TikTok từ chối Micorsoft và vẫn tiếp tục chạy chiến dịch lớn nhất lịch sử của mình, trong khi tương lai của ứng dụng tại Mỹ chưa biết ra sao.
Thay vì bị "bóp chết" như một số dự đoán ban đầu, TikTok vẫn tăng trưởng đáng kể từ khi bị chính quyền Trump ra lệnh cấm. Thống kê của Sensor Tower, công ty phân tích ứng dụng di động của Mỹ, cho thấy trong tháng 8 năm nay, TikTok và Douyin (phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc) vẫn đứng đầu danh sách ứng dụng được tải về nhiều nhất thế giới với doanh thu 88 tỷ USD, xếp trên ba ứng dụng của Mỹ: Youtube, Tinder và Instagram.
Bất chấp tương lai bất định, TikTok vẫn chạy các chiến dịch lớn trên toàn cầu từ Mỹ đến Việt Nam.
Một ngày trước hạn chót, TikTok bất ngờ từ chối bán lại cho đối tác tiềm năng nhất là Microsoft. Thông tin này khiến giới công nghệ bối rối nhưng ở quê nhà Trung Quốc, thái độ cứng rắn của Zhang Yiming nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dùng. Giới công nghệ nhận định, ByteDance và chính quyền Bắc Kinh đang cho Nhà trắng thấy Trung Quốc và các công ty của họ không dễ bị bắt nạt. Việc thôn tính TikTok của người Mỹ ngày càng khó khăn hơn dự kiến ban đầu.
Những sức ép liên tiếp của Tổng thống Trump lên TikTok đang phản tác dụng. Ứng dụng Trung Quốc quyết định kiện lại Trump và tìm đến sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh, lấy lại quyền chủ động trong thương vụ.
Mặt khác, TikTok vẫn hoạt động như không có gì xảy ra. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên ở Mỹ, hãng tiếp tục chạy chiến dịch lớn nhất lịch sử mang tên "It starts on TikTok" để lôi kéo thêm người dùng.
Chiến dịch bắt đầu từ Mỹ, nơi TikTok đang vướng phải những rắc rối lớn nhất mà chưa tìm được hướng đi nào khả dĩ. Sau gần một tháng phát động, #ItStartsOnTikTok thu hút hơn 4,1 tỷ lượt xem với sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng. Tại Mỹ, TikTok còn chạy chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, truyền thông đại chúng và cả truyền hình cáp.
Hulu – Nick Tran, Trưởng bộ phận Marketing toàn cầu của TikTok nói việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo là sự "tiếp nối" của "Quỹ sáng tạo TikTok" mới ra mắt trước đó. Theo đó, TikTok đã chi ra khoảng 200 triệu USD để tài trợ cho các nhà sáng tạo nội dung, những người bị ảnh hưởng trong đại dịch. Tại Mỹ, quỹ này được dự báo sẽ tăng lên một tỷ USD trong ba năm tới.
Việc TikTok tiếp tục rót tiền vào các chiến dịch cho thấy ứng dụng này đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Mặt khác họ cũng muốn cho người dùng thấy dù có bị vướng vào bất kỳ rắc rối chính trị nào, nền tảng này vẫn là nơi để người Mỹ có thể vui chơi, giải trí và TikTok sẽ không "ngồi im chịu trói".
Nguồn : vnexpress
Thay vì bị "bóp chết" như một số dự đoán ban đầu, TikTok vẫn tăng trưởng đáng kể từ khi bị chính quyền Trump ra lệnh cấm. Thống kê của Sensor Tower, công ty phân tích ứng dụng di động của Mỹ, cho thấy trong tháng 8 năm nay, TikTok và Douyin (phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc) vẫn đứng đầu danh sách ứng dụng được tải về nhiều nhất thế giới với doanh thu 88 tỷ USD, xếp trên ba ứng dụng của Mỹ: Youtube, Tinder và Instagram.
Bất chấp tương lai bất định, TikTok vẫn chạy các chiến dịch lớn trên toàn cầu từ Mỹ đến Việt Nam.
Một ngày trước hạn chót, TikTok bất ngờ từ chối bán lại cho đối tác tiềm năng nhất là Microsoft. Thông tin này khiến giới công nghệ bối rối nhưng ở quê nhà Trung Quốc, thái độ cứng rắn của Zhang Yiming nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dùng. Giới công nghệ nhận định, ByteDance và chính quyền Bắc Kinh đang cho Nhà trắng thấy Trung Quốc và các công ty của họ không dễ bị bắt nạt. Việc thôn tính TikTok của người Mỹ ngày càng khó khăn hơn dự kiến ban đầu.
Những sức ép liên tiếp của Tổng thống Trump lên TikTok đang phản tác dụng. Ứng dụng Trung Quốc quyết định kiện lại Trump và tìm đến sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh, lấy lại quyền chủ động trong thương vụ.
Mặt khác, TikTok vẫn hoạt động như không có gì xảy ra. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên ở Mỹ, hãng tiếp tục chạy chiến dịch lớn nhất lịch sử mang tên "It starts on TikTok" để lôi kéo thêm người dùng.
Chiến dịch bắt đầu từ Mỹ, nơi TikTok đang vướng phải những rắc rối lớn nhất mà chưa tìm được hướng đi nào khả dĩ. Sau gần một tháng phát động, #ItStartsOnTikTok thu hút hơn 4,1 tỷ lượt xem với sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng. Tại Mỹ, TikTok còn chạy chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, truyền thông đại chúng và cả truyền hình cáp.
Hulu – Nick Tran, Trưởng bộ phận Marketing toàn cầu của TikTok nói việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo là sự "tiếp nối" của "Quỹ sáng tạo TikTok" mới ra mắt trước đó. Theo đó, TikTok đã chi ra khoảng 200 triệu USD để tài trợ cho các nhà sáng tạo nội dung, những người bị ảnh hưởng trong đại dịch. Tại Mỹ, quỹ này được dự báo sẽ tăng lên một tỷ USD trong ba năm tới.
Việc TikTok tiếp tục rót tiền vào các chiến dịch cho thấy ứng dụng này đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Mặt khác họ cũng muốn cho người dùng thấy dù có bị vướng vào bất kỳ rắc rối chính trị nào, nền tảng này vẫn là nơi để người Mỹ có thể vui chơi, giải trí và TikTok sẽ không "ngồi im chịu trói".
Nguồn : vnexpress