Ở phần 6, bạn đã được tiếp cận với các bộ mô hình nến ba phổ biến. Trong phần cuối này, hãy cùng Exness tìm hiểu một số mẹo để giao dịch nến Nhật tốt hơn nhé!
Mẹo 1: Đừng giao dịch khi một mô hình chưa thành hình
Hấp tấp khi vào lệnh là một lỗi rất phổ biến đối với những nhà giao dịch nến Nhật. Họ sẵn sàng đặt lệnh ngay khi nhìn thấy một mô hình mà không để tâm tới việc mô hình đó đã thành hình hay chưa. Hậu quả là, thị trường biến đổi trong chớp mắt, khiến cho mô hình đó trở thành một mô hình hoàn toàn khác và để lại sự ngỡ ngàng kèm tức giận cho những nhà giao dịch này.
Vì vậy, đừng giao dịch khi một mô hình nến Nhật chưa “đóng cửa” hoàn toàn, bởi bạn không thể biết được điều gì sẽ xảy ra trong 1 giây sau đó.
Mẹo 2: Hãy kết hợp nến Nhật với các chỉ báo
Nến Nhật, trên thực tế, là một công cụ tuyệt vời trong việc tìm điểm vào lệnh khi được kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật.
Nếu bạn là một nhà giao dịch theo xu hướng, bạn có thể kết hợp nến Nhật với các chỉ báo như Moving Average hay Bollinger Bands để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch theo xu hướng.
Nếu bạn theo trường phái giao dịch đảo chiều, hãy kết hợp các mô hình nến Nhật với những chỉ báo dao động như RSI (Relative Strength Index) hoặc Stochastic Oscillator để tìm kiếm các tín hiệu đảo chiều có độ chính xác cao hơn.
Tín hiệu đảo chiều trong vùng quá mua sẽ có độ tin cậy cao hơn. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Mẹo 3: Sử dụng chiến thuật vào lệnh và thoát lệnh từ từ (Scaling In and Scaling Out)
Scaling In là chiến thuật vào lệnh từng phần bằng cách chia một lệnh lớn thành nhiều lệnh nhỏ. Ngược lại, Scaling Out là chiến thuật thoát lệnh từng phần. Đây là cặp chiến thuật được sử dụng bởi rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối (đặc biệt là những người giao dịch dài hạn) bởi chúng thường giúp họ có được điểm vào và thoát lệnh tốt hơn.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường Forex đã trở nên khó lường hơn rất nhiều. Khi một mô hình nến Nhật xuất hiện, giá có thể sẽ không phản ứng ngay, khiến bạn bị mua hớ/bán hớ nếu vào hoặc thoát toàn bộ lệnh cùng một lúc.
Chính vì vậy, hãy áp dụng 2 chiến thuật này khi giao dịch nến Nhật. Chúng có thể sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mua bán hớ.
Cảnh báo: Những chiến thuật này cũng có thể trở nên phản tác dụng nếu không được sử dụng cẩn thận (ví dụ: thị trường quay đầu khi các lệnh chưa được khớp hết). Vì thế, bạn nên suy xét kỹ kế hoạch vào/thoát lệnh, và kiểm tra kế hoạch đó cẩn thận đối với từng loại tài sản trước khi áp dụng vào giao dịch thật.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã hoàn thành 7 phần của chuỗi bài viết về nến Nhật. Hãy cùng Exness điểm lại các phần của chuỗi bài viết này nhé:
Theo Phạm Hải (Exness)
Mẹo 1: Đừng giao dịch khi một mô hình chưa thành hình
Hấp tấp khi vào lệnh là một lỗi rất phổ biến đối với những nhà giao dịch nến Nhật. Họ sẵn sàng đặt lệnh ngay khi nhìn thấy một mô hình mà không để tâm tới việc mô hình đó đã thành hình hay chưa. Hậu quả là, thị trường biến đổi trong chớp mắt, khiến cho mô hình đó trở thành một mô hình hoàn toàn khác và để lại sự ngỡ ngàng kèm tức giận cho những nhà giao dịch này.
Vì vậy, đừng giao dịch khi một mô hình nến Nhật chưa “đóng cửa” hoàn toàn, bởi bạn không thể biết được điều gì sẽ xảy ra trong 1 giây sau đó.
Mẹo 2: Hãy kết hợp nến Nhật với các chỉ báo
Nến Nhật, trên thực tế, là một công cụ tuyệt vời trong việc tìm điểm vào lệnh khi được kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật.
Nếu bạn là một nhà giao dịch theo xu hướng, bạn có thể kết hợp nến Nhật với các chỉ báo như Moving Average hay Bollinger Bands để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch theo xu hướng.
Nếu bạn theo trường phái giao dịch đảo chiều, hãy kết hợp các mô hình nến Nhật với những chỉ báo dao động như RSI (Relative Strength Index) hoặc Stochastic Oscillator để tìm kiếm các tín hiệu đảo chiều có độ chính xác cao hơn.
Tín hiệu đảo chiều trong vùng quá mua sẽ có độ tin cậy cao hơn. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Mẹo 3: Sử dụng chiến thuật vào lệnh và thoát lệnh từ từ (Scaling In and Scaling Out)
Scaling In là chiến thuật vào lệnh từng phần bằng cách chia một lệnh lớn thành nhiều lệnh nhỏ. Ngược lại, Scaling Out là chiến thuật thoát lệnh từng phần. Đây là cặp chiến thuật được sử dụng bởi rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối (đặc biệt là những người giao dịch dài hạn) bởi chúng thường giúp họ có được điểm vào và thoát lệnh tốt hơn.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường Forex đã trở nên khó lường hơn rất nhiều. Khi một mô hình nến Nhật xuất hiện, giá có thể sẽ không phản ứng ngay, khiến bạn bị mua hớ/bán hớ nếu vào hoặc thoát toàn bộ lệnh cùng một lúc.
Chính vì vậy, hãy áp dụng 2 chiến thuật này khi giao dịch nến Nhật. Chúng có thể sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mua bán hớ.
Cảnh báo: Những chiến thuật này cũng có thể trở nên phản tác dụng nếu không được sử dụng cẩn thận (ví dụ: thị trường quay đầu khi các lệnh chưa được khớp hết). Vì thế, bạn nên suy xét kỹ kế hoạch vào/thoát lệnh, và kiểm tra kế hoạch đó cẩn thận đối với từng loại tài sản trước khi áp dụng vào giao dịch thật.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã hoàn thành 7 phần của chuỗi bài viết về nến Nhật. Hãy cùng Exness điểm lại các phần của chuỗi bài viết này nhé:
- Phần 1: Tìm Hiểu Về Nến Nhật
- Phần 2: Cách Sử Dụng Nến Nhật Trong Phân Tích Kỹ Thuật
- Phần 3: Các Mô Hình Nến Đơn Phổ Biến
- Phần 4: Các Mô Hình Nến Doji
- Phần 5: Các Bộ Mô Hình Nến Đôi Phổ Biến
- Phần 6: Các Bộ Mô Hình Nến Ba Phổ Biến
- Phần 7: Các Mẹo Khi Giao Dịch Nến Nhật
Theo Phạm Hải (Exness)
Last edited: