Giá Bitcoin giảm mạnh trong khi chi phí vận hành tăng cao khiến nhiều thợ đào khó hoàn vốn như dự tính.
Cuối 2021, khi giá Bitcoin đạt mức 68.000 USD, các thợ đào kiếm được khoản lời đáng kể. Nhiều người liên tục mở rộng quy mô khai thác, chuẩn bị cho năm 2022 bùng nổ. Nhưng điều đó đến nay chưa xảy ra.
Từ đầu năm, giá Bitcoin (BTC) liên tục chạm đáy. Tối 7/6, mỗi BTC còn 29.500 USD, giảm hơn một nửa so với đỉnh cuối năm ngoái. Một yếu tố được thợ đào quan tâm là giá điện khai thác dàn máy. Dù giá BTC xuống thấp, thợ đào vẫn có thể gồng gánh nếu chi phí rẻ. Nhưng xung đột giữa Nga và Ukraine khiến vấn đề năng lượng trầm trọng hơn, giá điện ở nhiều nơi tăng cao và thợ đào bị ảnh hưởng trực tiếp. Reuters dẫn lời Valery Vavilov, Giám đốc điều hành Bitfury - công ty chuyên sản xuất máy đào Bitcoin chuyên dụng: "Năng lượng để vận hành máy đào có thể chiếm 90-95% tổng chi phí của việc khai thác Bitcoin".
Dàn máy khai thác Bitcoin tại một xưởng đào ở Plattsburgh, New York. Ảnh:Technology Review
Daniel Jogg, Giám đốc điều hành Enerhash - công ty phân tích dữ liệu về blockchain, cho biết không ít thợ đào Bitcoin đang thua lỗ. Tại một số khu vực ở châu Âu, giá điện ước tính để đào một BTC lên đến 25.000 USD, trong khi giá BTC hiện là 29.000 USD. Nếu trừ đi chi phí máy móc, vận hành, xưởng bãi, thợ đào có thể bị thâm hụt và nguy cơ phá sản nếu giá tiền số này tiếp tục giảm.
Trong 12 tháng qua, giá điện ở Texas, một điểm nóng về khai thác tiền điện tử, đã tăng 70% khi nắng nóng kéo dài, khiến nhiều thợ đào bỏ nghề. Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, sau lệnh cấm khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc năm 2021, Mỹ hiện chiếm 37,84% hoạt động đào toàn cầu. Theo các chuyên gia, thợ đào Bitcoin như đang đi thăng bằng trên dây, chông chênh giữa một bên là giá điện tăng cao, một bên là giá BTC giảm.
Một vấn đề nữa là độ khó của thuật toán ngày càng tăng, khiến sản lượng khai thác giảm đi. Nói cách khác, thợ đào đang trả nhiều tiền hơn để khai thác được ít Bitcoin hơn và đồng tiền số họ kiếm được ngày càng mất giá.
Theo Sam Doctor, Giám đốc chiến lược tại ngân hàng đầu tư tài sản kỹ thuật số BitOoda, ngay cả những thợ đào sử dụng hệ thống khai thác hiện đại cũng đang kiếm được ít hơn trước. Ông cho biết các ASIC (máy đào Bitcoin chuyên dụng) thế hệ cũ, từ S9 trở về trước, vẫn chiếm 1/3 tổng số lượng máy đào Bitcoin toàn cầu nhưng gần như không còn sinh lời. "Với giá năng lượng hiện tại, những thợ đào không có hợp đồng cung ứng điện cố định phải đối mặt nhiều áp lực", đại diện BitOoda nói.
Giá trị vốn hóa của những công ty khai thác Bitcoin lớn như Riot, Marathon và Core Scientific đều giảm hơn 50% năm nay. Theo Wired, nếu không có một cú đảo ngược dòng về giá BTC, đây có thể xem là khởi đầu của cuộc khủng hoảng trong giới khai thác Bitcoin. Hai năm trước, các xưởng đào quy mô lớn đã tranh nhau mua ASIC. Marathon, một trong ba công ty khai thác hàng đầu ở Mỹ, mua 78.000 ASIC với giá kỷ lục 879 triệu USD. Trước đó, họ mua 30.000 Bitmain ASIC với giá 120 triệu USD vào tháng 8/2021. Nửa đầu năm nay, Marathon lên kế hoạch vận hành 133.000 máy đào, nhưng đến tháng 5, họ chỉ có 36.830 ASIC hoạt động do gặp các vấn đề về lắp đặt và điều kiện thời tiết không thuận lợi tại một số xưởng đào.
Charlie Schumacher, người phát ngôn của Marathon, cho biết: "Nhiều thợ đào đang vật lộn trong nợ nần, phải tìm cách thu hồi vốn mua máy, tiền xây dựng, trang trại, tiền thuê nhân công. Cách duy nhất bù đắp lại các khoản vay là cắm điện cho máy chạy và chờ BTC tăng giá rồi bán kiếm lời".
Schumacher nói công ty ông chưa thể hoàn vốn cho lô máy đào cuối năm ngoái. Họ mới trả một khoản tiền cọc, số vốn còn lại dùng để vận hành và không có gì đảm bảo sẽ có thể chi trả được các khoản nợ để tiếp tục duy trì trại đào Bitcoin cỡ lớn.
"Gánh nặng nợ nần, giá điện tăng cao và giá Bitcoin giảm đang ảnh hưởng trực tiếp đến bài toán lợi nhuận. Bất cứ ai sắm máy đào cuối năm ngoái hoặc đi vay để đầu tư đều chưa thấy ngày 'về bờ' khi lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với dự tính ban đầu", Jurica Bulovic, trưởng bộ phận tại công ty đầu tư Foundry, chia sẻ.
Theo thống kê của nền tảng nghiên cứu tiền điện tử Into The Block hồi tháng 3, vai trò của giới thợ đào đang ngày một giảm khi số BTC họ sở hữu hiện là 1,95 triệu đồng, thấp nhất tính từ năm 2010. Trước đó vào cuối 2019, số này là là 2,4 triệu BTC. Trong tháng 5, Riot Blockchain, một công ty khai thác lớn của Mỹ, đã bán 250 BTC trong tổng số 6.320 BTC tích trữ để lấy tiền duy trì hoạt động. Vài ngày sau, Marathon cho biết cũng đang xem xét bán đi một ít Bitcoin dù giá thấp.
Trong giới khai thác tiền số, nhiều khoản nợ được thế chấp bằng chính những cỗ máy đào Bitcoin và dựa trên lượng BTC thợ mỏ nắm giữ. Nhưng những tài sản thế chấp này ngày càng mất giá trị. Các chuyên gia cảnh báo nếu thợ đào vỡ nợ, thị trường sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng lan rộng sang phần còn lại của ngành tiền mã hóa.
Cuối 2021, khi giá Bitcoin đạt mức 68.000 USD, các thợ đào kiếm được khoản lời đáng kể. Nhiều người liên tục mở rộng quy mô khai thác, chuẩn bị cho năm 2022 bùng nổ. Nhưng điều đó đến nay chưa xảy ra.
Từ đầu năm, giá Bitcoin (BTC) liên tục chạm đáy. Tối 7/6, mỗi BTC còn 29.500 USD, giảm hơn một nửa so với đỉnh cuối năm ngoái. Một yếu tố được thợ đào quan tâm là giá điện khai thác dàn máy. Dù giá BTC xuống thấp, thợ đào vẫn có thể gồng gánh nếu chi phí rẻ. Nhưng xung đột giữa Nga và Ukraine khiến vấn đề năng lượng trầm trọng hơn, giá điện ở nhiều nơi tăng cao và thợ đào bị ảnh hưởng trực tiếp. Reuters dẫn lời Valery Vavilov, Giám đốc điều hành Bitfury - công ty chuyên sản xuất máy đào Bitcoin chuyên dụng: "Năng lượng để vận hành máy đào có thể chiếm 90-95% tổng chi phí của việc khai thác Bitcoin".
Dàn máy khai thác Bitcoin tại một xưởng đào ở Plattsburgh, New York. Ảnh:Technology Review
Daniel Jogg, Giám đốc điều hành Enerhash - công ty phân tích dữ liệu về blockchain, cho biết không ít thợ đào Bitcoin đang thua lỗ. Tại một số khu vực ở châu Âu, giá điện ước tính để đào một BTC lên đến 25.000 USD, trong khi giá BTC hiện là 29.000 USD. Nếu trừ đi chi phí máy móc, vận hành, xưởng bãi, thợ đào có thể bị thâm hụt và nguy cơ phá sản nếu giá tiền số này tiếp tục giảm.
Trong 12 tháng qua, giá điện ở Texas, một điểm nóng về khai thác tiền điện tử, đã tăng 70% khi nắng nóng kéo dài, khiến nhiều thợ đào bỏ nghề. Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, sau lệnh cấm khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc năm 2021, Mỹ hiện chiếm 37,84% hoạt động đào toàn cầu. Theo các chuyên gia, thợ đào Bitcoin như đang đi thăng bằng trên dây, chông chênh giữa một bên là giá điện tăng cao, một bên là giá BTC giảm.
Một vấn đề nữa là độ khó của thuật toán ngày càng tăng, khiến sản lượng khai thác giảm đi. Nói cách khác, thợ đào đang trả nhiều tiền hơn để khai thác được ít Bitcoin hơn và đồng tiền số họ kiếm được ngày càng mất giá.
Theo Sam Doctor, Giám đốc chiến lược tại ngân hàng đầu tư tài sản kỹ thuật số BitOoda, ngay cả những thợ đào sử dụng hệ thống khai thác hiện đại cũng đang kiếm được ít hơn trước. Ông cho biết các ASIC (máy đào Bitcoin chuyên dụng) thế hệ cũ, từ S9 trở về trước, vẫn chiếm 1/3 tổng số lượng máy đào Bitcoin toàn cầu nhưng gần như không còn sinh lời. "Với giá năng lượng hiện tại, những thợ đào không có hợp đồng cung ứng điện cố định phải đối mặt nhiều áp lực", đại diện BitOoda nói.
Giá trị vốn hóa của những công ty khai thác Bitcoin lớn như Riot, Marathon và Core Scientific đều giảm hơn 50% năm nay. Theo Wired, nếu không có một cú đảo ngược dòng về giá BTC, đây có thể xem là khởi đầu của cuộc khủng hoảng trong giới khai thác Bitcoin. Hai năm trước, các xưởng đào quy mô lớn đã tranh nhau mua ASIC. Marathon, một trong ba công ty khai thác hàng đầu ở Mỹ, mua 78.000 ASIC với giá kỷ lục 879 triệu USD. Trước đó, họ mua 30.000 Bitmain ASIC với giá 120 triệu USD vào tháng 8/2021. Nửa đầu năm nay, Marathon lên kế hoạch vận hành 133.000 máy đào, nhưng đến tháng 5, họ chỉ có 36.830 ASIC hoạt động do gặp các vấn đề về lắp đặt và điều kiện thời tiết không thuận lợi tại một số xưởng đào.
Charlie Schumacher, người phát ngôn của Marathon, cho biết: "Nhiều thợ đào đang vật lộn trong nợ nần, phải tìm cách thu hồi vốn mua máy, tiền xây dựng, trang trại, tiền thuê nhân công. Cách duy nhất bù đắp lại các khoản vay là cắm điện cho máy chạy và chờ BTC tăng giá rồi bán kiếm lời".
Schumacher nói công ty ông chưa thể hoàn vốn cho lô máy đào cuối năm ngoái. Họ mới trả một khoản tiền cọc, số vốn còn lại dùng để vận hành và không có gì đảm bảo sẽ có thể chi trả được các khoản nợ để tiếp tục duy trì trại đào Bitcoin cỡ lớn.
"Gánh nặng nợ nần, giá điện tăng cao và giá Bitcoin giảm đang ảnh hưởng trực tiếp đến bài toán lợi nhuận. Bất cứ ai sắm máy đào cuối năm ngoái hoặc đi vay để đầu tư đều chưa thấy ngày 'về bờ' khi lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với dự tính ban đầu", Jurica Bulovic, trưởng bộ phận tại công ty đầu tư Foundry, chia sẻ.
Theo thống kê của nền tảng nghiên cứu tiền điện tử Into The Block hồi tháng 3, vai trò của giới thợ đào đang ngày một giảm khi số BTC họ sở hữu hiện là 1,95 triệu đồng, thấp nhất tính từ năm 2010. Trước đó vào cuối 2019, số này là là 2,4 triệu BTC. Trong tháng 5, Riot Blockchain, một công ty khai thác lớn của Mỹ, đã bán 250 BTC trong tổng số 6.320 BTC tích trữ để lấy tiền duy trì hoạt động. Vài ngày sau, Marathon cho biết cũng đang xem xét bán đi một ít Bitcoin dù giá thấp.
Trong giới khai thác tiền số, nhiều khoản nợ được thế chấp bằng chính những cỗ máy đào Bitcoin và dựa trên lượng BTC thợ mỏ nắm giữ. Nhưng những tài sản thế chấp này ngày càng mất giá trị. Các chuyên gia cảnh báo nếu thợ đào vỡ nợ, thị trường sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng lan rộng sang phần còn lại của ngành tiền mã hóa.
Theo vnexpress