Ở phần trước, Exness đã giới thiệu với bạn thêm 2 cách đặc biệt để sử dụng chỉ báo Stochastic. Trong phần cuối này, hãy cùng chúng tôi khám phá một số mẹo để tăng tính hiệu quả của Stochastic trong giao dịch nhé!
Mẹo 1: Đừng đặt trọn niềm tin vào các tín hiệu quá mua và quá bán
Như bạn đã biết, Stochastic thường được sử dụng để tìm kiếm sự đảo chiều của giá thông qua các tín hiệu quá mua và quá bán. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường đã trở nên khó lường hơn rất nhiều, và các tín hiệu quá mua/quá bán không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Hãy xem xét ví dụ dưới đây để hiểu hơn.
Đây là một bức ảnh chụp lại diễn biến của cặp tiền USDJPY trên đồ thị 4 giờ. Như bạn có thể thấy, tỷ giá USDJPY vẫn tiếp tục giảm bất chấp chỉ báo Stochastic liên tục cung cấp các tín hiệu quá bán. Các nhà giao dịch chắc chắn sẽ mất mát nhiều nếu họ giao dịch dựa trên những tín hiệu mua mà chỉ báo Stochastic đưa ra.
Hãy nhớ rằng Stochastic là một chỉ báo dẫn dắt, và đặc điểm chung của nhóm chỉ báo này là thường chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thị trường tích lũy. Vì thế, bạn đừng quên xác định xu hướng thị trường trước khi giao dịch các tín hiệu đảo chiều của Stochastic. Bên cạnh đó, đừng bao giờ đặt toàn bộ niềm tin và tiền vào những tín hiệu này.
Mẹo 2: Thay đổi thông số cài đặt của Stochastic sao cho phù hợp với phong cách giao dịch của bạn
Thông số cài đặt mặc định của chỉ báo Stochastic trên MetaTrader 4 là 5, 3, 3. Tuy nhiên, thông số này thường chỉ phù hợp cho việc giao dịch trên những khung thời gian từ 1 giờ trở xuống.
Khi sử dụng Stochastic, các nhà giao dịch trung và dài hạn thường sẽ tăng mức cài đặt của chỉ báo này lên thành 14, 3, 3 hoặc 15, 5, 5 hoặc 21, 14, 14. Nếu ưa thích việc giao dịch dài hạn, bạn có thể sử dụng các mức này hoặc thử cài đặt với những thông số cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi cài đặt của các mức quá mua (80) và quá bán (20) sao cho phù hợp với từng loại tài sản và khung thời gian.
Tuy nhiên, dù sử dụng thông số nào, hãy nhớ backtest chiến thuật của bạn thật kỹ để đảm bảo tính chính xác của các tín hiệu từ Stochastic nhé!
Chỉ báo Stochastic: Kết luận
Vậy là chúng ta đã tới phần cuối của chuỗi bài viết về chỉ báo Stochastic. Dưới đây là bản tổng hợp lại các bài viết về chỉ báo này:
Theo Exness
Mẹo 1: Đừng đặt trọn niềm tin vào các tín hiệu quá mua và quá bán
Như bạn đã biết, Stochastic thường được sử dụng để tìm kiếm sự đảo chiều của giá thông qua các tín hiệu quá mua và quá bán. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường đã trở nên khó lường hơn rất nhiều, và các tín hiệu quá mua/quá bán không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Hãy xem xét ví dụ dưới đây để hiểu hơn.
Đây là một bức ảnh chụp lại diễn biến của cặp tiền USDJPY trên đồ thị 4 giờ. Như bạn có thể thấy, tỷ giá USDJPY vẫn tiếp tục giảm bất chấp chỉ báo Stochastic liên tục cung cấp các tín hiệu quá bán. Các nhà giao dịch chắc chắn sẽ mất mát nhiều nếu họ giao dịch dựa trên những tín hiệu mua mà chỉ báo Stochastic đưa ra.
Hãy nhớ rằng Stochastic là một chỉ báo dẫn dắt, và đặc điểm chung của nhóm chỉ báo này là thường chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thị trường tích lũy. Vì thế, bạn đừng quên xác định xu hướng thị trường trước khi giao dịch các tín hiệu đảo chiều của Stochastic. Bên cạnh đó, đừng bao giờ đặt toàn bộ niềm tin và tiền vào những tín hiệu này.
Mẹo 2: Thay đổi thông số cài đặt của Stochastic sao cho phù hợp với phong cách giao dịch của bạn
Thông số cài đặt mặc định của chỉ báo Stochastic trên MetaTrader 4 là 5, 3, 3. Tuy nhiên, thông số này thường chỉ phù hợp cho việc giao dịch trên những khung thời gian từ 1 giờ trở xuống.
Khi sử dụng Stochastic, các nhà giao dịch trung và dài hạn thường sẽ tăng mức cài đặt của chỉ báo này lên thành 14, 3, 3 hoặc 15, 5, 5 hoặc 21, 14, 14. Nếu ưa thích việc giao dịch dài hạn, bạn có thể sử dụng các mức này hoặc thử cài đặt với những thông số cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi cài đặt của các mức quá mua (80) và quá bán (20) sao cho phù hợp với từng loại tài sản và khung thời gian.
Tuy nhiên, dù sử dụng thông số nào, hãy nhớ backtest chiến thuật của bạn thật kỹ để đảm bảo tính chính xác của các tín hiệu từ Stochastic nhé!
Chỉ báo Stochastic: Kết luận
Vậy là chúng ta đã tới phần cuối của chuỗi bài viết về chỉ báo Stochastic. Dưới đây là bản tổng hợp lại các bài viết về chỉ báo này:
- Phần 1 - Stochastic Là Gì?
Theo Exness