Ở phần 1, các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về chỉ báo RSI như khái niệm, sự hình thành, cách tính toán và cách cài đặt RSI trên phần mềm giao dịch MetaTrader 4. Trong phần 2 này, Exness sẽ giới thiệu với các bạn 3 cách phổ biến để sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch Forex.
Cách 1: Nhận Biết Tình Trạng Quá Mua/Quá Bán
RSI có thể được sử dụng để nhận biết tình trạng quá mua/quá bán của một tài sản. Đây là cách sử dụng mặc định của chỉ báo này, và cũng là cách phổ biến nhất.
Một tài sản rơi vào trạng thái quá mua khi đường RSI cắt lên trên mức 70. Ngược lại, một tài sản rơi vào trạng thái quá bán khi đường RSI cắt xuống dưới mức 30.
Để giao dịch với chỉ báo RSI theo cách này, bạn sẽ phải đợi cho đến khi đường RSI bắt đầu ra khỏi vùng quá mua hoặc quá bán. Bạn có thể đặt một lệnh mua khi đường RSI bắt đầu ra khỏi vùng quá mua; ngược lại, bạn có thể đặt một lệnh bán khi đường RSI bắt đầu ra khỏi vùng quá bán.
Đối với thị trường Forex, cách sử dụng này khá hiệu quả trên những đồ thị thời gian dài như ngày hay tuần.
Phân kỳ là một hiện tượng kỹ thuật rất phổ biến trên thị trường Forex, được biểu thị bằng sự mâu thuẫn giữa diễn biến của giá và chỉ báo dao động. Phân kỳ có thể được chia làm 2 loại chính là Phân kỳ thường và Phân kỳ ẩn.
Phân kỳ RSI có độ tin cậy khá cao, đặc biệt là trên các đồ thị thời gian dài như 4 giờ, 1 ngày, hay 1 tuần.
Chỉ báo RSI còn có thể được kết hợp với một chỉ báo kỹ thuật giúp xác định xu hướng giá (ví dụ: Moving Average) để tạo nên một hệ thống giao dịch theo xu hướng.
Bạn có thể giao dịch theo xu hướng tăng khi:
Trên đây là 3 cách phổ biến để sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch ngoại hối. Trong phần tiếp theo, Exness sẽ giới thiệu với các bạn thêm 2 phương pháp nữa (ít phổ biến hơn nhưng cũng rất hiệu quả) để sử dụng chỉ báo này.
Theo tác giả Phạm Hải (Exness)
Cách 1: Nhận Biết Tình Trạng Quá Mua/Quá Bán
RSI có thể được sử dụng để nhận biết tình trạng quá mua/quá bán của một tài sản. Đây là cách sử dụng mặc định của chỉ báo này, và cũng là cách phổ biến nhất.
Một tài sản rơi vào trạng thái quá mua khi đường RSI cắt lên trên mức 70. Ngược lại, một tài sản rơi vào trạng thái quá bán khi đường RSI cắt xuống dưới mức 30.
Để giao dịch với chỉ báo RSI theo cách này, bạn sẽ phải đợi cho đến khi đường RSI bắt đầu ra khỏi vùng quá mua hoặc quá bán. Bạn có thể đặt một lệnh mua khi đường RSI bắt đầu ra khỏi vùng quá mua; ngược lại, bạn có thể đặt một lệnh bán khi đường RSI bắt đầu ra khỏi vùng quá bán.
Đối với thị trường Forex, cách sử dụng này khá hiệu quả trên những đồ thị thời gian dài như ngày hay tuần.
Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Cách 2: Nhận Biết Phân Kỳ
Phân kỳ là một hiện tượng kỹ thuật rất phổ biến trên thị trường Forex, được biểu thị bằng sự mâu thuẫn giữa diễn biến của giá và chỉ báo dao động. Phân kỳ có thể được chia làm 2 loại chính là Phân kỳ thường và Phân kỳ ẩn.
- Phân kỳ thường là loại phân kỳ cảnh báo khả năng đảo chiều của giá trong tương lai.
- Phân kỳ ẩn là loại phân kỳ cảnh báo khả năng tiếp diễn của giá trong tương lai.
Phân kỳ RSI có độ tin cậy khá cao, đặc biệt là trên các đồ thị thời gian dài như 4 giờ, 1 ngày, hay 1 tuần.
Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Cách 3: Xác Nhận Xu Hướng Giá
Chỉ báo RSI còn có thể được kết hợp với một chỉ báo kỹ thuật giúp xác định xu hướng giá (ví dụ: Moving Average) để tạo nên một hệ thống giao dịch theo xu hướng.
Bạn có thể giao dịch theo xu hướng tăng khi:
- Giá nằm trên đường Moving Average
- Đường RSI nằm trên mức 50 và dưới mức 70
- Giá nằm dưới đường Moving Average
- Đường RSI nằm dưới mức 50 và trên mức 30
Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Kết Luận
Trên đây là 3 cách phổ biến để sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch ngoại hối. Trong phần tiếp theo, Exness sẽ giới thiệu với các bạn thêm 2 phương pháp nữa (ít phổ biến hơn nhưng cũng rất hiệu quả) để sử dụng chỉ báo này.
Theo tác giả Phạm Hải (Exness)