Bộ Tư pháp Mỹ thu giữ hơn 94.000 Bitcoin từ vụ hack Bitfinex và khẳng định tiền số không phải nơi trú ẩn an toàn cho tội phạm.
Ngày 8/2, Bộ Tư pháp Mỹ công bố đã bắt hai người với cáo buộc âm mưu rửa tiền và thu toàn bộ số Bitcoin còn lại trước khi bị tẩu tán. Cơ quan này không tiết lộ họ đã tìm ra số Bitcoin nói trên khi nào, nhưng cho biết lúc đó chúng có giá trị 3,6 tỷ USD. Hiện số coin này tương đương hơn 4,5 tỷ USD và là vụ tịch thu tài chính lớn nhất đến nay mà Bộ Tư pháp Mỹ từng thực hiện. Hai người bị bắt là Ilya Lichtenstein, 34 tuổi và vợ Heather Morgan, 31 tuổi, sống tại New York.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, vụ tấn công xảy ra năm 2016 khiến 119.754 Bitcoin bị đánh cắp khỏi sàn Bitfinex. Hacker sau đó thực hiện hơn 2.000 giao dịch trái phép, chuyển số Bitcoin trên đến một ví kỹ thuật số được kiểm soát bởi Lichtenstein. "Trong 5 năm, khoảng 25.000 Bitcoin đã được chuyển khỏi ví của Lichtenstein thông qua một quy trình rửa tiền phức tạp, kết thúc bằng việc gửi tiền vào các tài khoản do Lichtenstein và Morgan kiểm soát. Phần còn lại gồm hơn 94.000 Bitcoin vẫn nằm trong ví", thông báo viết.
Sau khi có quyền khám xét các tài khoản trực tuyến của Lichtenstein, các đặc vụ tìm thấy tệp tin chứa khóa bí mật để truy cập vào ví nói trên, từ đó thu hồi được số coin còn lại.
Kỹ thuật rửa tiền mà hai vợ chồng Lichtenstein sử dụng được Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá là tương đối tinh vi, có kế hoạch bài bản. Quá trình này gồm việc dùng danh tính giả để thiết lập các tài khoản trực tuyến, sử dụng các chương trình tự động để thực hiện hàng loạt giao dịch trong thời gian ngắn, chuyển tiền ăn cắp vào tài khoản trên các sàn tiền số và thị trường chợ đen nhằm xóa lịch sử giao dịch cũng như dấu vết của dòng tiền. Ngoài ra, họ cũng chuyển Bitcoin sang một số dạng tiền ảo có tính ẩn danh cao, đồng thời sử dụng các tài khoản doanh nghiệp để hợp pháp hóa các hoạt động tại ngân hàng.
"Tội phạm luôn để lại dấu vết và FBI có các công cụ theo dõi dấu vết kỹ thuật số, dù chúng dẫn đến bất cứ nơi nào", Phó Giám đốc FBI Paul M. Abbate tuyên bố.
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Kenneth A. Polite cũng khẳng định kết quả này cho thấy cơ quan điều tra có thể theo dõi tiền trên blockchain và khẳng định tiền điện tử sẽ không phải là nơi trú ẩn an toàn cho tội phạm rửa tiền.
Tiền số là kênh rửa tiền được tội phạm sử dụng nhiều những năm gần đây. Ảnh: Lưu Quý
Với tính chất ẩn danh, tiền điện tử được coi là một trong những phương pháp rửa tiền của tội phạm. Với những đồng như Bitcoin, các giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi khối và bất cứ ai cũng có thể theo dõi được các giao dịch này.
Theo CoinDesk, hôm 1/2, những người theo dõi địa chỉ ví liên quan đến vụ hack Bitfinex đã thấy hơn 94,6 nghìn Bitcoin được chuyển đi từ ví này. Nhiều khả năng đây cũng chính là lúc lượng tiền số trên bị thu giữ. Lần gần nhất ví này hoạt động là vào tháng 4/2021 khi số Bitcoin trị giá khoảng 700 triệu USD được chuyển lên sàn CoinBase, một số khác được chuyển đến thị trường darknet như Hydra và ví Wasabi để rửa tiền.
Ngày 8/2, Bộ Tư pháp Mỹ công bố đã bắt hai người với cáo buộc âm mưu rửa tiền và thu toàn bộ số Bitcoin còn lại trước khi bị tẩu tán. Cơ quan này không tiết lộ họ đã tìm ra số Bitcoin nói trên khi nào, nhưng cho biết lúc đó chúng có giá trị 3,6 tỷ USD. Hiện số coin này tương đương hơn 4,5 tỷ USD và là vụ tịch thu tài chính lớn nhất đến nay mà Bộ Tư pháp Mỹ từng thực hiện. Hai người bị bắt là Ilya Lichtenstein, 34 tuổi và vợ Heather Morgan, 31 tuổi, sống tại New York.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, vụ tấn công xảy ra năm 2016 khiến 119.754 Bitcoin bị đánh cắp khỏi sàn Bitfinex. Hacker sau đó thực hiện hơn 2.000 giao dịch trái phép, chuyển số Bitcoin trên đến một ví kỹ thuật số được kiểm soát bởi Lichtenstein. "Trong 5 năm, khoảng 25.000 Bitcoin đã được chuyển khỏi ví của Lichtenstein thông qua một quy trình rửa tiền phức tạp, kết thúc bằng việc gửi tiền vào các tài khoản do Lichtenstein và Morgan kiểm soát. Phần còn lại gồm hơn 94.000 Bitcoin vẫn nằm trong ví", thông báo viết.
Sau khi có quyền khám xét các tài khoản trực tuyến của Lichtenstein, các đặc vụ tìm thấy tệp tin chứa khóa bí mật để truy cập vào ví nói trên, từ đó thu hồi được số coin còn lại.
Kỹ thuật rửa tiền mà hai vợ chồng Lichtenstein sử dụng được Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá là tương đối tinh vi, có kế hoạch bài bản. Quá trình này gồm việc dùng danh tính giả để thiết lập các tài khoản trực tuyến, sử dụng các chương trình tự động để thực hiện hàng loạt giao dịch trong thời gian ngắn, chuyển tiền ăn cắp vào tài khoản trên các sàn tiền số và thị trường chợ đen nhằm xóa lịch sử giao dịch cũng như dấu vết của dòng tiền. Ngoài ra, họ cũng chuyển Bitcoin sang một số dạng tiền ảo có tính ẩn danh cao, đồng thời sử dụng các tài khoản doanh nghiệp để hợp pháp hóa các hoạt động tại ngân hàng.
"Tội phạm luôn để lại dấu vết và FBI có các công cụ theo dõi dấu vết kỹ thuật số, dù chúng dẫn đến bất cứ nơi nào", Phó Giám đốc FBI Paul M. Abbate tuyên bố.
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Kenneth A. Polite cũng khẳng định kết quả này cho thấy cơ quan điều tra có thể theo dõi tiền trên blockchain và khẳng định tiền điện tử sẽ không phải là nơi trú ẩn an toàn cho tội phạm rửa tiền.
Tiền số là kênh rửa tiền được tội phạm sử dụng nhiều những năm gần đây. Ảnh: Lưu Quý
Với tính chất ẩn danh, tiền điện tử được coi là một trong những phương pháp rửa tiền của tội phạm. Với những đồng như Bitcoin, các giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi khối và bất cứ ai cũng có thể theo dõi được các giao dịch này.
Theo CoinDesk, hôm 1/2, những người theo dõi địa chỉ ví liên quan đến vụ hack Bitfinex đã thấy hơn 94,6 nghìn Bitcoin được chuyển đi từ ví này. Nhiều khả năng đây cũng chính là lúc lượng tiền số trên bị thu giữ. Lần gần nhất ví này hoạt động là vào tháng 4/2021 khi số Bitcoin trị giá khoảng 700 triệu USD được chuyển lên sàn CoinBase, một số khác được chuyển đến thị trường darknet như Hydra và ví Wasabi để rửa tiền.
Theo vnexpress