Thợ đào Bitcoin trên toàn thế giới hiện chỉ giữ 1,95 triệu BTC, thấp kỷ lục trong vòng hơn 10 năm qua.
Theo Forbes, tương tự khai thác vàng, cách duy nhất để tăng nguồn cung của Bitcoin (BTC) là đào. Thợ đào là một trong những mắt xích quan trọng bậc nhất với tương lai của tiền điện tử. Tuy nhiên, vai trò của giới thợ đào đang ngày một giảm khi số BTC họ sở hữu hiện là 1,95 triệu, thấp nhất tính từ năm 2010, theo thống kê của nền tảng nghiên cứu tiền điện tử Into The Block hôm 11/3. Trong khi đó, con số này vào cuối năm 2019 là 2,4 triệu BTC.
Lượng Bitcoin do thợ đào nắm giữ đang thấp kỷ lục. Nguồn: Into The Block
"Tỷ lệ băm của Bitcoin liên tục đạt độ khó kỷ lục. Áp lực lợi nhuận đặt trên vai người khai thác ngày một lớn khiến họ phải bán đi một phần của cải đang nắm giữ để trang trải chi phí hoạt động", Into The Block bình luận.
Theo Finbold, một nguyên nhân khác là tác động từ chính phủ các nước. Cuộc "đàn áp" với hoạt động đào Bitcoin ở Trung Quốc năm ngoái đã giáng đòn nặng vào giới thợ đào. SCMP cho biết, tính từ tháng 5/2021 đến cuối năm ngoái, vẫn có ít nhất hai triệu "trâu cày" bị mắc kẹt lại Trung Quốc. Ước tính, mỗi máy đào có thể tạo 26,7 USD mỗi ngày. Do đó, việc ngừng hoạt động khiến các công ty thiệt hại hàng trăm triệu USD. Để khôi phục hoạt động khai thác, họ buộc phải bán số coin mình có.
Finbold cho rằng thợ đào tiền điện tử đang trải qua giai đoạn hỗn loạn nhất từ trước tới nay. Việc khai thác dù chuyển đến những nơi mới ngoài Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, đáng kể nhất là cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu và những tác động của Covid-19.
Còn theo Forbes, hiện quá trình khai thác Bitcoin vẫn diễn ra trong "bóng tối". Các công ty đào coin phải đối mặt với nhiều chỉ trích của cộng đồng, giới hành pháp về việc thải ra môi trường lượng CO2 khổng lồ và tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Louis Cleroux, Giám đốc điều hành nền tảng Timechain (Canada), nhận định: "Lệnh cấm khai thác đang trở thành xu hướng trong trung hạn. Các thợ đào cần tìm ra những cách sáng tạo hơn để đạt thoả thuận với chính phủ, trong đó có việc xem xét lại cách sử dụng năng lượng".
Trong khi đó, Adrian Eidelman, đồng sáng lập nền tảng hợp đồng thông minh RSK, nói: "Thợ đào thường tìm đến nguồn năng lượng giá rẻ nhưng gây hại cho môi trường. Họ sẽ cần những nguồn năng lượng xanh hơn, ở xa thành phố lớn". Khi giải quyết được những vấn đề trên, cộng đồng sẽ có cái nhìn khác về những người khai thác tiền mã hóa.
Theo Forbes, tương tự khai thác vàng, cách duy nhất để tăng nguồn cung của Bitcoin (BTC) là đào. Thợ đào là một trong những mắt xích quan trọng bậc nhất với tương lai của tiền điện tử. Tuy nhiên, vai trò của giới thợ đào đang ngày một giảm khi số BTC họ sở hữu hiện là 1,95 triệu, thấp nhất tính từ năm 2010, theo thống kê của nền tảng nghiên cứu tiền điện tử Into The Block hôm 11/3. Trong khi đó, con số này vào cuối năm 2019 là 2,4 triệu BTC.
Lượng Bitcoin do thợ đào nắm giữ đang thấp kỷ lục. Nguồn: Into The Block
"Tỷ lệ băm của Bitcoin liên tục đạt độ khó kỷ lục. Áp lực lợi nhuận đặt trên vai người khai thác ngày một lớn khiến họ phải bán đi một phần của cải đang nắm giữ để trang trải chi phí hoạt động", Into The Block bình luận.
Theo Finbold, một nguyên nhân khác là tác động từ chính phủ các nước. Cuộc "đàn áp" với hoạt động đào Bitcoin ở Trung Quốc năm ngoái đã giáng đòn nặng vào giới thợ đào. SCMP cho biết, tính từ tháng 5/2021 đến cuối năm ngoái, vẫn có ít nhất hai triệu "trâu cày" bị mắc kẹt lại Trung Quốc. Ước tính, mỗi máy đào có thể tạo 26,7 USD mỗi ngày. Do đó, việc ngừng hoạt động khiến các công ty thiệt hại hàng trăm triệu USD. Để khôi phục hoạt động khai thác, họ buộc phải bán số coin mình có.
Finbold cho rằng thợ đào tiền điện tử đang trải qua giai đoạn hỗn loạn nhất từ trước tới nay. Việc khai thác dù chuyển đến những nơi mới ngoài Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, đáng kể nhất là cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu và những tác động của Covid-19.
Còn theo Forbes, hiện quá trình khai thác Bitcoin vẫn diễn ra trong "bóng tối". Các công ty đào coin phải đối mặt với nhiều chỉ trích của cộng đồng, giới hành pháp về việc thải ra môi trường lượng CO2 khổng lồ và tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Louis Cleroux, Giám đốc điều hành nền tảng Timechain (Canada), nhận định: "Lệnh cấm khai thác đang trở thành xu hướng trong trung hạn. Các thợ đào cần tìm ra những cách sáng tạo hơn để đạt thoả thuận với chính phủ, trong đó có việc xem xét lại cách sử dụng năng lượng".
Trong khi đó, Adrian Eidelman, đồng sáng lập nền tảng hợp đồng thông minh RSK, nói: "Thợ đào thường tìm đến nguồn năng lượng giá rẻ nhưng gây hại cho môi trường. Họ sẽ cần những nguồn năng lượng xanh hơn, ở xa thành phố lớn". Khi giải quyết được những vấn đề trên, cộng đồng sẽ có cái nhìn khác về những người khai thác tiền mã hóa.
Theo vnexprss