[Thông Tin Mã:BAY] Lịch sử của Bayer

niceday

Hero
Verified
Joined
Jul 9, 2011
Messages
1,308
Reactions
1,332
MR
141.016
Ngày 1/8/1863, Bayer và Weskott đã thành lập công ty Friedr. Bayer et. comp., một khởi nghiệp nhiều tiềm năng ngay từ thế kỷ 19 và là tiền thân của Bayer có tiếng khắp thế giới ngày nay.

Ngành dược và hóa chất toàn cầu hiếm khi nổi lên một “đế chế” mạnh như Bayer – tập đoàn dược phẩm và hóa chất của Đức – nhờ thương vụ sáp nhập đình đám với tập đoàn sản xuất hạt giống biến đổi gen Monsanto của Mỹ sau khi vượt qua nhiều sóng gió tưởng chừng không thể trụ lại.

Mọi việc khởi nguồn từ một tình bạn giữa hai người đàn ông có niềm đam mê tìm hiểu thiên nhiên và một "khối gia tài" gồm hai bếp nấu kèm lò nướng.

Doanh nhân Friedrich Bayer và thợ nhuộm Johann Weskott sử dụng hai lò bếp này để thực hiện hàng loạt thí nghiệm và rồi cuối cùng đã khám phá ra phương pháp chế tạo thuốc nhuộm.

Ngày 1/8/1863, Bayer và Weskott đã thành lập công ty Friedr. Bayer et. comp. tại Wuppertal-Barmen, một khởi nghiệp nhiều tiềm năng ngay từ thế kỷ 19 và là tiền thân của Bayer có tiếng khắp thế giới ngày nay.

Doanh nhân kinh doanh thuốc nhuộm Friedrich Bayer (1825-1880) và người thợ nhuộm bậc thầy Johann Friedrich Weskott (1821-1876) lập ra Friedr. Bayer et. comp. với mục tiêu ban đầu là sản xuất và bán thuốc nhuộm tổng hợp.

Tính đến thời điểm đó, sản xuất thuốc nhuộm từ nhựa than đá chỉ mới được phát minh ra một vài năm trước, mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới cho ngành hóa chất còn non trẻ.

Nhiều nhà máy nhuộm được thành lập vào thời điểm đó, nhưng chỉ những công ty có bước đột phá với khả năng khai thác các cơ hội trên thị trường quốc tế mới đủ khả năng xoay sở để tồn tại trong dài hạn. Friedr. Bayer et. comp. là một trong số này.

Năm 1881, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi mới Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. Sức tăng trưởng ấn tượng của Friedr.

Bayer & Co được thể hiện rõ nét qua việc quy mô lực lượng lao động tăng với tốc độ không tưởng từ chỉ 3 người trong năm 1863 lên hơn 300 người vào năm 1881.

Những năm sau đó (1881-1913), Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. phát triển thành một công ty hóa chất có các chi nhánh hoạt động trên thị trường quốc tế.

Mặc dù thuốc nhuộm vẫn là mảng kinh doanh lớn nhất, song Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh mới.

Một dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. phải kể đến sự thành lập phòng thí nghiệm khoa học tại Wuppertal – Elberfeld, đồng thời là trụ sở của công ty trong giai đoạn 1878-1912, đặt ra các tiêu chuẩn mới trong nghiên cứu công nghiệp.

Các nỗ lực nghiên cứu của công ty khi này đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt hợp chất trung gian, thuốc nhuộm và dược phẩm, bao gồm cả Aspirin - “loại thuốc của thế kỷ” – được phát triển bởi Felix Hoffmann và được đưa ra thị trường vào năm 1899.

Đến năm 1913, hơn 80% doanh thu của Bayer đến từ xuất khẩu. Bayer chỉ định đại diện kinh doanh tại Mỹ năm 1865; một vài năm sau đó, công ty mua lại cổ phần tại nhà máy nhuộm nhựa than đá tại Albany, New York.

Trong hàng chục năm tiếp theo, Bayer mở thêm các công ty con tại nước ngoài nhằm bảo vệ và mở rộng vị thể của Bayer tại các thị trường quan trọng.

Ngay trước khi nổ ra Thế Chiến I (1914-1918), Bayer duy trì chi nhánh tại Nga, Pháp, Bỉ, Anh và Mỹ. Trong số khoảng 10.000 nhân lực được Bayer tuyển dụng vào năm 1913, gần 1.000 người làm việc ngoài nước Đức.

Một bước ngoặt đến với Bayer khi Thế Chiến II (1939-1945) đi qua, Bayer mất đi tài sản tại nước ngoài, bao gồm cả các bằng phát minh có giá trị, dẫn đến việc công ty phải tái thiết lập các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, thâu tóm các công ty nước ngoài.

Bayer cũng mở rộng hoạt động tại Đức và châu Âu. Hoạt động nghiên cứu và phát triển, một trong những sở trường của Bayer, đóng góp không nhỏ vào sự mở rộng của công ty giai đoạn này.

Đến năm 1963 – tròn 100 năm sau ngày thành lập – Bayer một lần nữa tuyển dụng gần 80.000 nhân lực, với doanh thu đạt khoảng 4,7 tỷ mark Đức.

Những năm 1990 chứng kiến một chuyển đổi mang tính cấu trúc lớn khác của Bayer khi giống như các công ty khác, Bayer phải đối mặt với thách thức của toàn cầu hóa.

Theo sau những nỗ lực không ngừng đầu tháng này Bayer hoàn tất thương vụ sáp nhập trị giá 63 tỷ USD với Monsanto, mở đường cho việc hình thành "đế chế" về thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống hàng đầu thế giới.

Nói về thương vụ lịch sử này, Giám đốc điều hành Bayer Werner Baumann khẳng định hãng muốn đóng góp một phần giải pháp cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới vốn đang đối mặt với các nguy cơ ngày một tăng.
Sau khi ký kết, thương vụ Bayer-Monsanto được dự đoán tạo ra một tập đoàn toàn cầu với 115.000 nhân viên và doanh thu hàng năm lên tới 45 tỷ euro (53 tỷ USD).

Đây là một bước ngoặt lớn đối với Bayer, theo sau hàng loạt vụ thâu tóm đình đám thành công trước đó như việc mua về Aventis CropScience (năm 2001), mảng y tế người tiêu dùng của Roche (năm 2005), công ty công nghệ sinh học Mỹ Athenix Corp. (2009).






Ngày 1/8/1863, Bayer và Weskott đã thành lập công ty Friedr. Bayer et. comp., một khởi nghiệp nhiều tiềm năng ngay từ thế kỷ 19 và là tiền thân của Bayer có tiếng khắp thế giới ngày nay.

Ngành dược và hóa chất toàn cầu hiếm khi nổi lên một “đế chế” mạnh như Bayer – tập đoàn dược phẩm và hóa chất của Đức – nhờ thương vụ sáp nhập đình đám với tập đoàn sản xuất hạt giống biến đổi gen Monsanto của Mỹ sau khi vượt qua nhiều sóng gió tưởng chừng không thể trụ lại.

Mọi việc khởi nguồn từ một tình bạn giữa hai người đàn ông có niềm đam mê tìm hiểu thiên nhiên và một "khối gia tài" gồm hai bếp nấu kèm lò nướng.

Doanh nhân Friedrich Bayer và thợ nhuộm Johann Weskott sử dụng hai lò bếp này để thực hiện hàng loạt thí nghiệm và rồi cuối cùng đã khám phá ra phương pháp chế tạo thuốc nhuộm.

Ngày 1/8/1863, Bayer và Weskott đã thành lập công ty Friedr. Bayer et. comp. tại Wuppertal-Barmen, một khởi nghiệp nhiều tiềm năng ngay từ thế kỷ 19 và là tiền thân của Bayer có tiếng khắp thế giới ngày nay.

Doanh nhân kinh doanh thuốc nhuộm Friedrich Bayer (1825-1880) và người thợ nhuộm bậc thầy Johann Friedrich Weskott (1821-1876) lập ra Friedr. Bayer et. comp. với mục tiêu ban đầu là sản xuất và bán thuốc nhuộm tổng hợp.

Tính đến thời điểm đó, sản xuất thuốc nhuộm từ nhựa than đá chỉ mới được phát minh ra một vài năm trước, mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới cho ngành hóa chất còn non trẻ.

Nhiều nhà máy nhuộm được thành lập vào thời điểm đó, nhưng chỉ những công ty có bước đột phá với khả năng khai thác các cơ hội trên thị trường quốc tế mới đủ khả năng xoay sở để tồn tại trong dài hạn. Friedr. Bayer et. comp. là một trong số này.

Năm 1881, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi mới Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. Sức tăng trưởng ấn tượng của Friedr.

Bayer & Co được thể hiện rõ nét qua việc quy mô lực lượng lao động tăng với tốc độ không tưởng từ chỉ 3 người trong năm 1863 lên hơn 300 người vào năm 1881.

Những năm sau đó (1881-1913), Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. phát triển thành một công ty hóa chất có các chi nhánh hoạt động trên thị trường quốc tế.

Mặc dù thuốc nhuộm vẫn là mảng kinh doanh lớn nhất, song Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh mới.

Một dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. phải kể đến sự thành lập phòng thí nghiệm khoa học tại Wuppertal – Elberfeld, đồng thời là trụ sở của công ty trong giai đoạn 1878-1912, đặt ra các tiêu chuẩn mới trong nghiên cứu công nghiệp.

Các nỗ lực nghiên cứu của công ty khi này đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt hợp chất trung gian, thuốc nhuộm và dược phẩm, bao gồm cả Aspirin - “loại thuốc của thế kỷ” – được phát triển bởi Felix Hoffmann và được đưa ra thị trường vào năm 1899.

Đến năm 1913, hơn 80% doanh thu của Bayer đến từ xuất khẩu. Bayer chỉ định đại diện kinh doanh tại Mỹ năm 1865; một vài năm sau đó, công ty mua lại cổ phần tại nhà máy nhuộm nhựa than đá tại Albany, New York.

Trong hàng chục năm tiếp theo, Bayer mở thêm các công ty con tại nước ngoài nhằm bảo vệ và mở rộng vị thể của Bayer tại các thị trường quan trọng.

Ngay trước khi nổ ra Thế Chiến I (1914-1918), Bayer duy trì chi nhánh tại Nga, Pháp, Bỉ, Anh và Mỹ. Trong số khoảng 10.000 nhân lực được Bayer tuyển dụng vào năm 1913, gần 1.000 người làm việc ngoài nước Đức.

Một bước ngoặt đến với Bayer khi Thế Chiến II (1939-1945) đi qua, Bayer mất đi tài sản tại nước ngoài, bao gồm cả các bằng phát minh có giá trị, dẫn đến việc công ty phải tái thiết lập các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, thâu tóm các công ty nước ngoài.

Bayer cũng mở rộng hoạt động tại Đức và châu Âu. Hoạt động nghiên cứu và phát triển, một trong những sở trường của Bayer, đóng góp không nhỏ vào sự mở rộng của công ty giai đoạn này.

Đến năm 1963 – tròn 100 năm sau ngày thành lập – Bayer một lần nữa tuyển dụng gần 80.000 nhân lực, với doanh thu đạt khoảng 4,7 tỷ mark Đức.

Những năm 1990 chứng kiến một chuyển đổi mang tính cấu trúc lớn khác của Bayer khi giống như các công ty khác, Bayer phải đối mặt với thách thức của toàn cầu hóa.

Theo sau những nỗ lực không ngừng đầu tháng này Bayer hoàn tất thương vụ sáp nhập trị giá 63 tỷ USD với Monsanto, mở đường cho việc hình thành "đế chế" về thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống hàng đầu thế giới.

Nói về thương vụ lịch sử này, Giám đốc điều hành Bayer Werner Baumann khẳng định hãng muốn đóng góp một phần giải pháp cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới vốn đang đối mặt với các nguy cơ ngày một tăng.
Sau khi ký kết, thương vụ Bayer-Monsanto được dự đoán tạo ra một tập đoàn toàn cầu với 115.000 nhân viên và doanh thu hàng năm lên tới 45 tỷ euro (53 tỷ USD).

Đây là một bước ngoặt lớn đối với Bayer, theo sau hàng loạt vụ thâu tóm đình đám thành công trước đó như việc mua về Aventis CropScience (năm 2001), mảng y tế người tiêu dùng của Roche (năm 2005), công ty công nghệ sinh học Mỹ Athenix Corp. (2009).





Ngày 1/8/1863, Bayer và Weskott đã thành lập công ty Friedr. Bayer et. comp., một khởi nghiệp nhiều tiềm năng ngay từ thế kỷ 19 và là tiền thân của Bayer có tiếng khắp thế giới ngày nay.

Ngành dược và hóa chất toàn cầu hiếm khi nổi lên một “đế chế” mạnh như Bayer – tập đoàn dược phẩm và hóa chất của Đức – nhờ thương vụ sáp nhập đình đám với tập đoàn sản xuất hạt giống biến đổi gen Monsanto của Mỹ sau khi vượt qua nhiều sóng gió tưởng chừng không thể trụ lại.

Mọi việc khởi nguồn từ một tình bạn giữa hai người đàn ông có niềm đam mê tìm hiểu thiên nhiên và một "khối gia tài" gồm hai bếp nấu kèm lò nướng.

Doanh nhân Friedrich Bayer và thợ nhuộm Johann Weskott sử dụng hai lò bếp này để thực hiện hàng loạt thí nghiệm và rồi cuối cùng đã khám phá ra phương pháp chế tạo thuốc nhuộm.

Ngày 1/8/1863, Bayer và Weskott đã thành lập công ty Friedr. Bayer et. comp. tại Wuppertal-Barmen, một khởi nghiệp nhiều tiềm năng ngay từ thế kỷ 19 và là tiền thân của Bayer có tiếng khắp thế giới ngày nay.

Doanh nhân kinh doanh thuốc nhuộm Friedrich Bayer (1825-1880) và người thợ nhuộm bậc thầy Johann Friedrich Weskott (1821-1876) lập ra Friedr. Bayer et. comp. với mục tiêu ban đầu là sản xuất và bán thuốc nhuộm tổng hợp.

Tính đến thời điểm đó, sản xuất thuốc nhuộm từ nhựa than đá chỉ mới được phát minh ra một vài năm trước, mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới cho ngành hóa chất còn non trẻ.

Nhiều nhà máy nhuộm được thành lập vào thời điểm đó, nhưng chỉ những công ty có bước đột phá với khả năng khai thác các cơ hội trên thị trường quốc tế mới đủ khả năng xoay sở để tồn tại trong dài hạn. Friedr. Bayer et. comp. là một trong số này.

Năm 1881, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi mới Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. Sức tăng trưởng ấn tượng của Friedr.

Bayer & Co được thể hiện rõ nét qua việc quy mô lực lượng lao động tăng với tốc độ không tưởng từ chỉ 3 người trong năm 1863 lên hơn 300 người vào năm 1881.

Những năm sau đó (1881-1913), Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. phát triển thành một công ty hóa chất có các chi nhánh hoạt động trên thị trường quốc tế.

Mặc dù thuốc nhuộm vẫn là mảng kinh doanh lớn nhất, song Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh mới.

Một dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của Farbenfabriken vorm. Friedr. Bayer & Co. phải kể đến sự thành lập phòng thí nghiệm khoa học tại Wuppertal – Elberfeld, đồng thời là trụ sở của công ty trong giai đoạn 1878-1912, đặt ra các tiêu chuẩn mới trong nghiên cứu công nghiệp.

Các nỗ lực nghiên cứu của công ty khi này đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt hợp chất trung gian, thuốc nhuộm và dược phẩm, bao gồm cả Aspirin - “loại thuốc của thế kỷ” – được phát triển bởi Felix Hoffmann và được đưa ra thị trường vào năm 1899.

Đến năm 1913, hơn 80% doanh thu của Bayer đến từ xuất khẩu. Bayer chỉ định đại diện kinh doanh tại Mỹ năm 1865; một vài năm sau đó, công ty mua lại cổ phần tại nhà máy nhuộm nhựa than đá tại Albany, New York.

Trong hàng chục năm tiếp theo, Bayer mở thêm các công ty con tại nước ngoài nhằm bảo vệ và mở rộng vị thể của Bayer tại các thị trường quan trọng.

Ngay trước khi nổ ra Thế Chiến I (1914-1918), Bayer duy trì chi nhánh tại Nga, Pháp, Bỉ, Anh và Mỹ. Trong số khoảng 10.000 nhân lực được Bayer tuyển dụng vào năm 1913, gần 1.000 người làm việc ngoài nước Đức.

Một bước ngoặt đến với Bayer khi Thế Chiến II (1939-1945) đi qua, Bayer mất đi tài sản tại nước ngoài, bao gồm cả các bằng phát minh có giá trị, dẫn đến việc công ty phải tái thiết lập các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, thâu tóm các công ty nước ngoài.

Bayer cũng mở rộng hoạt động tại Đức và châu Âu. Hoạt động nghiên cứu và phát triển, một trong những sở trường của Bayer, đóng góp không nhỏ vào sự mở rộng của công ty giai đoạn này.

Đến năm 1963 – tròn 100 năm sau ngày thành lập – Bayer một lần nữa tuyển dụng gần 80.000 nhân lực, với doanh thu đạt khoảng 4,7 tỷ mark Đức.

Những năm 1990 chứng kiến một chuyển đổi mang tính cấu trúc lớn khác của Bayer khi giống như các công ty khác, Bayer phải đối mặt với thách thức của toàn cầu hóa.

Theo sau những nỗ lực không ngừng đầu tháng này Bayer hoàn tất thương vụ sáp nhập trị giá 63 tỷ USD với Monsanto, mở đường cho việc hình thành "đế chế" về thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống hàng đầu thế giới.

Nói về thương vụ lịch sử này, Giám đốc điều hành Bayer Werner Baumann khẳng định hãng muốn đóng góp một phần giải pháp cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới vốn đang đối mặt với các nguy cơ ngày một tăng.
Sau khi ký kết, thương vụ Bayer-Monsanto được dự đoán tạo ra một tập đoàn toàn cầu với 115.000 nhân viên và doanh thu hàng năm lên tới 45 tỷ euro (53 tỷ USD).

Đây là một bước ngoặt lớn đối với Bayer, theo sau hàng loạt vụ thâu tóm đình đám thành công trước đó như việc mua về Aventis CropScience (năm 2001), mảng y tế người tiêu dùng của Roche (năm 2005), công ty công nghệ sinh học Mỹ Athenix Corp. (2009).
 
Quy mô khủng của Tập đoàn Bayer

Bayer là Tập đoàn toàn cầu với hơn 150 năm xây dựng và phát triển, trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, Chăm sóc Sức khỏe và Nông nghiệp.

Tập đoàn Bayer bao gồm khoảng 392 công ty hợp nhất (tính tới năm 2019) hiện diện tại 87 quốc gia trên toàn thế giới, với hơn 100.000 nhân viên. Trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Leverkusen, Đức.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ, Châu Á/Thái Bình Dương là một trong những thị trường quan trọng nhất của Bayer. Theo thống kê, năm 2019, khu vực đem về doanh thu 8,6 tỷ EURO, với 22.341nhân viên.

Tại Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada), Bayer hiện diện với các hoạt động kinh doanh chiến lược. Năm 2019, 20.735 nhân viên của Bayer làm việc tại khu vực này và khu vực này đem về doanh thu xấp xỉ 15,1 tỷ EURO.

Bên cạnh đó, Bayer còn hiện diện tại Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, khu vực Mỹ La Tinh. Trong năm 2017, 13.815 nhân viên của công ty tại khu vực Châu Mỹ La Tinh đã đem về ạt doanh số khoảng 6,7 tỷ Euro.

Vào ngày 01/08/1863, doanh nhân Friedrich Bayer và nghệ nhân ngành nhuộm Johann Friedrich Weskott đã lập nên công ty chuyên sản xuất thuốc nhuộm tại Barmen-Rittershausen, ngày nay là một quận của thành phố Wuppertal.

Ngày 16/5/1882 tại Berlin, Văn phòng Cấp Bằng sáng chế đã cấp bằng sáng chế đầu tiên cho công ty này đối với sản phẩm thuốc nhuộm màu đỏ crocein scarlet và các loại sản phẩm nhuộm đỏ vàng khác.

Năm 1891, Bayer mua lại nhà máy sản xuất alizarin đỏ từ “Ultra marin-Fabrik Dr.Carl Leverkus & Sohne” và phần đất bên cạnh bờ sông Rhine gần Wiesdorf, ngày nay là Leverkusen.

Từ năm 1912, công ty mang tên “Bayer Leverkusen” do trụ sở công ty được đặt tại Leverkusen từ thời điểm đó.

Carl Duisberg trở thành Giám đốc Điều hành của công ty kể từ năm 1912. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1925. Duisberg là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong suốt bề dày lịch sử của Tập đoàn Bayer nói riêng và của toàn ngành hóa dược phẩm Đức nói chung. Ảnh hưởng của ông đến gần như toàn bộ hướng phát triển trong nhiều lĩnh vực của công ty đã tạo nên đường lối cho Bayer trong quá trình trở thành một công ty toàn cầu. Một điểm nhấn trong sự nghiệp của ông là kế hoạch hết sức đúng đắn trong việc xây dựng cơ sở của công ty tại Leverkusen.

Năm 2001, Bayer mở rộng ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thâu tóm Aventis CropScience với mức giá 7.25 tỷ Euro và trở thành công ty hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Năm 2016, Bayer công bố trước công luận đề nghị tiếp nhận đối với Schering AG, Berlin, Germany. Vào tháng 7, Bayer nắm giữ 92,4% trong tổng số xấp xỉ 191 triệu cổ phiếu lưu hành của Schering AG, Berlin, Germany. Trong tháng 12, Schering AG, Berlin, Germany chính thức đổi tên thành Bayer Schering Pharma AG.

Tháng 12/2009, Bayer nhận giải thưởng “Deutscher Zukunftspreis” do Thủ tướng Đức trao tặng

Giải thưởng “Duetscher Zukunftspreis 2009” (Giải thưởng Tương lai Đức 2009) được Thủ tướng nước Cộng hòa Liên bang Đức Horst Kohler trao tặng tại Berlin cho bộ phận R & D của Bayer gồm các thành viên: Tiến sỹ Frank Misselwitz, tiến sỹ Elisabeth Perzborn và tiến sỹ Dagmar Kubitza cho các thành tựu về công nghệ và sự đổi mới. Các nhà khoa học của Bayer rất vinh dự với giải thưởng có uy tín đối với sự phát triển thuốc chống đông máu mới này.

Từ ngày 1/1/2016, việc kinh doanh của công ty được quản lý theo ba nhánh: Dược phẩm, Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng và Khoa học Cây trồng. Mảng Thuốc Thú y sẽ được báo cáo riêng.





 
Tập đoàn Bayer giành chiến thắng pháp lý ở Mỹ liên quan thuốc diệt cỏ

Ngày 23/6, Tập đoàn hóa chất và dược phẩm Bayer (Đức) - công ty mẹ của hãng hóa chất Mỹ Monsanto, đã giành được một chiến thắng pháp lý quan trọng tại Mỹ khi một thẩm phán ra phán quyết cấm bang California yêu cầu dán nhãn cảnh báo nguy cơ ung thư đối với thuốc diệt cỏ Roundup, một sản phẩm chủ lực của tập đoàn này.

Vụ kiện liên quan đến Dự luật 65 của bang California, trong đó yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên các sản phẩm có thể gây ung thư cho người sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015 xếp chất glyphosate - thành phần chính trong thuốc diệt cỏ Roundup, là loại chất có thể gây ung thư.

Tuy nhiên, trong phán quyết dài 34 trang, Thẩm phán Tòa án quận Đông California William Shubb cho rằng các cơ quan khác, trong đó có Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ và một số cơ quan thuộc WHO, kết luận không có bằng chứng, hoặc không đủ bằng chứng, cho thấy glyphosate là nguyên nhân gây ung thư.

Phán quyết nhấn mạnh bang California không thể yêu cầu một cảnh báo ung thư đối với sản phẩm Roundup dựa trên khuyến cáo của WHO khi mà các bằng chứng cho thấy glyphosate không gây rủi ro cho sức khỏe con người.

Trước đó, năm 2018, Thẩm phán Shubb đã ra lệnh tạm cấm bang California yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên các sản phẩm có thể gây ung thư, cho đến khi có kết luận điều tra về vấn đề này.

Phán quyết của Thẩm phán Shubb được xem là một chiến thắng pháp lý đối với Bayer, công ty đã mua lại Monsanto vào năm 2018 và hiện đang đối mặt với hàng nghìn vụ kiện liên quan đến Roundup. Bayer tuyên bố đây là một phán quyết quan trọng đối với ngành nông nghiệp của California nói riêng, cũng như cho khoa học nói chung.

Tập đoàn Bayer một mực khẳng định rằng các nghiên cứu khoa học ủng hộ lập trường của Bayer rằng chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup không gây rủi ro cho sức khỏe con người, với việc các cơ quan quản lý trên toàn cầu đã chứng nhận sản phẩm này an toàn nếu được sử dụng như mục đích và hướng dẫn.

Tháng 9/2017, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã kết thúc một nghiên cứu đánh giá kéo dài nhiều thập kỷ về các nguy cơ của chất glyphosate và kết luận rằng hóa chất này dường như không gây ung thư cho người.
 
Bayer chi 1,6 tỷ USD dàn xếp yêu cầu bồi thường liên quan dụng cụ tránh thai Essure

Công ty dược phẩm Bayer của Đức ngày 20/8 thông báo đã đồng ý chi 1,6 tỷ USD để dàn xếp hầu hết các yêu cầu bồi thường tại Mỹ liên quan dụng cụ tránh thai Essure do công ty này sản xuất.

Bayer ra tuyên bố nêu rõ công ty sẽ chi trả xấp xỉ 1,6 tỷ USD để giải quyết các yêu cầu bồi thường nói trên, đồng thời cho biết hãng đang thảo luận với luật sư để đưa ra hướng dàn xếp với các nguyên đơn chưa chấp thuận đề xuất bồi thường hiện nay.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh trong các thỏa thuận bồi thường, Bayer không thừa nhận bất kỳ sai phạm hoặc trách nhiệm pháp lý nào và sẽ không áp dụng việc giải quyết các yêu cầu bồi thường tương tự tại các quốc gia khác.

Essure là một dụng cụ tránh thai có dạng lò xo, làm từ sợi niken và polyester. Dụng cụ này được cấy trực tiếp vào ống dẫn trứng của phụ nữ. Trong một số trường hợp, người dùng đã phản ánh tình trạng họ thường xuyên đau đớn tới mức phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Sản phẩm này đã không còn được bán trên thị trường từ năm 2018.

Trước đó, vào năm 2002, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành Essure dựa trên những công dụng mà các y bác sĩ đã ghi nhận, trong đó cho rằng Essure là một biện pháp thay thế ít xâm lấn hơn thủ thuật thắt ống dẫn trứng.

Bộ phận dược phẩm của Bayer cho biết trong quý II năm nay, đơn vị này đã phải gánh chịu chi phí 1,25 tỷ euro (1,48 tỷ USD) do các vụ đòi bồi thường chủ yếu liên quan dụng cụ Essure.

Trong khi đó, Bayer cho biết trong quý II công ty này đã thiệt hại tới 9,55 tỷ euro (11.34 tỷ USD) chủ yếu cho việc dàn xếp hàng nghìn yêu cầu bồi thường liên quan sản phẩm thuốc diệt cỏ glyphosat của hãng được cho là có nguy cơ gây ung thư.
 
Bayer sẽ mua lại AskBio với giá 4 tỷ USD
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành Bayer Werner Baumann khẳng định "vụ thâu tóm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc thiết lập nền tảng về liệu pháp gene và tế bào vốn có thể trở thành mũi nhọn trong đột phá khoa học".

Bayer đang hy vọng có thể hoàn tất thương vụ trên vào cuối năm nay. Bayer cho biết sẽ trả một lần 2 tỷ USD và trả dần 2 tỷ USD sau đó, với 75% số tiền này sẽ được trả trong năm năm.
AskBio, được thành lập vào năm 2001, chuyên nghiên cứu, phát triển các liệu pháp gene và có liệu pháp điều trị bệnh Parkinson và suy tim.
Trong khi đó, các khoản đầu tư trước đó của Bayer vào công nghệ sinh học có vụ thâu tóm công ty BlueRock Therapeutics chuyên về liệu pháp tế bào, với trị giá lên tới 1 tỷ USD vào năm 2019.
Bayer thiệt hại 9,5 tỷ euro (11,2 tỷ USD) trong quý II/2020, do các chi phí pháp lý sau vụ mua lại công ty Monsanto với giá 63 tỷ USD vào năm 2018. Tập đoàn này dự kiến tiết kiệm được 1,5 tỷ euro vào năm 2024, sau khi tiết kiệm được 2,6 tỷ euro/năm từ năm 2022.​

 
Kỳ vọng phát triên trong thời gian tới của Bayer
Ở thời điểm hiện tại, tập đoàn Bayer đang kỳ vọng sẽ kết thúc được các vụ kiện tụng. Xung quanh việc thuốc diệc cỏ Roundup của họ đã gây ung thư cho người. Việc chấm dứt được các tranh cãi pháp lý sẽ giúp họ tập trung nguồn lực tài chính cho những dự án mới.

Tập đoàn Bayer đang kỳ vọng hai xu hướng toàn cầu mới sẽ giúp họ tăng trưởng vượt bậc trong tương lai. Đó là dân số thế giới tăng mạnh và số người già tăng lên. Việc dân số thế giới tiếp tục tăng mạnh. Trong bối cảnh diện tích đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp. Nó sẽ tạo ra nhu cầu khổng lồ cho các loại giống cây lương thực cho năng suất cao. Và Bayer tin rằng họ có đủ công nghệ để tạo ra các giống cây trồng đó.

Bên cạnh đó, bộ phận dược của họ cũng tập trung và phát triển các loại thuốc đặc trị cũng như thuốc bổ cho người lớn tuổi. Ngoài ra dịch bệnh Covid-19 cũng tạo ra cơ hội cho Bayer tham gia vào nghiên cứu và phát triển các loại thuốc giúp người bệnh. Nhất là người cao tuổi, chồng chọi lại với bệnh dịch
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,689
Messages
7,182,244
Members
179,060
Latest member
phuquy90
Back
Top Bottom