Tí “bụi đời” nặng nợ người nghèo

Status
Not open for further replies.

chemgio

Moderator
Joined
Nov 7, 2010
Messages
3,415
Reactions
4,524
MR
20.746
$300.00
Bỏ ra hàng trăm triệu đồng mở cửa hàng kinh doanh gạo để kiếm lợi nhuận giúp người nghèo, lập quỹ kêu gọi nhiều người ủng hộ kẻ khó khăn…, chuyện làm từ thiện của Tí “bụi đời” được “chân truyền” từ người cha


Sáng sớm một ngày mùa đông mưa phùn lạnh giá, cửa hàng Hạt Gạo Yêu Thương của Tí “bụi đời” trên đường Lê Văn Hưu, TP Huế đã đông khách vào ra. Họ đến với cửa hàng vì biết qua đó sẽ giúp được nhiều người khốn khó.
“Máu” làm từ thiện
Trở về sau những chuyến đi dọc miền Trung để hết cứu trợ đồng bào thiên tai lại đến người nghèo khó rồi giúp học sinh miền núi…, khuôn mặt của Trần Nam Trung (tên thật của Tí “bụi đời”, 35 tuổi) trở nên hốc hác bởi thời tiết khắc nghiệt. Vậy nhưng, anh vẫn lao vào công việc bán gạo cho khách vì cửa hàng quá ít nhân viên.


Tí “bụi đời” chuẩn bị hàng đi cứu trợ người nghèo​
“Mình phải kinh doanh làm sao để giá cả bán ra phù hợp mà chi phí lại thấp mới có lời để giúp người nghèo” - Trung phân trần. Cả người đẫm mồ hôi bởi vừa khuân vác gạo giao cho khách vừa hạch toán sổ sách nhưng Trung vẫn luôn cười tươi. Khi cười, người đàn ông này trông hiền khô và thân thiện, khác với “nick name” Tí “bụi đời” mà bạn bè đặt cho anh.

“Có vẻ tướng tá tôi cũng khá bặm trợn, lại có một thời lang bạt ngược xuôi nên bạn bè gọi thế” - Trung giải thích. Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em ở một con phố nhỏ phía Bắc TP Huế, cha mẹ kinh doanh nhỏ lẻ và rất tích cực làm việc thiện, công việc này như đã ngấm vào máu thịt của Trung từ thuở nhỏ.

Trong ký ức, Trung vẫn nhớ như in mỗi lần cùng cha là ông Trần Văn Lung chạy xe máy quanh TP Huế rồi ra các huyện lân cận phân phát gạo cho người nghèo. “Lúc đầu chỉ vài trường hợp, sau đó cha tôi nhận giúp đến 25 người. Hồi ấy, khi tôi còn học phổ thông, gia đình chỉ đủ ăn nhưng cha mẹ vẫn quyết định dành dụm giúp người nghèo khó hơn mình. Tôi nhớ có cụ già nọ, dù mù lòa nhưng hễ nghe tiếng xe máy từ xa là đã nhận biết cha con tôi tới” - anh hồi tưởng.

Năm 2001, khi vừa tốt nghiệp đại học, Trung đã lang thang khắp các tỉnh, thành miền Trung, sau đó vào tận Sài Gòn để tìm kiếm việc làm. “Làm công ty công nghệ thông tin, đại diện kinh doanh hãng mực in…, tôi đi đủ chỗ để kiếm sống. Quãng thời gian gần 10 năm phiêu dạt, tôi đã gặp không ít trường hợp lang thang cơ nhỡ, nhiều hoàn cảnh hết sức éo le” - Trung tâm sự.

Vốn đã có “máu” làm từ thiện, khi tình cờ biết một trang web chuyên hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, Trung càng thôi thúc ý định gắn bó với người nghèo. Thông qua website này, Trung và nhiều thành viên khác đã thành lập các hội từ thiện chuyên giúp đỡ trẻ bị bệnh tim.

Năm 2009, Trung trở lại Huế lập gia đình và làm nhân viên một dự án phi chính phủ về môi trường. Lúc này, người cha của anh mắc bệnh nặng. “Cha tôi không còn điều khiển được xe để đưa gạo tới người nghèo. Thay vào đó, hằng tháng, ông gửi tiền ủng hộ thông qua một hội từ thiện. Vì vậy, những trường hợp trước đây ông thường giúp đỡ nay không còn được hỗ trợ. Nhiều người đã tìm tới gia đình tôi vì quá khó khăn” - anh cho biết.

Chứng kiến những hình ảnh ông già, bà cụ chống gậy đi lại khó khăn; phụ nữ, trẻ em đói rách cơ nhỡ tìm đến nhà mình xin gạo, Trung hết sức day dứt. “Tôi xin lại danh sách những người nghèo từ cha mình, sau đó vận động bạn bè để hằng tháng mua gạo tặng họ” - anh nhớ lại.

Thời gian ấy, Trung quyết định đứng ra thành lập Quỹ Hạt gạo yêu thương để kêu gọi bạn bè cùng sẻ chia với người nghèo, tặng học bổng cho học sinh và hỗ trợ kinh phí giúp trẻ em mổ tim. Ngày ra mắt quỹ, ông Trần Văn Lung đã căn dặn con trai mình làm từ thiện không được vì bản thân, không được đụng đến tiền ủng hộ người nghèo. “Mình mà lấy tiền đó, dù chỉ một đồng, thì mấy kiếp sau cũng không trả nổi” - ông nhấn mạnh.

Nếu khi mới thành lập, Quỹ Hạt gạo yêu thương của Tí “bụi đời” chỉ giúp đỡ gạo cho 25 người mỗi tháng thì nay, số người được hỗ trợ đã lên trên 100. Ngoài ra, anh còn tổ chức hàng trăm chuyến đi đến với người nghèo, học sinh vùng núi ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An… Khi có thiên tai, bão lũ, anh lại vận động mọi người đóng góp và tức tốc lên đường hướng về người gặp nạn.

“Cách đây hơn nửa tháng, cửa hàng Hạt Gạo Yêu Thương khai trương với số vốn hơn 500 triệu đồng mà gần chục năm mưu sinh dành dụm, vợ chồng tôi mới có được, cộng thêm tiền vay mượn bạn bè, người thân. Cửa hàng mở ra chủ yếu là kiếm lợi nhuận để giúp thêm nhiều người nghèo khó” - Trung thổ lộ.

Trong số khách hàng đến với Hạt Gạo Yêu Thương có không ít tổ chức, cá nhân mua gạo để đi làm từ thiện. Như vậy, gạo ở đây sau khi bán ra sẽ giúp được nhiều trường hợp vì toàn bộ lợi nhuận đều được Trung dành hỗ trợ người nghèo.

Người đi chia sẻ
Nhiều năm làm từ thiện, giúp đỡ hàng trăm hoàn cảnh khó khăn nhưng Trung vẫn cho rằng mình chỉ là người đi chia sẻ chứ không phải nhà hảo tâm hay làm từ thiện. “Đến bây giờ, tôi vẫn luôn day dứt về nhiều việc mình chưa thể làm được để giúp người nghèo khó” - anh tâm sự.

Đối với Trung, đồng bào người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình là một địa chỉ quen thuộc với những lần cứu trợ. Đã nhiều lần anh đến với người Rục, trao cho họ những suất quà ấm áp trong mùa giáp hạt hay bộ áo quần, chăn màn khi trời vào đông. “Trong những lần đến đây, tôi nhận ra một vấn đề mà người Rục cần được giúp đỡ khẩn cấp, đó là nước sạch” - Trung khẳng định.

Tại Thượng Hóa, dù đã có nhiều chương trình dự án làm giếng cho người dân nhưng với con mắt của một người làm trong dự án phi chính phủ về môi trường, Trung nhận ra rằng các giếng đào đều bị ô nhiễm. “Họ chỉ đào tới phần trên của mạch nước ngầm nên chưa thể xử lý hết ô nhiễm” - anh băn khoăn.

Chính vì vậy, Trung đã trở lại với người Rục không biết bao nhiêu lần, khi đến một mình, lúc thì tới với những người bạn, các chuyên gia, người của dự án… “Phải kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng để làm giếng khoan với độ sâu 150-200 m mới có nguồn nước sạch. Tôi dự kiến phải khoan 3 giếng, chi phí tổng cộng khoảng 1,2 tỉ đồng. Tôi đã đem chuyện này kể cho những người mình quen biết. Gặp ai cũng nói nhưng tiếc rằng đến giờ, tôi vẫn chưa thực hiện được điều này vì chưa đủ kinh phí” - anh trăn trở.

Mới đây, khi tìm tới hỗ trợ những người dân ở tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại sau cơn bão số 10 và 11, hình ảnh những căn nhà đổ sập đã khiến Trung không thể nào quên. Anh ghi nhận lại từng trường hợp rồi gửi cho bạn bè để kêu gọi sự hỗ trợ với tâm nguyện dựng lại căn nhà cho người nghèo bị thiên tai. Anh cho biết đến nay đã có nhiều bạn bè đóng góp nhưng vẫn chưa đủ kinh phí hỗ trợ bà con.

Tạm xếp lại những dự định lớn lao đó, trong những ngày này, Tí “bụi đời” lại lao vào công việc phân loại áo quần để kịp chuyển đến những em nhỏ tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

“Trong lần tình cờ ghé thăm một trường mầm non, tôi nhìn thấy hình ảnh các em nhỏ quấn chăn quanh người. Tôi hỏi cô giáo thì được biết các em chỉ có mỗi bộ áo quần, trời mưa ướt nên phải quấn chăn chờ khô mới mặc lại. Vì vậy, tôi quyết định quyên góp quần áo để hỗ trợ các em” - anh cho biết.




Tí “bụi đời” trong lần trao quà cho người dân vùng bão Quảng Bình​
“Đường dây nóng” bận rộn
Số điện thoại của Tí “bụi đời” được nhiều người biết đến như một “đường dây nóng” luôn bận rộn vì giúp đỡ người ngặt nghèo và tiếp nhận sự ủng hộ. Bất kể ngày đêm, khi đầu dây bên kia là một bác sĩ từ TP Đà Nẵng gọi tới bảo rằng có bệnh nhân bị bệnh tim sắp ra Huế mổ, nhà nghèo nên cần giúp đỡ; lúc thì giọng một phụ nữ gọi tới bảo con mình bị đau nặng, nhà hết gạo bán nên cầu cứu…, anh đều tìm cách hỗ trợ. “Lúc khẩn thiết, nhiều người còn tìm tới tôi để xin gạo ăn tạm qua ngày” - anh ưu tư.

Tí “bụi đời” cho biết trong thời gian tới, anh dự định tổ chức nấu cháo phục vụ miễn phí tại bệnh viện và cô nhi viện ở TP Huế. “Tôi cũng sẽ nấu cơm phục vụ người nghèo, người bán vé số, chạy xích lô, xe thồ… vào buổi trưa” - anh dự tính.​
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,716
Messages
7,183,061
Members
179,074
Latest member
leo88vnorg

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom