Ở phần 3, các bạn đã biết thêm được 2 phương pháp để sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch ngoại hối. Trong phần cuối của chuỗi bài viết này, hãy cùng Exness tìm hiểu về các mẹo để tăng tính hiệu quả của RSI nhé!
Mẹo 1: Đừng Đặt Trọn Niềm Tin Vào Các Tín Hiệu Quá Mua Hay Quá Bán
Như chúng tôi đã giới thiệu ở phần 2, RSI thường được sử dụng để phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán của một tài sản. Đây là một phương pháp rất hay; tuy nhiên, nó có thể trở nên phản tác dụng khi giá đang trong các xu hướng mạnh và bền vững vì những xu hướng này có thể làm cho đường RSI liên tục trồi sụt trong vùng quá mua/quá bán.
Dưới đây là một ví dụ về góc khuất của phương pháp giao dịch đảo chiều với chỉ báo RSI. Mặc dù đường RSI thông báo tình trạng quá mua, cặp tiền USD/CAD vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 200 pip.
Mẹo 2: Đừng Quên Mức 50
Các chỉ báo dao động đều có đường trung tâm. Tuy nhiên, một trong những thiếu sót lớn nhất của các nhà giao dịch là bỏ qua đường này.
Đường trung tâm của chỉ báo RSI chính là mức 50. Đây là một ngưỡng vô cùng quan trọng, thứ có thể giúp bạn nhận diện sự thay đổi trong xu hướng thị trường. Khi đường RSI cắt lên trên mức 50, đà tăng của giá được cho là đang chiếm ưu thế. Ngược lại, khi đường RSI cắt xuống dưới mức 50, đà giảm của giá được cho là đang chiếm ưu thế.
Vì vậy, đừng quên mức 50 của chỉ báo RSI. Mức này có thể mang đến một loạt cơ hội giao dịch tốt nếu bạn biết cách tận dụng nó.
RSI có mức thời gian cài đặt mặc định là 14 – chỉ số RSI sẽ được tính toán dựa trên 14 cây nến gần nhất. Tuy nhiên, mức mặc định này chưa hẳn đã là tốt nhất.
Một số nhà giao dịch ngắn hạn sử dụng mức thời gian nhỏ hơn (ví dụ: RSI 9) để có thể “bắt mạch” các biến động ngắn hạn trên thị trường. Trong khi đó, các nhà giao dịch dài hạn thường sử dụng mức thời gian lớn hơn (ví dụ: RSI 25) để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch dài hạn đáng tin cậy hơn.
Mức thời gian cài đặt càng ngắn, đường RSI sẽ càng trở nên biến động hơn. Chính vì vậy, bạn hãy nhớ điều chỉnh mức thời gian phù hợp với phương pháp giao dịch của mình.
Kết Luận
Vậy là chúng ta đã hoàn thành phần cuối của chuỗi bài viết về chỉ báo RSI. Sau đây là bản tổng hợp lại các bài viết về chỉ báo này:
Phần 1 - Chỉ Báo RSI và Những Điều Căn Bản
Phần 2 - Ba Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Phổ Biến Trong Giao Dịch Forex
Theo tác giả Phạm Hải (Exness)
Mẹo 1: Đừng Đặt Trọn Niềm Tin Vào Các Tín Hiệu Quá Mua Hay Quá Bán
Như chúng tôi đã giới thiệu ở phần 2, RSI thường được sử dụng để phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán của một tài sản. Đây là một phương pháp rất hay; tuy nhiên, nó có thể trở nên phản tác dụng khi giá đang trong các xu hướng mạnh và bền vững vì những xu hướng này có thể làm cho đường RSI liên tục trồi sụt trong vùng quá mua/quá bán.
Dưới đây là một ví dụ về góc khuất của phương pháp giao dịch đảo chiều với chỉ báo RSI. Mặc dù đường RSI thông báo tình trạng quá mua, cặp tiền USD/CAD vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 200 pip.
Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Như vậy, không phải lúc nào giá cũng đảo chiều ngay khi một tài sản rơi vào trạng thái quá mua/quá bán. Nếu bạn sử dụng phương pháp giao dịch đảo chiều, hãy cố gắng tìm kiếm thêm các tín hiệu để xác nhận thông báo của RSI (nến đảo chiều, mô hình giá đảo chiều, v.v.). Bên cạnh đó, hãy mạnh dạn suy nghĩ về việc đặt lệnh theo các xu hướng mạnh bất chấp tín hiệu quá mua/quá bán từ RSI.
Mẹo 2: Đừng Quên Mức 50
Các chỉ báo dao động đều có đường trung tâm. Tuy nhiên, một trong những thiếu sót lớn nhất của các nhà giao dịch là bỏ qua đường này.
Đường trung tâm của chỉ báo RSI chính là mức 50. Đây là một ngưỡng vô cùng quan trọng, thứ có thể giúp bạn nhận diện sự thay đổi trong xu hướng thị trường. Khi đường RSI cắt lên trên mức 50, đà tăng của giá được cho là đang chiếm ưu thế. Ngược lại, khi đường RSI cắt xuống dưới mức 50, đà giảm của giá được cho là đang chiếm ưu thế.
Vì vậy, đừng quên mức 50 của chỉ báo RSI. Mức này có thể mang đến một loạt cơ hội giao dịch tốt nếu bạn biết cách tận dụng nó.
Sự thay đổi từ xu hướng đi ngang sang xu hướng giảm được xác nhận bởi chỉ báo RSI. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Mẹo 3: Đừng Quên Điều Chỉnh Thông Số Cài Đặt Chỉ Báo
RSI có mức thời gian cài đặt mặc định là 14 – chỉ số RSI sẽ được tính toán dựa trên 14 cây nến gần nhất. Tuy nhiên, mức mặc định này chưa hẳn đã là tốt nhất.
Một số nhà giao dịch ngắn hạn sử dụng mức thời gian nhỏ hơn (ví dụ: RSI 9) để có thể “bắt mạch” các biến động ngắn hạn trên thị trường. Trong khi đó, các nhà giao dịch dài hạn thường sử dụng mức thời gian lớn hơn (ví dụ: RSI 25) để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch dài hạn đáng tin cậy hơn.
Mức thời gian cài đặt càng ngắn, đường RSI sẽ càng trở nên biến động hơn. Chính vì vậy, bạn hãy nhớ điều chỉnh mức thời gian phù hợp với phương pháp giao dịch của mình.
Kết Luận
Vậy là chúng ta đã hoàn thành phần cuối của chuỗi bài viết về chỉ báo RSI. Sau đây là bản tổng hợp lại các bài viết về chỉ báo này:
Phần 1 - Chỉ Báo RSI và Những Điều Căn Bản
Phần 2 - Ba Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Phổ Biến Trong Giao Dịch Forex
- Cách 1 - Nhận Biết Tình Trạng Quá Mua/Quá Bán
- Cách 2 - Nhận Biết Phân Kỳ
- Cách 3 - Xác Nhận Xu Hướng Giá
- Tìm Điểm Vào Lệnh Trong Các Xu Hướng Dài Hạn
- Sử Dụng RSI Như Một Công Cụ Phân Tích Xu Hướng
- Mẹo 1 - Đừng Đặt Trọn Niềm Tin Vào Các Tín Hiệu Quá Mua/Quá Bán
- Mẹo 2 - Đừng Quên Mức 50
- Mẹo 3 - Đừng Quên Điều Chỉnh Thông Số Cài Đặt Chỉ Báo
Theo tác giả Phạm Hải (Exness)