạo ra tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) và thúc đẩy nhiều người tham gia thị trường.
"Tâm lý đám đông khiến mọi người cùng nói về một chủ đề, thắng thua cùng nhau và chia sẻ cảm xúc rất mạnh mẽ, khiến não bộ sản sinh ra dopamine, tiếp nối là tình trạng thiếu hụt dopamine kích thích họ tìm lại cảm giác trước đó", Lembke cho hay.
Dopamine vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Nhiều người gọi dopamine là "hormone hạnh phúc" bởi chúng có tác dụng tốt đối với tinh thần và thể chất, nhưng không phải điều tốt nếu diễn ra quá thường xuyên.
Điều này phản ánh nhiều đặc điểm như đánh bạc nhưng có một khác biệt chủ chốt. "Nó ít bị kỳ thị hơn. Mua bán tiền điện tử được coi là điều mà chỉ những người khôn ngoan và táo bạo mới dám làm", tiến sĩ Lembke nói.
GamCare, tổ chức vận hành đường dây nóng hỗ trợ người nghiện đánh bạc tại Anh, cho biết mỗi tuần họ nhận khoảng 20 cuộc gọi liên quan đến tiền số. Có những người thừa nhận họ giao dịch tiền điện tử 16 giờ mỗi ngày, bị lỗ nặng và chật vật đối mặt với cảm giác tội lỗi.
Nhiều người cũng phải hứng chịu tác động xấu từ thói nghiện tiền điện tử của người thân. Một người cho biết sự ám ảnh với giao dịch của chồng cô khiến anh ngày càng dành ít thời gian cho gia đình. Một người khác tìm đến tiền ảo khi đang cai nghiện rượu và sau đó dành cả ngày chỉ để mua bán trên thị trường.
GamCare từng tiếp nhận những bệnh nhân trẻ mua tiền điện tử với hy vọng tăng thu nhập và sở hữu tài sản, nhưng sau đó lại mất toàn bộ khoản tiền có thể giúp thay đổi cuộc sống của họ.
Con nghiện đầu tiên xuất hiện tại Castle Craig, nơi Steven đang điều trị, năm 2016. Cơ sở này đã tiếp nhận hơn 100 người từ đó đến nay. "Ngày càng nhiều người phải cách ly vì Covid-19 và tìm đến giao dịch tiền ảo. Số bệnh nhân đã tăng 10 lần kể từ năm 2016, liệu sẽ như thế nào trong vòng 5 năm nữa?", Tony Marina, chuyên gia trị liệu hàng đầu của Castle Craig, nhận xét.
Theo vnexpress