Tập đoàn hàng không số một thế giới
William E. Boeing và George Conrad Westervelt (kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ) đã thành lập công ty hàng không B&W vào ngày 15/7/1916 tại thành phố Seattle, Washington - Hoa Kỳ. Sau đó, hai ông đổi tên công ty thành Pacific Aero Products. Năm 1917, chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company. Năm 1927, William E. Boeing thành lập hãng hàng không cho riêng mình với tên gọi là Boeing Air Transport (BAT). BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sát nhập năm 1928. Năm 1929, công ty đổi tên thành United Aircraft and Transport Corporation; đồng thời mua lại Pratt & Whitney, Hamilton Standard Propeller Company và Chance Vought. Năm 1930 tiếp tục mua National Air Transport. Đạo luật Air Mail năm 1934 không cho phép các hãng hàng không và nhà sản xuất tồn tại dưới cùng một công ty. Vì vậy công ty được chia thành 3 công ty nhỏ hơn: Boeing Airplane Company, United Airlines và United Aircraft Corporation. Hiện trụ sở chính của Boeing đặt tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.
Giữa năm 1938 và 1941, hãng sản xuất chiếc Boeing 314 Clipper - máy bay lớn nhất tại thời điểm đó. Chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper vào tháng 6 năm 1938 diễn ra thành công.
Năm 1944, Boeing hợp tác với những công ty sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu việc Boeing chuyển sang sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom phục vụ Thế chiến hai. Trong đó phải kể đến việc sản xuất B-17 cùng với Lockheed Aircraft Corp. và Douglas Aircraft Co., B-29 cùng Bell Aircraft Co. và Glenn L. Martin Company. Giai đoạn chiến tranh lạnh, Boeing sản xuất máy bay ném bom phản lực đầu tiên B-47 và đặc biệt là B-52 đến ngày nay vẫn còn phục vụ trong không quân Mỹ.
Tháng 6/2005, James McNerney được bổ nhiệm làm CEO của Tập đoàn Boeing với mức lương 1,75 triệu USD/năm. Với thành tích 18 năm làm việc tại GE (General Electric) và CEO của 3M, sau 3 năm tiếp quản Boeing, James McNerney đã đưa số lượng đơn đặt hàng lên đến con số 1.136 vào năm 2007, doanh thu vượt trội, giá cổ phiếu của Boeing tăng 30% và nằm trong nhóm dẫn đầu những tập đoàn đáng ngưỡng mộ nhất thế giới (theo Fortune).
Từ những thế hệ máy bay ban đầu như B707, B747, B727, B737... Boeing liên tục trình làng những thế hệ máy bay mới, hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu, trong đó phải kể đến Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay dân dụng mới ứng dụng phát minh, công nghệ mới và hiện đại nhất, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 20% so với các máy bay khác cùng thế hệ. Boeing 787 Dreamliner đem lại thành công cho Boeing với 500 đơn đặt hàng ngay từ khi công bố. Năm 2011, Boeing ra mắt siêu phẩm B747-8 Intercontinental với sức chứa 500 hành khách, tiết kiệm nhiên liệu và là máy bay vận tải dài nhất thế giới.
Hiện nay, Boeing là hãng hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Cả Boeing và Airbus của châu Âu đều đang cạnh tranh khốc liệt trên các thị phần hàng không thế giới. Boeing cho biết, hãng đang nắm giữ gần 40% thị phần ở Trung Đông so với mức 60% thị phần mà đối thủ đang có được. Boeing hy vọng sẽ tăng thị phần tại khu vực này, nơi mà các chuyên gia dự đoán trong vòng 20 năm tới đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng mạnh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới với mức tăng trưởng lên tới 7,1%, cao hơn nhiều so với 4,7% ở những nơi khác. Boeing hiện nắm giữ chưa tới 30% thị trường máy bay tầm trung, nhưng lại chiếm ưu thế hơn so với Airbus trên thị trường máy bay tầm xa với 60% thị phần.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Boeing đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm cải tiến như máy bay ném bom B-52, vệ tinh nhân tạo, bệ phóng Saturn V (bệ phóng của tàu con thoi Apollo trong các chuyến du hành của con tàu này đến mặt trăng). Hồi tháng 10/2013, Boeing và Lockheed Martin tuyên bố hợp tác chế tạo máy bay ném bom tầm xa (LRS-B). Như vậy, mối quan hệ hợp tác Boeing - Lockheed được nối lại sau thời gian gián đoạn năm 2008. Hai tập đoàn này bắt tay nhau nhằm mục đích cạnh tranh với Northrop Grumman, công ty đã chế tạo và sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Không quân Mỹ dự định đặt hàng 80 - 100 máy bay LRS-B.
Năm 2002, Airbus đã chiếm vị trí số 1 từ Boeing và Boeing đã lấy lại vị trí này sau 10 năm. Năm 2011 khi Airbus giao 534 máy bay thì Boeing cũng chỉ có được 477 chiếc. Trong năm 2012, Boeing giành vị trí dẫn đầu về số đơn đặt mua máy bay với 1.203 chiếc so với con số 833 của Airbus. Số máy bay hãng Airbus giao cho khách hàng trong năm 2012 tăng 10%, đạt mức kỷ lục 588 chiếc (tin công bố ngày 17/1/2013). Tuy nhiên, mức doanh số này vẫn thua Boeing khi hãng này giao được 601 chiếc và giành ngôi vị số 1 về doanh số bán máy bay từ tay đối thủ châu Âu Airbus. Grossbongardt, nhà phân tích thị trường hàng không, cho rằng những lỗi chiến lược từ phía Airbus đã khiến số lượng đơn đặt hàng sụt giảm. Hãng đã quá tập trung vào A380 trong khi không nhận được đơn đặt hàng A380 nào tại hội chợ Hàng không Farnborough diễn ra vào tháng 7/2012 vừa qua. Năm 2012, doanh thu của Boeing tăng lên 81,7 tỷ USD, hơn 13 tỷ USD so với năm 2011.
Boeing cho biết hãng đã nhận được một lượng đơn đặt hàng lớn với trị giá lên tới 390 tỷ USD cho năm 2013, bao gồm cả các dòng máy bay dân sự và máy bay quân sự. Dự báo doanh thu năm 2013 của hãng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 82 - 85 tỷ USD.
Tại triển lãm hàng không Dubai (Dubai Airshow), Boeing chiếm ưu thế hơn so với đối thủ lâu năm - Airbus. Trong ngày đầu tiên khai mạc Dubai Airshow 17/11/2013, Boeing thu về gần 100 tỷ USD đơn đặt hàng dòng 777X. Trong khi đó, Airbus chỉ nhận được khoảng 50 tỷ USD. Đơn hàng trên chủ yếu của hãng hàng không vùng Vịnh Emirates Airlines với 150 chiếc Boeing 777X, tổng trị giá 76 tỷ USD. Các đơn hàng khác từ Etihad Airways, Qatar Airways và Lufthansa..
Việt Nam (Viet Nam Airlines) đã sử dụng các dòng sản phẩm của Boeing trong thời gian qua bên cạnh máy bay của Airbus và các hãng khác. Trong thời gian tới theo thông tin từ Boeing, Vietnam Airlines có đơn đặt mua 8 chiếc Boeing 787 Dreamliner và thuê 77 chiếc qua các công ty cho thuê máy bay nhằm đáp ứng nhu cầu cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế đường dài ngày càng gia tăng của Việt Nam.
Tập đoàn hàng không số một thế giới
William E. Boeing và George Conrad Westervelt (kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ) đã thành lập công ty hàng không B&W vào ngày 15/7/1916 tại thành phố Seattle, Washington - Hoa Kỳ. Sau đó, hai ông đổi tên công ty thành Pacific Aero Products. Năm 1917, chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company. Năm 1927, William E. Boeing thành lập hãng hàng không cho riêng mình với tên gọi là Boeing Air Transport (BAT). BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sát nhập năm 1928. Năm 1929, công ty đổi tên thành United Aircraft and Transport Corporation; đồng thời mua lại Pratt & Whitney, Hamilton Standard Propeller Company và Chance Vought. Năm 1930 tiếp tục mua National Air Transport. Đạo luật Air Mail năm 1934 không cho phép các hãng hàng không và nhà sản xuất tồn tại dưới cùng một công ty. Vì vậy công ty được chia thành 3 công ty nhỏ hơn: Boeing Airplane Company, United Airlines và United Aircraft Corporation. Hiện trụ sở chính của Boeing đặt tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.
Giữa năm 1938 và 1941, hãng sản xuất chiếc Boeing 314 Clipper - máy bay lớn nhất tại thời điểm đó. Chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper vào tháng 6 năm 1938 diễn ra thành công.
Năm 1944, Boeing hợp tác với những công ty sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu việc Boeing chuyển sang sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom phục vụ Thế chiến hai. Trong đó phải kể đến việc sản xuất B-17 cùng với Lockheed Aircraft Corp. và Douglas Aircraft Co., B-29 cùng Bell Aircraft Co. và Glenn L. Martin Company. Giai đoạn chiến tranh lạnh, Boeing sản xuất máy bay ném bom phản lực đầu tiên B-47 và đặc biệt là B-52 đến ngày nay vẫn còn phục vụ trong không quân Mỹ.
Tháng 6/2005, James McNerney được bổ nhiệm làm CEO của Tập đoàn Boeing với mức lương 1,75 triệu USD/năm. Với thành tích 18 năm làm việc tại GE (General Electric) và CEO của 3M, sau 3 năm tiếp quản Boeing, James McNerney đã đưa số lượng đơn đặt hàng lên đến con số 1.136 vào năm 2007, doanh thu vượt trội, giá cổ phiếu của Boeing tăng 30% và nằm trong nhóm dẫn đầu những tập đoàn đáng ngưỡng mộ nhất thế giới (theo Fortune).
Từ những thế hệ máy bay ban đầu như B707, B747, B727, B737... Boeing liên tục trình làng những thế hệ máy bay mới, hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu, trong đó phải kể đến Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay dân dụng mới ứng dụng phát minh, công nghệ mới và hiện đại nhất, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 20% so với các máy bay khác cùng thế hệ. Boeing 787 Dreamliner đem lại thành công cho Boeing với 500 đơn đặt hàng ngay từ khi công bố. Năm 2011, Boeing ra mắt siêu phẩm B747-8 Intercontinental với sức chứa 500 hành khách, tiết kiệm nhiên liệu và là máy bay vận tải dài nhất thế giới.
Hiện nay, Boeing là hãng hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Cả Boeing và Airbus của châu Âu đều đang cạnh tranh khốc liệt trên các thị phần hàng không thế giới. Boeing cho biết, hãng đang nắm giữ gần 40% thị phần ở Trung Đông so với mức 60% thị phần mà đối thủ đang có được. Boeing hy vọng sẽ tăng thị phần tại khu vực này, nơi mà các chuyên gia dự đoán trong vòng 20 năm tới đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng mạnh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới với mức tăng trưởng lên tới 7,1%, cao hơn nhiều so với 4,7% ở những nơi khác. Boeing hiện nắm giữ chưa tới 30% thị trường máy bay tầm trung, nhưng lại chiếm ưu thế hơn so với Airbus trên thị trường máy bay tầm xa với 60% thị phần.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Boeing đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm cải tiến như máy bay ném bom B-52, vệ tinh nhân tạo, bệ phóng Saturn V (bệ phóng của tàu con thoi Apollo trong các chuyến du hành của con tàu này đến mặt trăng). Hồi tháng 10/2013, Boeing và Lockheed Martin tuyên bố hợp tác chế tạo máy bay ném bom tầm xa (LRS-B). Như vậy, mối quan hệ hợp tác Boeing - Lockheed được nối lại sau thời gian gián đoạn năm 2008. Hai tập đoàn này bắt tay nhau nhằm mục đích cạnh tranh với Northrop Grumman, công ty đã chế tạo và sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Không quân Mỹ dự định đặt hàng 80 - 100 máy bay LRS-B.
Năm 2002, Airbus đã chiếm vị trí số 1 từ Boeing và Boeing đã lấy lại vị trí này sau 10 năm. Năm 2011 khi Airbus giao 534 máy bay thì Boeing cũng chỉ có được 477 chiếc. Trong năm 2012, Boeing giành vị trí dẫn đầu về số đơn đặt mua máy bay với 1.203 chiếc so với con số 833 của Airbus. Số máy bay hãng Airbus giao cho khách hàng trong năm 2012 tăng 10%, đạt mức kỷ lục 588 chiếc (tin công bố ngày 17/1/2013). Tuy nhiên, mức doanh số này vẫn thua Boeing khi hãng này giao được 601 chiếc và giành ngôi vị số 1 về doanh số bán máy bay từ tay đối thủ châu Âu Airbus. Grossbongardt, nhà phân tích thị trường hàng không, cho rằng những lỗi chiến lược từ phía Airbus đã khiến số lượng đơn đặt hàng sụt giảm. Hãng đã quá tập trung vào A380 trong khi không nhận được đơn đặt hàng A380 nào tại hội chợ Hàng không Farnborough diễn ra vào tháng 7/2012 vừa qua. Năm 2012, doanh thu của Boeing tăng lên 81,7 tỷ USD, hơn 13 tỷ USD so với năm 2011.
Boeing cho biết hãng đã nhận được một lượng đơn đặt hàng lớn với trị giá lên tới 390 tỷ USD cho năm 2013, bao gồm cả các dòng máy bay dân sự và máy bay quân sự. Dự báo doanh thu năm 2013 của hãng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 82 - 85 tỷ USD.
Tại triển lãm hàng không Dubai (Dubai Airshow), Boeing chiếm ưu thế hơn so với đối thủ lâu năm - Airbus. Trong ngày đầu tiên khai mạc Dubai Airshow 17/11/2013, Boeing thu về gần 100 tỷ USD đơn đặt hàng dòng 777X. Trong khi đó, Airbus chỉ nhận được khoảng 50 tỷ USD. Đơn hàng trên chủ yếu của hãng hàng không vùng Vịnh Emirates Airlines với 150 chiếc Boeing 777X, tổng trị giá 76 tỷ USD. Các đơn hàng khác từ Etihad Airways, Qatar Airways và Lufthansa..
Việt Nam (Viet Nam Airlines) đã sử dụng các dòng sản phẩm của Boeing trong thời gian qua bên cạnh máy bay của Airbus và các hãng khác. Trong thời gian tới theo thông tin từ Boeing, Vietnam Airlines có đơn đặt mua 8 chiếc Boeing 787 Dreamliner và thuê 77 chiếc qua các công ty cho thuê máy bay nhằm đáp ứng nhu cầu cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế đường dài ngày càng gia tăng của Việt Nam.